Không chỉ đơn thuần là thiết kế sản phẩm, Product Design là quá trình giải quyết nhu cầu của khách hàng, đồng thời phải đạt được mục tiêu của doanh nghiệp thông qua việc cung cấp những sản phẩm mang tính ứng dụng cao.
Thẩm mỹ có thể là một yếu tố quan trọng trong Product Design, nhưng đặt lên trên tất cả, độ hiệu quả hay khả năng giải quyết các vấn đề, nhu cầu của người dùng mới là yếu tố quan trọng nhất của Product Design.
Một Product Design có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thấu hiểu nhu cầu người dùng.
Chính vì việc Product Design phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết về tâm lý, hành vi hay thói quen người dùng, nên nó được ứng dụng vào đa dạng các lĩnh vực như: Giải trí, giáo dục, thể thao, hay y tế. Từ đó, rất nhiều thể loại của Product Design đã được hình thành như Thiết kế hệ thống, thiết kế quy trình hay thiết kế giao diện. Tuy nhiên, bài viết này sẽ chỉ nói về việc phân tích và xây dựng một sản phẩm công nghệ (digital product) như là website, mobile app, game, AR, VR hay NFT.
Dù cho có sự đa dạng về thể loại nhưng về cơ bản, Product Design phải đạt được mục đích cao nhất đó là giải quyết được nhu cầu của người dùng.
Sau khi đã hiểu được khái niệm về Product Design, chúng ta hãy cùng khám phá xem công việc của một Product Designer là gì cũng như những yêu cầu dành cho một nhà thiết kế sản phẩm là thế nào nhé.
Như đã nói ở trên, yếu tố quan trọng nhất trong Product Design chính là tính ứng dụng cao - điều được xây dựng dựa trên quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng về tâm lý, hành vi hay thói quen của người dùng. Tuy nhiên, đó không phải là điều duy nhất mà một Product Designer cần có. Dưới đây là những yếu tố quan trọng mà một nhà thiết kế sản phẩm cần trang bị để có thể có được một Product Design hoàn hảo nhất:
Một sản phẩm công nghệ (digital product) chỉ thực sự thành công khi giải quyết và đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Và những nhu cầu đó, nghe thì có vẻ khó hình dung, nhưng lại được phác họa rõ nét nhất thông qua những con số. Đó có thể là lượng truy cập của người dùng, nguồn truy cập, thời gian ở lại trang, hay số lượng tương tác với những tính năng.
Product Design sẽ thành công nếu được xây dựng dựa trên những con số rõ ràng.
Nhiệm vụ của Product Designer khi đó chính là tìm ra điều mà những con số đấy đang “nói” (về cả mặt định lượng và định tính), để từ đó hiểu được nhu cầu của người dùng và đáp ứng một cách nhanh nhất cũng như phù hợp nhất.
Với việc thiết kế ra những sản phẩm như website, mobile app, game, AR, VR hay NFT thì chắc chắn đây là kỹ năng không thể thiếu được rồi. Nhiệm vụ của một Product Designer khi đó sẽ không dừng lại ở việc làm sao để khoác lên sản phẩm của mình một “chiếc áo” đẹp nhất, mà còn phải đem đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng.
Một giao diện bắt mắt cùng trải nghiệm người dùng tuyệt vời sẽ là điều giúp Product Design của bạn được lựa chọn.
Cùng với đó, một Product Designer sẽ còn có lợi thế hơn nếu trang bị cho bản thân kỹ năng thiết kế motion đó.
Nghe thì có vẻ không liên quan nhưng bạn có thể hiểu đơn giản rằng: Trước khi bắt tay thiết kế một sản phẩm, Product Designer sẽ phải trả lời được hai câu hỏi:
Đây cũng chính là một bước vô cùng quan trọng mà bất kể Product Designer nào cũng cần trải qua. Và điều này sẽ được nói chi tiết hơn ở phía dưới.
Đặt ra những câu hỏi quan trọng trong giai đoạn đầu sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng hơn khi làm việc với Product Design.
Khi đưa sản phẩm ra thị trường, chắc chắn Product Designer sẽ không tránh khỏi những lời chê xung quanh các đánh giá tích cực. Việc chắt lọc và lựa chọn thông tin một cách phù hợp từ những đánh giá đó sẽ giúp cho Product Designer không bị lệch hướng với mục tiêu ban đầu.
Tư duy phản biện sẽ là chiếc chìa khóa giúp bạn nhận ra được đâu là điều phù hợp với Product Design của mình.
Để có được Product Design hoàn chỉnh, Product Designer sẽ cần phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, chúng mình sẽ tổng kết lại quá trình cho “ra lò” một Product Design trọn vẹn nhất thông qua 6 giai đoạn sau đây:
Trước khi bắt đầu thực hiện bất kỳ một sản phẩm nào, việc đặt ra mục tiêu cũng như tầm nhìn chính là điều quan trọng nhất. Bởi nếu không có được mục tiêu rõ ràng, đội ngũ thiết kế sẽ không thể hiểu rõ được các công việc cụ thể cần làm. Về lâu về dài, tính ổn định sẽ giảm dần theo thời gian và sản phẩm đó sẽ khó có thể trở thành hiện thực được.
Việc xây dựng mục tiêu của Product Design sẽ giúp cho quá trình sản xuất trở nên bền vững và lâu dài hơn.
Việc nắm rõ được mục tiêu cũng đồng nghĩa với việc Product Designer đã đi được một nửa chặng đường. Và một nửa chặng đường phía sau sẽ phù thuộc vào chiến lược cũng như các kế hoạch theo từng thời điểm khác nhau.
Nghiên cứu giá trị cốt lõi trong Product Design bao gồm việc đưa ra những lợi ích mà sản phẩm bạn thiết kế có thể cung cấp cho thị trường. Thậm chí, đó còn là đặc điểm mà chỉ có sản phẩm của bạn mới có được chứ không phải của bất kỳ một bên nào khác.
Việc tìm ra giá trị cốt lõi trong Product Design sẽ giúp sản phẩm của bạn trở nên nổi bật và khác biệt hơn so với thị trường.
Như đã nói ở trên, một trong những yếu tố để đánh giá liệu Product Design có thành công hay không chính là nằm ở tính ứng dụng của nó. Một Product Design tốt là một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên, rất khó để có thể tìm ra một Product Design có thể đáp ứng được hết tất cả nhu cầu của 100% dân số hiện tại trên toàn thế giới.
Chính vì vậy, việc lựa chọn ra một nhóm khách hàng nhất định với những nhu cầu cụ thể là bước quan trọng trong quá trình làm việc với Product Design.
Một Product Design sẽ rất khó để thành công nếu không xác định đối tượng khách hàng mục tiêu chính xác.
Người ta thường nói: “Quãng đường từ bộ não đến bàn tay luôn là quãng đường dài nhất.” Điều này có nghĩa là không dễ để có thể hiện thực hóa chính xác tất tần tận những gì chúng ta hình dung trong đầu. Tuy nhiên, nếu không bắt đầu bằng phác họa ra những ý tưởng thô sơ nhất thì chắc chắn sẽ chẳng thể có được một Product Design hoàn chỉnh nào cả.
Phác thảo ý tưởng cho Product Design sẽ chiếm không ít thời gian của bạn, nhưng đó sẽ là nền móng cho những điều tuyệt vời phía sau.
Đừng ngại sai trong bước này. Hãy cứ phác họa ra hết những gì bạn nghĩ trong đầu. Sau đó hãy đi hỏi ý kiến những người thân, người bạn và đặc biệt là những người có chuyên môn để sản phẩm của bạn được hoàn thiện hơn.
Sau tất cả những bước trên, đây sẽ là giai đoạn quan trọng nhất và cũng sẽ tốn nhiều thời gian nhất. Về cơ bản, việc triển khai Product Design sẽ bao gồm 3 công đoạn chính: Xây dựng - Đánh giá - Cải tiến. Bạn sẽ bắt đầu biến những ý tưởng được phác thảo phía trên thành một sản phẩm cụ thể, sau đó mang ra thử nghiệm với một số người dùng nhất định. Và từ những đánh giá, nhận xét của những người dùng đó, bạn sẽ nâng cấp, khắc phục và cải tiến một số điểm của sản phẩm trước khi chính thức tung ra thị trường.
Bạn sẽ phải bỏ ra nhiều chất xám và thời gian nhất ở giai đoạn này trong quá trình làm việc với Product Design.
Để biết được tính ứng dụng và hiệu quả của Product Design, việc tổng hợp thống kê và đánh giá là một bước không thể bỏ qua. Rất nhiều người khi mới bước chân vào lĩnh vực này đều bỏ quên giai đoạn tưởng chừng như là không quan trọng này.
Một Product Design có thực sự hiệu quả và thành công hay không sẽ được thể hiện rõ nhất qua những con số.
Chính việc không có những con số để đo lường và đánh giá sẽ dẫn đến việc họ không thể biết được liệu sản phẩm của mình đang thực sự gặp vấn đề gì, hay những yếu tố nào của sản phẩm đang được người dùng đón nhận. Từ đó, họ sẽ bỏ lỡ cơ hội cải thiện những điểm chưa tốt, cũng như phát triển thêm những điểm mạnh của sản phẩm mình đã làm.
Hãy bắt đầu với những thông số cơ bản nhất như: Mức độ hài lòng của người dùng, tính năng được sử dụng nhiều nhất, hay đơn giản là những feedback từ khách hàng.
Để có thể bắt đầu học Product Design từ con số 0 một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, bạn chắc chắn không thể bỏ qua khóa học Product Design tại colorME rồi.
Tham gia khóa học kéo dài trong vòng 4 tháng với 2 buổi/tuần tại colorME, bạn sẽ trở nên tự tin hơn với những kiến thức nền tảng và cơ sở lý thuyết về Product Design. Cùng với đó, bạn sẽ biết được cách sử dụng các công cụ thiết kế, phân tích, và triển khai sản phẩm công nghệ đó. Chưa hết, bạn sẽ còn được cung cấp những bài tập thực hành, case study thực tế để hoàn thành dự án tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh nhất.
Tham gia khóa học Product Design tại colorME, bạn sẽ được cung cấp những kiến thức về quá trình tương tác giữa con người và các thiết kế bị công nghệ.
Từ những sinh viên thuộc đa dạng các khối ngành đến những Graphic Designer, Business Analyst, Product Marketing, Digital Marketing, Developer, Product Owner, hay Product Manager, chỉ cần bạn có mong muốn học bài bản về quy trình thiết kế sản phẩm, khóa học Product Design tại colorME là dành cho bạn. Chưa hết, với việc lớp Product Design được xây dựng theo cả hình thức online và offline, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn địa điểm học theo đúng nhu cầu của bản thân.
Khóa học Product Design tại colorME được xây dựng dành cho những người có mong muốn học về thiết kế sản phẩm một cách hệ thống.
Khóa học Product Design tại colorME sẽ được khai giảng vào tháng 4/2022. Hãy đăng ký ngay hôm nay để giữ chỗ và nhận được những ưu đãi hấp nhé.
Trên đây là những thông tin cơ bản về Product Design (Thiết kế sản phẩm) mà colorME muốn giới thiệu với bạn. Qua đây, chúng mình cũng đã chia sẻ về những công việc của một Product Designer cũng như những yếu tố cần có của một nhà thiết kế sản phẩm để có được Product Design hoàn hảo nhất. Nếu bạn có đam mê về lĩnh vực này hay thậm chí là muốn vượt ra xa khỏi giới hạn của bản thân thì hãy đăng ký ngay khóa học Product Design của colorME nhé.
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/product-designer-la-gi-a50459.html