Hành lá và hành tây: Sự khác biệt là gì?

Hành lá và hành tây thường được sử dụng phổ biến trong các món ăn ở cả Châu Á và Châu Âu. Phần lá và củ của những loại hành này đều có thể ăn được với hương vị dịu nhẹ, phù hợp với nhiều món ăn khác nhau. Đặc biệt, chúng mang đến nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, chẳng hạn như chống ung thư, điều trị các chứng cảm lạnh, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe não bộ.

1. Đặc điểm của hành lá

Hành lá hay còn được gọi là hành hương, hành hoa hoặc hành ta. Tại một số nước, hành lá có các tên Tiếng Anh khác nhau như Green onion hoặc Welsh onion. Tuy nhiên nhiều người thường dễ bị nhầm lẫn chúng với những loại hành khác, chẳng hạn như hành tây cho nên những tên gọi này thường ít khi được sử dụng.

Trong họ Hành, có nhiều loại hành khác nhau, mỗi loại đều mang đặc trưng riêng biệt. Đối với hành lá, chúng thuộc loại cây thân thảo sống lâu năm, có lá rỗng màu xanh hình trụ, dài từ 30-50 cm. Mỗi gốc hành lá có thể mọc khoảng 6 lá hành, khi đủ thời gian sinh trưởng, chúng sẽ ra hoa màu trắng ở trên đỉnh lá.

Khác với hành tây, hành lá thường không phát triển củ, kích thước của củ hành lá chỉ nhỉnh hơn một chút so với phần thân cây. Trung bình, thời gian sinh trưởng dành cho hành lá là khoảng 60 ngày. Ưu điểm nổi bật của loại hành này là có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, do đó hành lá rất dễ trồng và chăm sóc. Thời điểm lý tưởng để thu hoạch hành lá là khoảng 60 ngày kể từ khi trồng. Lúc này, hành chưa nở hoa trắng, lá có độ tươi nhất định và củ không quá to.

2. Đặc điểm của hành tây

Hành tây là một loại rau thân củ, có tên khoa học là Allium cepa L, thuộc họ hành tỏi. Loại cây thân thảo này thường được trồng quanh năm, có rễ chùm và sợi dài. Tùy vào các miền khí hậu và đất canh tác khác nhau mà hành tây có thể phát triển khoảng một hoặc nhiều mầm.

Giống như hành lá, lá hành tây có hình trụ, rỗng ở giữa và nhọn ở đỉnh. Hoa phát triển trong các kẽ lá và hợp thành những tán giả, với quả dạng hạch và hạt màu đen nhạt.

Hành tây thường được trồng vào cuối hè để chúng phát triển trong mùa đông, sẵn sàng cho thu hoạch vào mùa xuân. Mặc dù tuổi đời của hành tây thường dài hơn hành lá, nhưng chúng vẫn thuộc loại hành non, được thu hoạch khi chúng ở độ tuổi chín muồi.

Bạn có thể nhận biết hành tây với những đặc điểm như phần củ có kích cỡ bằng một bóng đèn nhỏ, hình tròn và có màu trắng ở phần gốc. Hương vị của hành tây cũng mạnh hơn một chút so với hành lá.

Hành tây là một loại rau thân củ với mùi vụ đặc trưng

3. Sự khác biệt về giá trị dinh dưỡng

Hành lá là một trong những loại cây thân thảo mang lại giá trị dinh dưỡng cao, trong tinh dầu của chúng cung cấp một lượng lớn allicin, có tác dụng kháng khuẩn vượt trội. Các thành phần dinh dưỡng chính trong hành lá bao gồm:

Đối với hành tây, chúng chứa rất ít calo (chỉ khoảng 5 calo mỗi củ hành vừa), hoặc 32 calo/100 gram. Trong 100 gram hành tây có chứa:

Bên cạnh đó, hành tây cũng là nguồn cung cấp dồi dào các chất chống oxy hóa có lợi và các hợp chất chứa lưu huỳnh.

Trong hành lá và hành tây chứa những lượng vi chất thiết yếu cho sức khỏe người dùng

4. Công dụng của hành lá và hành tây

4.1 Hành lá:

Hành lá có một mùi vị rất đặc trưng, với vị cay nhẹ dễ kết hợp với các món ăn hàng ngày. Chúng thường được sử dụng để làm gia vị cho các món như canh hầm, thịt lợn xào, phở...giúp món ăn trông bắt mắt và ngon miệng hơn.

Bên cạnh đó, hành lá được xem như một vị thuốc có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, bao gồm sát trùng, hoạt huyết, cải thiện hệ tiêu hóa, hoặc lợi tiểu. Ngoài ra, do hành lá có tính cay nóng nên nó thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng như đầy hơi, cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, lạnh bụng. Đặc biệt, trong hành lá có chứa chất Allicin có công dụng diệt khuẩn mạnh mẽ, ngăn ngừa được bệnh bạch hầu, thương hàn hoặc bệnh tả.

Hơn thế nữa, hành lá cũng là một trong những loại thảo mộc tự nhiên có tác dụng dưỡng nhan vô cùng hữu hiệu đối với phụ nữ. Chúng có khả năng điều trị mụn và cải thiện làn da rất tốt.

4.2 Hành tây:

Hành tây rất giàu B6, vitamin C, sắt, mangan và kali giúp chống lại cảm cúm, điều hòa huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, folate trong hành tây có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và sự tăng trưởng của các tế bào, rất cần thiết đối với những phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ.

Đặc biệt, trong hành tây có chứa các hợp chất như Allyl Disulphide, Allium và phytochemical giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và tiểu đường, đồng thời điều hòa huyết áp và giảm độ cứng của mạch máu. Khi kết hợp hành tây với tỏi có thể hỗ trợ điều trị các tình trạng như trầm cảm, viêm nhiễm, giúp chống đông máu, giảm đau và sát khuẩn.

Hành tây khi được nấu chín sẽ cung cấp nguồn chất xơ vô cùng dồi dào, giúp tăng cường các hoạt động của hệ tiêu hóa và các hoạt động của não bộ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/cu-hanh-la-a51877.html