Tìm hiểu: Phân loại visa theo mục đích nhập cảnh, các loại visa nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài. Đối tượng và thời hạn cấp visa, thị thực (từng loại).
Ngoại trừ công dân của các quốc gia được miễn thị thực (visa) khi vào Việt Nam, thì người nước ngoài đều phải làm hồ sơ, thủ tục xin visa nhập cảnh. Tùy theo mục đích nhập cảnh, người nước ngoài sẽ được cấp loại visa có ký hiệu tương ứng. Dưới đây là thông tin về các loại visa được cấp cho người nước ngoài và thời hạn cụ thể.
Hiện nay, Việt Nam có tổng cộng 27 loại visa (thị thực) cấp cho người nước ngoài. Cơ quan chức năng sẽ phân loại visa theo mục đích nhập cảnh cũng như đối tượng nhập cảnh. Cụ thể Anpha sẽ chia sẻ ngay sau đây.
1. Visa ngoại giao ký hiệu NG1
Đây là visa cấp cho người nước ngoài là khách mới của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư.
2. Visa ngoại giao ký hiệu NG2
Đây là visa cấp cho người nước ngoài là thành viên đoàn khách mời của Phó Chủ tịch nước, Thường trực Ban Bí thư Trung ương, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án TAND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng, Bí thư tỉnh ủy/thành ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố.
3. Visa ngoại giao ký hiệu NG3
Đây là visa cấp cho người nước ngoài (*) là thành viên của các cơ quan sau:
(*) Cấp đồng thời cho vợ hoặc chồng, con cái dưới 18 tuổi và người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
4. Visa ngoại giao ký hiệu NG4
Nếu visa NG3 cấp cho người nước ngoài là thành viên thì NG4 sẽ được cấp cho người nước ngoài vào làm việc với những cơ quan kể trên (tức không phải thành viên). Cụ thể:
(*) Cấp đồng thời cho vợ hoặc chồng, con cái dưới 18 tuổi và người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
>> Xem thêm: Phân biệt visa và thẻ tạm trú cho người nước ngoài.
5. Visa làm việc ký hiệu LV1
Đây là visa cấp cho người nước ngoài vào làm việc với:
6. Visa làm việc ký hiệu LV2
Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam được cấp visa làm việc ký hiệu LV2 khi làm việc với:
7. Visa luật sư ký hiệu LS
Đây là visa cấp cho luật sư người nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
8. Visa đầu tư ký hiệu ĐT1
Đây là visa cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:
>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
9. Visa đầu tư ký hiệu ĐT2
Tương tự visa đầu tư ĐT1 thì với visa ĐT2 cũng được cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuộc 1 trong 2 trường hợp là:
10. Visa đầu tư ký hiệu ĐT3
Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam với số vốn từ 3 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng sẽ được cấp visa ĐT3.
11. Visa đầu tư ký hiệu ĐT4
Đây là visa cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp dưới 3 tỷ đồng.
Lưu ý:
Hiện nay hầu hết các tỉnh thành không cho phép nhà đầu tư nước ngoài người Trung Quốc sử dụng hộ chiếu E (hộ chiếu có hình đường lưỡi bò) để góp vốn và thành lập công ty. Nguyên nhân là vì hộ chiếu E được xem là hộ chiếu phi pháp tại Việt Nam.
Vậy người Trung Quốc muốn nhập cảnh Việt Nam thì phải làm sao? Hoặc người Trung Quốc muốn thành lập công ty tại Việt Nam thì phải làm sao? Bạn dành thời gian tìm hiểu tại các bài viết dưới đây hoặc liên hệ hotline Kế toán Anpha để được tư vấn giải pháp miễn phí nhé.
Xem thêm:
>>Hộ chiếu Trung Quốc có đường lưỡi bò nhập cảnh Việt Nam?
>>Dịch vụ làm visa nhập cảnh cho người Trung Quốc;
>>Dịch vụ thành lập công ty Trung Quốc tại Việt Nam.
12. Visa doanh nghiệp ký hiệu DN1
Đây là visa cấp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân tại Việt Nam.
13. Visa doanh nghiệp ký hiệu DN2
Đây là visa cấp cho người nước ngoài vào thành lập hiện diện thương mại, chào bán dịch vụ hoặc thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
14. Visa (thị thực) ký hiệu NN1
Đây là visa cấp cho người nước ngoài là trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam, dự án của tổ chức quốc tế hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
15. Visa (thị thực) ký hiệu NN2
Đây là visa cấp cho người nước ngoài đứng đầu:
16. Visa (thị thực) ký hiệu NN3
Đây là visa cấp cho người nước ngoài vào làm việc với:
17. Visa du học ký hiệu DH
Đây là visa cấp cho người nước ngoài vào thực tập, học tập tại Việt Nam.
18. Visa hội nghị ký hiệu HN
Đây là visa cấp cho người nước ngoài vào tham dự hội nghị, hội thảo.
19. Visa phóng viên ký hiệu PV1
Đây là visa cấp cho phóng viên, báo chí người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
20. Visa phóng viên ký hiệu PV2
Đây là visa cấp cho phóng viên, báo chí nước ngoài vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục xin thẻ tạm trú cho phóng viên nước ngoài.
21. Visa lao động ký hiệu LĐ1
Đây là visa cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có văn bản xác nhận không thuộc diện phải cấp giấy phép lao động.
>> Bài viết liên quan: Thủ tục xin giấy xác nhận miễn giấy phép lao động (work permit).
22. Visa lao động ký hiệu LĐ2
Đây là visa cấp cho người nước ngoài nhập cảnh và làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải xin cấp giấy phép lao động.
Lưu ý:
Doanh nghiệp, tổ chức thuê người nước ngoài vào làm việc theo diện chuyên gia, nhà quản lý, lao động kỹ thuật, giám đốc điều hành có trách nhiệm xin visa Việt Nam cho người nước ngoài.
Bạn cần biết:
>> Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
>>Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài.
23. Visa du lịch ký hiệu DL
Đây là visa cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
24. Visa thăm thân ký hiệu TT
Đây là visa cấp cho người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài là vợ/chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài đã được cấp visa ký hiệu NN1, NN2, ĐT1, ĐT2, ĐT3, LV1, LV2, LS, DH, PV1, LĐ1, LĐ2.
25. Visa (thị thực) ký hiệu VR
Đây là visa cấp cho người nước ngoài vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.
26. Visa (thị thực) ký hiệu SQ
Đây là visa cấp cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam để khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh quy định tại Khoản 3 Điều 17 Luật số 47/2014/QH13.
27. Visa, thị thực điện tử (E-visa Việt Nam) ký hiệu là EV
>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp visa nhập cảnh cho người nước ngoài;
Thời hạn visa Việt Nam của người nước ngoài tùy thuộc vào loại visa mà họ được cấp. Visa ngắn hạn có thời hạn tối đa 30 ngày, visa dài hạn có thời hạn tối đa 5 năm.
Trường hợp visa hết hạn mà người nước ngoài vẫn muốn tiếp tục ở lại Việt Nam thì phải làm hồ sơ xin cấp visa cho người nước ngoài mới theo quy định. Nếu không đủ điều kiện gia hạn visa thì người nước ngoài phải làm thủ tục xuất cảnh về nước.
Hiện vẫn còn nhiều quốc gia chưa được Việt Nam miễn thị thực/visa khi nhập cảnh. Nhiều cá nhân, tổ chức muốn bảo lãnh xin visa cho người nước ngoài vào làm việc nhưng lại không nắm rõ hồ sơ, thủ tục cũng như cách thức làm việc với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, khiến thời gian kéo dài mà vẫn chưa xin được visa.
GỌI NGAY
1. Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được cấp những loại visa nào?
Tùy theo số vốn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cấp visa với ký hiệu như sau:
2. Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo diện lao động được cấp loại visa nào?
Lao động nước ngoài vào Việt Nam theo diện chuyên gia, nhà quản lý, lao động kỹ thuật, giám đốc điều hành sẽ được cấp 1 trong 2 loại visa lao động sau;
3. Người nước ngoài muốn sang Việt Nam thăm vợ, chồng, con cái thì phải xin visa gì?
Trường hợp sang thăm thân ở Việt Nam thì người nước ngoài phải làm hồ sơ xin visa theo diện thăm thân (thủ tục xin cấp visa ký hiệu TT).
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/co-may-loai-visa-a50561.html