Anh Vũ Minh Đức sinh sống và làm việc ở Hà Nội khi đọc được bài báo "Dựng tóc gáy thấy cảnh làm thịt loài "quái vật bò ngang đường" đã bình luận rằng: "Em không biết con này ở tự nhiên thì như nào. Chứ ở Trương Gia Giới 10 nhà hàng thì cả 10 có món canh cá cóc khổng lồ nấu chua với đậu nhớt. Mà dân bản địa họ bảo, ban đêm nó hay bò lên đá kêu giống lợn, cũng chả phải dạng quý hiếm cần bảo tồn...".
Đa phần các con cá cóc khổng lồ làm thịt tại các nhà hàng trong nội địa Trung Quốc đều có kích thước bé và được nuôi ở các trang trại. Ảnh: Báo Giao Thông.
Qua trao đổi, nhiều bạn đọc cho rằng cá cóc khổng lồ hay còn gọi là kỳ giông, sa giông khổng lồ mà bạn Vũ Minh Đức thấy nhà hàng nào ở Trương Gia Giới cũng làm thịt nấu đậu nhớt là có nguồn gốc từ các trang trại chăn nuôi. Các trang trại chăn nuôi cá cóc khổng lồ hay còn gọi là oa oa ngư này đều phải đáp ứng và tuân thủ các quy định của nhà nước Trung Quốc về nhân nuôi động vật hoang dã.
Anh Vũ Minh Đức (người trong ảnh) cho rằng, ở Trương Gia Giới-điểm du lịch nổi tiếng ở về phía Tây Bắc của tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) thì 10 nhà hàng cả 10 đều có món cá cóc khổng lồ nấu với đậu nhớt.
Trong một bài báo, BBC cho biết, tại thời điểm năm 2015, ở Trung Quốc có tới hơn 43 trang trại đang nhân nuôi hàng chục triệu con cá cóc khổng lồ này. Và số lượng cá cóc khổng lồ sống hoang dã ngoài tự nhiên ở Trung Quốc ngày càng khan hiếm. Người dân khi bắt được cá cóc khổng lồ hay còn gọi là kỳ giông, sa giông khổng lồ đều phải báo cho nhà chức trách địa phương để thu hồi và thả lại vào môi trường tự nhiên hoặc khu bảo tồn. Tuy nhiên, có những vụ việc người dân bắt được cá cóc khổng lồ rồi bán cho thương lái thu mua và đưa đi hợp thức hóa nguồn gốc hoặc tiêu thụ trên thị trường chợ đen mà nhà chức trách không truy bắt và thu hồi lại được đương nhiên là có...
Cảnh tượng làm thịt con cá cóc khổng lồ tại nhà hàng Trung Quốc ở thành phố Melburne của Úc mà anh Trần Mạnh Hùng đã chụp được.
Về câu chuyện bạn đọc Vũ Minh Đức kể người dân bản địa ở Trương Gia Giới (địa danh du lịch nổi tiếng ở về phía Tây Bắc của tỉnh Hồ Nam-Trung Quốc) nói rằng con cá cóc khổng lồ ban đêm hay bò lên các tảng đá kêu như lợn thì anh Trần Mạnh Hùng (Việt kiều Úc) hiện đang sống ở TP. Hồ Chí Minh cho rằng, con cá cóc khổng lồ bình thường nó kêu thế nào anh không rõ, nhưng khi bị làm thịt con cá này kêu thảm thiết như tiếng khóc của trẻ sơ sinh. Điều này anh Trần Mạnh Hùng đã chính mắt thấy tai nghe ở 1 nhà hàng Trung Quốc tại thành phố Melburne của Úc.
Anh Tiêu, nhân viên khu du lịch, trưa 21/3/2015, bắt được con cá lạ tại khu du lịch Vạn Lục Cốc, thành phố Hà Nguyên, tỉnh Quảng Đông. Con cá nặng gần 6 kg, dài 83 cm. "Tôi đang mò ốc trong một cái hang nhỏ, thì phát hiện một con cá lạ, có 4 chân nhỏ, đang bơi lội trong nước", anh Tiêu nhớ lại. Anh khẳng định đây là cá hoang dã, vì xung quanh không có trại nuôi cá nào. (Ảnh: People).
Sau 1 lần chứng kiến cảnh đầu bếp làm thịt con cá cóc khổng lồ tại 1 nhà hàng ở Hồng Kông (Trung Quốc), anh Cao Trí-1 bạn đọc ở TP. Hồ Chí Minh cũng khẳng định, con cá này khi bị làm thịt nó kêu ghê rợn hệt tiếng khóc của trẻ con nên ở đây người ta gọi cá cóc khổng lồ là oa oa ngư.
Quay trở lại với câu chuyện anh Hoàng Sơn, 27 tuổi, xóm 2, xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn (Lào Cai) bắt được con cá lạ mà ban đầu anh gọi là "quái vật bò ngang đường trong đêm lạnh", khi trao đổi với Danviet, anh cho biết, khi anh "dũng cảm" mang con cá về nhà thì con cá phát ra tiếng kêu lạ nho nhỏ mà anh chưa bao giờ nghe thấy trước đó.
Con cá lạ mà ban đầu anh Hoàng Sơn gọi là con "quái vật bò ngang đường" có chiều dài khoảng 3 gang tay người lớn và nặng 5,4kg. (Ảnh: NVCC).
"Trông xấu xí, nhưng con cá lạ rất hiền và đôi mắt nó bé ti ti, gần như không trông thấy mắt nó. Sau khi thả con cá lạ ra ngoài suối ngay trong đêm, từ đó đến nay tôi vẫn còn cảm giá không yên, khi đọc được ý kiến của các nhà khoa học qua báo Danviet thì tôi mới tạm yên tâm. Ở nông thôn, miền núi người dân chúng tôi vẫn hay có suy tưởng tâm linh về các loài vật lạ mà mình bắt gặp...", anh Hoàng Sơn thổ lộ.
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/con-oa-oa-la-gi-a52780.html