Ngành Kỹ thuật - Công nghệ là một trong những ngành trọng điểm, phát triển mạnh mẽ và có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay chiếm tỉ trọng 35%, là nhóm ngành dịch chuyển lao động quốc tế với nhu cầu lớn.
Xu hướng việc làm trong tương lai đang có những thay đổi mạnh mẽ do sự phát triển của công nghệ, kinh tế và xã hội… góp phần bổ sung và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho việc ứng dụng các thành tựu của cuộc CMCN 4.0 vào phát triển kinh tế quốc gia. Các công việc truyền thống đang dần được tự động hóa, trong khi các công việc mới liên quan đến công nghệ và sáng tạo đang xuất hiện ngày càng nhiều.
Kỹ thuật - Công nghệ là một lĩnh vực rộng lớn, áp dụng những nguyên tắc khoa học để chế tạo, thiết kế và vận hành các hệ thống máy móc một cách hiệu quả trong thực tế, liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất các sản phẩm tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng trực tiếp tạo ra của cải, phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người công nghệ cao như máy tính, điện thoại, robot…
Trong tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo, nhóm ngành nghề Kỹ thuật - Công nghệ chiếm tỉ trọng 35% và là nhóm ngành dịch chuyển lao động quốc tế với nhu cầu rất lớn. Ngành Kỹ thuật - Công nghệ là một trong những ngành trọng điểm, phát triển mạnh mẽ và có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay. Việt Nam là nước đang phát triển và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên vừa có nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn trong quá trình tiếp thu thành tựu khoa học của nhân loại.
Trong nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ, xu hướng phát triển là Cơ khí, Điện - Điện tử - Công nghệ thông tin, Chế biến thực phẩm, Công nghệ sinh học, Hóa dược, Y sinh, Mỹ thuật Công nghiệp, Thiết kế số, Kiến trúc - Xây dựng, Nhiệt - Năng lượng, Môi trường, Công nghệ thực phẩm… sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu nhân lực chuyên nghiệp trong lĩnh vực này tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp theo xu hướng chuyển đổi sang các lĩnh vực công nghệ cao (các lĩnh vực công nghệ cao như khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu…) và một số ngành nghề CNKT tích hợp trong các ngành khoa học tự nhiên, kinh tế… với sự phát triển của kinh tế số và cuộc CMCN 4.0, để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Năng lực thực hành nghề công nghệ kỹ thuật bao gồm các yêu cầu chung của nguồn nhân lực chất lượng cao, được dựa trên các tiêu chí cụ thể của kết quả đào tạo từng nhóm ngành nghề, phản ánh đúng mục tiêu đào tạo của từng giai đoạn và toàn bộ chương trình.
Năng lực thực hành nghề chính là kiến thức phải hiểu được và làm được của sinh viên - học sinh các hệ đại học và giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn đầu ra, đúng mục tiêu đào tạo và nhu cầu tại doanh nghiệp (mô hình liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp). Cụ thể là khả năng đáp ứng nhanh trong môi trường sản xuất kinh doanh có năng suất và chất lượng, đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp ngay khi tuyển dụng, có ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật, thực hiện tốt tác phong công nghiệp, an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Bên cạnh đó, cần xây dựng các tiêu chí và thang điểm đánh giá năng lực thực hành nghề như sau: Trình bày đúng quy trình kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ; Năng lực làm việc theo quy trình đạt cao, thấp hay không đạt; Kiến thức sử dụng trang thiết bị, công cụ làm việc có liên quan công việc; Động tác, tốc độ thực hiện công việc sản xuất - kinh doanh. Tính thích nghi và ứng dụng…
Việc trang bị trang đầy đủ, toàn diện những kỹ năng mềm góp phần bổ trợ và hoàn thiện hơn năng lực làm việc của người lao động, đồng thời quyết định vị trí của người lao động trong một tập thể. Tất cả các yếu tố này giúp cho công việc và mối quan hệ trong công việc trở nên chuyên nghiệp hơn.
Thị trường lao động đang trong bối cảnh tồn tại thật nhiều khó khăn, sức ép về vấn đề giải quyết việc làm với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, xu hướng chuyển dịch, xuất hiện các ngành nghề dựa trên kỹ thuật số, kinh tế số… tạo ra thay đổi về nhu cầu đối với một số sản phẩm, dịch vụ thiết yếu, đem lại cơ hội thị trường mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, có thể tận dụng để tái cơ cấu sản xuất, hình thành các chuỗi giá trị mới và phát triển.
Bối cảnh trong nước và quốc tế không chỉ đem đến cơ hội, thuận lợi và thời cơ mà còn đem đến nhiều khó khăn và thách thức đối với thanh niên. Điều cơ bản là mỗi thanh niên cần có đủ bản lĩnh, ý chí, trình độ để phát huy thuận lợi, tận dụng thời cơ, khắt phục khó khăn, vượt qua thách thức. Điều đó chỉ có được khi thanh niên phát huy tinh thần tự học, tự rèn luyện, có đủ tâm, đủ tầm để tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động tham gia vào nền kinh tế tri thức và quá trình hội nhập quốc tế.
Vấn đề ở đây không còn là có bao nhiêu chỗ làm việc cho người lao động, mà đó là sự chuẩn bị như thế nào về chất lượng lao động đáp ứng được nhu cầu phát triển. Chủ động ứng phó các thách thức đang đặt ra, tìm hướng phát triển thích ứng bối cảnh mới đang được xem là một trong những nguyên tắc, phương thức để phù hợp với mọi ngành nghề trong xã hội.
Trong nhiều năm gần đây, Kỹ thuật - Công nghệ không phải là khối ngành nhiều thí sinh đăng ký nhiều nhất, nhưng lại được biết đến là một trong các lĩnh vực đào tạo sinh viên có tỷ lệ tìm được việc làm cao nhất. Thực tế khối ngành Kỹ thuật - Công nghệ đang dẫn đầu về nhu cầu nguồn nhân lực. Hơn nữa, ngành này cũng đang dần chiếm ưu thế lớn trong sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội.
Do đó, khi giới trẻ chọn nghề thuộc nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ, có năng lực làm việc tốt và trình độ cao thì các doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương phù hợp, cùng với chính sách đãi ngộ hấp dẫn. Đồng thời, sự đa dạng về việc làm cũng mở ra nhiều hướng phát triển nghề nghiệp cho sự sáng tạo và đóng góp của những người làm việc trong ngành Kỹ thuật - Công nghệ
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/ky-thuat-cong-nghe-a51355.html