Hắc Vô Thường được liệt vào hàng Thập Đại Âm Soái. Bạch Vô Thường luôn nở nụ cười trên mặt, đầu đội một cái mũ cao có đề bốn chữ “Ngươi cũng đến rồi”, Hắc Bạch Vô Thường thì gương mặt đen đúa xú ác, trên mũ dài cũng có bốn chữ “Đang đến bắt ngươi”
Hắc Bạch Vô Thường (tiếng Trung: 黑白無常) hay Vô Thường Quỷ (tiếng Trung: 無常鬼) là một loại quỷ trong thần thoại Trung Quốc, phụ trách đưa vong hồn người chết về âm phủ. Họ thường đi theo cặp một đen một trắng, tượng trưng cho một đêm một ngày, cũng tượng trưng cho âm một dương.
Hình tượng của Hắc Bạch Vô Thường cũng khác nhau tùy theo vùng miền tại Trung Quốc và nhiều nơi. Ví dụ như tại Tứ Xuyên là Ngô Nhị gia; tại Đài Loan, Phúc Kiến là tướng quân Tạ Phạm, tướng quân Hàn Lư; tại Việt Nam là Hắc Bạch Vô Thường
Hắc Bạch hay còn gọi là Hắc Bạch Vô Thường hay còn có tên gọi khác là Vô Thường Quỷ. Đây là một loại quỷ trong thần thoại Trung Quốc, phụ trách đưa linh hồn của người chết về âm phủ. Họ thường đi theo cặp một trắng một đen, tượng trưng cho âm một dương. Hình tượng của Hắc Bạch Vô Thường cũng khác nhau tùy theo vùng miền tại Trung Quốc và nhiều nơi.
Trong những giai thoại nổi tiếng khi nói đến chốn âm tào địa phủ, ta thường nghe đến “Hắc Bạch Vô Thường”. Và phần lớn mọi người vẫn chưa hiểu rõ về danh xưng đó là gì, có thật hay chỉ là truyền thuyết.
Hắc Bạch Vô Thường làm việc công chính, liêm minh, lạnh lùng, đúng người đúng tội nên còn là biểu tượng của công lý, lẽ phải. Đương nhiên, kẻ xấu sẽ rất sợ Hắc Bạch Vô Thường bởi khi bị câu hồn về dưới địa ngục, kẻ xấu sẽ phải gánh chịu tất cả tội nghiệp mà mình đã gây ra lúc còn sống ở dương gian.
Còn đối với người lương thiện, hai ông Hắc Bạch lại vô cùng dễ mến bởi người tốt thì không sợ ma quỷ, địa ngục. Nếu lúc sống có thể tích đức, làm việc thiện, dùng ân nghĩa mà đối đãi với mọi người thì khi chết đi có thể được đầu thai lên trời làm tiên hoặc xuống trần tiếp tục làm con người.
=> Xem thêm: Bảng giá dịch vụ tang lễ
Là hai nhân vật xuất phát ở Trung Quốc, người Trung Quốc xưa nay vốn nổi tiếng với niềm tin mạnh mẽ về thế giới bên kia. Theo quan niệm Phật giáo: những người mất đi sẽ được quỷ thần dẫn dắt linh hồn đến địa phủ - nơi đây sẽ có Diêm Vương để phân định tội danh và phước đức của vong hồn đó.
Và hai vị quỷ thần hộ tống các linh hồn sau khi chết đi chính là Hắc Bạch Vô Thường. Xét trong giới âm ti, cả hai Hắc Bạch Vô Thường chỉ là một chức quan thấp bé nhưng họ đóng vai trò vô cùng quan trọng, là người dẫn các vong hồn về đúng nơi và họ được nhân dân quan niệm rằng họ luôn làm việc liêm chính, công minh, đúng người, đúng tội nên được xem là biểu tượng công lý ở thế giới bên kia.
Trong các điện thờ Địa Tạng Bồ Tát hoặc Thập Điện Diêm Vương, người ta vẫn thường thấy tượng thờ hai vị tiểu thần, một trắng một đen, ấy chính là Hắc Bạch Vô Thường, tục xưng là Vô Thường Nhị Gia, chuyên tróc nã ác quỷ. Trong đó, Hắc Vô Thường được liệt vào hàng Thập Đại Âm Soái.
Bạch Vô Thường luôn nở nụ cười trên mặt, đầu đội một cái mũ cao có đề bốn chữ “Ngươi cũng đến rồi”, Hắc Bạch Vô Thường thì gương mặt đen đúa xú ác, trên mũ dài cũng có bốn chữ “Đang đến bắt ngươi”. Hắc Bạch Vô Thường luôn được thờ chung với nhau, nhưng ở mỗi nơi lại mỗi khác.
Hình ảnh Hắc Bạch Vô Thường hay thấy xuất hiện trong các ngôi chùa. Bạch Vô Thường mặc áo bào màu trắng, đầu đội mũ cao, tay cầm xiềng xích. Hắc Vô Thường mặc áo màu đen, đầu đội mũ tròn, tay cầm thẻ bài hình vuông, trên đó viết “Thiện ác phân minh”.
Bạch Vô Thường mặc áo bào trắng, đầu đội mũ cao, trên mặt vẽ hình con dơi đen trắng, tay cầm cái cùm hình con cá. Hắc Vô Thường thì mặc đồ đen, đầu đội mũ tròn, mặt vẽ hình mắt đen trắng, tay cầm thẻ bài hình vuông, phía trên ghi “Thiện ác phân minh”. Bạch Vô Thường thì trầm lặng còn Hắc Vô Thường lại hoạt bát. Cả hai ông đều khiến mọi người ấn tượng sâu sắc.
=> Có thể bạn quan tâm: Quỷ nhập tràng là gì?
Tương truyền, Bạch Vô Thường còn có tên khác là Tạ Tất An, Hắc Vô Thường tên là Phạm Vô Cứu. Hai ông là đôi bạn thân, họ cùng làm sai nha ở nha môn.
Một hôm, hai ông đang đi trên đường đi công cán cho huyện lệnh thì đột nhiên trời đổ mưa rào. Tạ Tất An định vào nhà dân gần đó mượn lấy một chiếc ô. Ông bèn bảo Phạm Vô Cứu đợi dưới chân cầu. Nào ai biết Tạ Tất An vừa đi khỏi thì nước sông đột nhiên dân cao.
Phạm Vô Cứu vì sợ Tạ Tất An tìm không thấy mình, nên giữ đúng lời hẹn nhất quyết không chịu rời đi và bị nước lũ cuốn trôi. Sau khi Tạ Tất An cầm ô tất tả chạy tới, phát hiện người bạn thân đã bị nước nhấn chìm thì vô cùng thương tâm, bèn leo lên gầm cầu treo cổ tự tử, khi chết lưỡi ông vẫn thè dài ra ngoài miệng.
Ngọc Hoàng thương cảm cho tình bạn của hai người, bèn sắc phong cho họ là Thần tướng, hầu hạ bên cạnh Thần Thành Hoàng, chuyên bắt kẻ xấu.
Có người nói rằng, tên Tạ Tất An (Bạch Vô Thường) là cảm tạ thần linh ắt sẽ được bình an, còn Phạm Vô Cứu (Hắc Vô Thường) nghĩa là những người phạm pháp thì không thể cứu được.
Trong đám rước của Đài Loan thường bắt gặp một cặp tượng Thần kẻ thấp, người cao, bước đi một cách kỳ quái, người cứ lắc la lắc lư. Người thấp chính là Hắc Vô Thường, bởi vì mặt ông đen đúa xám xịt, toàn thân mặc áo bào và đội mũ màu đen, trên tay lại cầm xích sắt, chính là làm nhiệm vụ tróc nã ác quỷ, trừ hại chốn dân gian, nên gọi là “Ông Xích”.
Còn người cao hơn gọi là Bạch Vô Thường vì sắc mặt của ông trắng bệch, lưỡi lại dài thè lè, trên tay phe phảy cái quạt lông vũ, sau lưng lại cõng thêm cái ô, nên gọi là ông Bạch, nhiệm vụ của ông là bắt giữ linh hồn lũ tham quan, ác bá, chống lại những bất công trong xã hội. Từ đó cái tên “Hắc Bạch Vô Thường” ra đời.
Cũng có người cho rằng, hình tượng Tạ Tất An (Bạch Vô Thường) chính là có hàm ý ‘tôn kính Thần linh thì tất sẽ được bình an’. Còn hình tượng Phạm Vô Cứu (Hắc Vô Thường) chính là chỉ người phạm pháp thì vô phương cứu giúp.
=> Xem thêm: Nằm mơ thấy tiểu quách đánh con gì?
Tương truyền rằng, hai người này là thuộc hạ của Thần Thành Hoàng; vào lúc đêm khuya vắng người chuyên phụ trách tuần tra đường phố, bắt những linh hồn xấu xa hoặc là những linh hồn tới số mang xuống âm tào địa phủ. Vì vậy mọi người đa phần đều rất sợ họ.
"Vô thường" là một từ xuất phát từ Phật giáo, mang hàm ý biến hóa không lường trước được. Trong "Địa Tạng kinh" hình tượng hóa thành "Vô thường đại quỷ, bất kỳ nhi chí", nói cho mọi người biết rằng, cuộc sống vẫn luôn biến đổi, không thể vĩnh hằng bất biến.
Tín ngưỡng dân gian chuyển hóa "Vô Thường đại quỷ" thành sứ giả câu hồn, phụ trách việc tiếp dẫn linh hồn người chết tới địa phủ.
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/hac-bach-vo-thuong-a5125.html