Nếu các bạn là tín đồ mua sắm trên các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee hay Tiki chắc chắn đã quá quen thuộc với thuật ngữ OEM. Vậy OEM là gì? Dưới đây là một số kiến thức cần nắm rõ về các mặt hàng OEM cho các bạn tham khảo!
Các mặt hàng OEM đã trở nên khá quen thuộc với các tín đồ mua sắm ở các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết OEM là gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết:
OEM là một thuật ngữ đã rất quen thuộc đối với những người mua hàng trên các trang TMĐT
OEM là viết tắt của từ Original Equipment Manufacturer. Dịch ra tiếng Việt từ này là nhà sản xuất thiết bị gốc chuyên sản xuất các thành phần cho sản phẩm của một công ty khác (VAR). Thông thường các mặt hàng OEM chính là những sản phẩm được sản xuất bởi một công ty nhưng lại được đưa ra thị trường dưới tên thương hiệu của một công ty khác đặt hàng để làm ra sản phẩm đó.
Các mặt hàng OEM thường có nhiều chủng loại khác nhau. Dĩ nhiên, mỗi chủng loại sẽ có giá thành khác nhau. Hiện nay, các mặt hàng OEM thường được gia công tại nước thứ 3. Sản phẩm OEM có chất lượng tốt nên rất được các doanh nghiệp ưa chuộng.
Nếu một công ty đặt hàng OEM, các bạn cần đảm bảo 2 yêu cầu quan trọng nhất đó chính là:
Bên nhập hàng OEM cần phải đưa ra thông tin về số lượng muốn đặt và yêu cầu về sản phẩm cần gia công.
Bên đặt hàng còn không được phép tự ý bán các mặt hàng OEM ra bên ngoài thị trường theo dạng tác rời hay bán riêng lẻ các phụ kiện, linh kiện và bộ phận.
Sản phẩm OEM được xem là có nhiều ưu điểm về mặt chất lượng cũng như giá cả
Các doanh nghiệp thường áp dụng chiến lược sản xuất hàng OEM mà có thể triển khai rất nhiều ý tưởng kinh doanh khác nhau. Dưới đây là một số ưu điểm của các mặt hàng OEM cho các bạn tham khảo:
Khi sử dụng mặt hàng OEM không yêu cầu quá cao về chi phí đầu tư cho doanh nghiệp như xưởng sản xuất, nhà máy, xe JAC. Vì thế, các sản phẩm OEM sẽ có mức giá thấp hơn những mặt hàng còn lại trên thị trường.
Các mặt hàng OEM sẽ mang đến cho doanh nghiệp những cơ hội để tiếp cận với các công nghệ sản xuất tiên tiến và những kỹ thuật mới, hiện đại nhất. Vì thế, khi quyết định hợp tác với mô hình kinh doanh sản phẩm OEM thì doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ việc lựa chọn đơn vị sản xuất và cung ứng sản phẩm uy tín hơn.
Với mặt hàng OEM, các doanh nghiệp sẽ có thể triển khai thêm rất nhiều ý tưởng kinh doanh đa dạng. Việc đưa một sản phẩm mới vào thử nghiệm hay thăm dò ý kiến thâm nhập vào thị trường sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Các mặt hàng OEM được sản xuất qua một bên thứ 3 sau đó gắn tên thương hiệu đặt hàng vào
Như chúng tôi đã phân tích ở trên, các mặt hàng OEM thường được sản xuất từ các nhà máy nhưng không có thương hiệu rõ ràng mà chỉ được gắn mác OEM. Do đó, giá thành của sản phẩm OEM thường thấp hơn so với hàng chính hãng rất nhiều. Việc sử dụng các mặt hàng OEM được xem là an toàn và hợp pháp, giá cả lại cạnh tranh.
Khi mua hàng OEM sẽ giúp cho các bạn tiết kiệm được một khoản chi phí kha khá. Nhưng khi gặp bất kỳ các trục trặc nào về sản phẩm thì các bạn phải chấp nhận rủi ro mình không nhận được sự hỗ trợ nào từ đơn vị cung cấp. Điều này sẽ có thể được xử lý ổn thỏa nếu như bạn rành về kỹ thuật và công nghệ. Còn nếu bạn không phải là người am hiểu lĩnh vực này thì nên suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định mua hàng OEM.
Xem thêm: NESA Computer - Máy Tính & Thiết Bị Chơi Game Hàng Đầu
Về mặt chất lượng hàng OEM có chất lượng vô cùng đảm bảo mà mức giá chỉ bằng 60-70% so với hàng chính hãng
Các bạn cần biết rằng hàng chính hãng phải được sản xuất từ nguồn gốc của chính nhà sản xuất không được thông qua bất kỳ bên trung gian nào. Các mặt hàng chính hãng sẽ thường có mức giá cao hơn so với các mặt hàng đã được chuyển giao công nghệ. Và các mặt hàng chính hãng sẽ có chất lượng đảm bảo và được nhà sản xuất bảo hành đầy đủ.
Còn với hàng OEM, các sản phẩm sẽ không phải do chính nhà sản xuất đó sản xuất ra. Mà nó là sản phẩm được bên trung gian khác sản xuất ra sau đó mới lấy thương hiệu của bên đặt hàng dán lên mới đưa ra thị trường. Chính vì vậy, nhiều người dùng mua các loại hàng này bị hiểu lầm là hàng chính hãng. Nhưng các mặt hàng OEM thường có chất lượng tốt như hàng chính hãng nên các bạn cũng không cần quá lo lắng. Chưa kể, mức giá của hàng OEM còn rẻ hơn giá bán của nhà sản xuất chính hãng lên đến 60-70%. Vậy nên các bạn nên cân nhắc xem có nên mua hàng OEM hay không nhé.
Hiện nay, nhiều thương hiệu đã lợi dụng mặt hàng OEM để làm hàng giả, hàng nhái kém chất lượng thu về lợi nhuận cao. Các mặt hàng này khi được bán ra thị trường sẽ có mức giá cao và ngang bằng so với hàng chính hãng nhưng chất lượng lại rất kém.
Với khả năng làm nhái tinh vi như hiện nay thì chúng ta sẽ rất khó để có thể phân biệt được đâu là hàng chính hãng, đâu là hàng sản xuất theo mô hình OEM. Thậm chí, các sản phẩm làm nhái ra đôi khi còn giống đến 100% và đẹp hơn hàng thật.
Tạm kết
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều các loại hàng hóa khác nhau. Chúng ta rất khó có thể phân biệt được các loại hàng OEM so với các loại hàng khác. Do đó, nếu các bạn muốn trở thành một người tiêu dùng thông thái thì khoài việc tìm hiểu OEM là gì? Thì các bạn cũng cần nhận biết được các mặt hàng của thương hiệu này có đặc điểm thế nào.
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/yeu-cau-oem-a5096.html