Chỉ số Mid trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số Mid đại diện cho tỷ lệ phần trăm của ba loại tế bào bạch cầu chính trong cơ thể. Hiểu được chỉ số này có thể giúp xác định các vấn đề liên quan đến bạch cầu và khám phá sự cân bằng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.

Xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm được thực hiện trên các mẫu máu được thu thập trong các ống chống đông máu khác nhau tùy thuộc vào mục đích xét nghiệm, với mục đích để đo lượng chất nhất định trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau.

Giải đáp thắc mắc: Chỉ số Mid trong xét nghiệm máu là gì?
Xét nghiệm máu là gì? Chỉ số Mid trong xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để kiểm tra sức khỏe định kỳ, giúp chẩn đoán bệnh hoặc tìm ra mầm bệnh, kiểm tra kháng thể hoặc tầm soát ung thư sớm bằng cách sử dụng các dấu hiệu khối u hoặc đánh giá hiệu quả của việc điều trị.

Các xét nghiệm trong xét nghiệm máu bao gồm:

Chỉ số Mid trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số Mid trong xét nghiệm máu dùng để đo số lượng tế bào bạch cầu, bao gồm ba loại: Bạch cầu ưa axit, bạch cầu ưa bazơ và bạch cầu monoxit. Chỉ số được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm của các loại bạch cầu này trong tổng số lượng bạch cầu.

Giải đáp thắc mắc: Chỉ số Mid trong xét nghiệm máu là gì? 1
Chỉ số Mid trong xét nghiệm máu dùng để đo số lượng tế bào bạch cầu

Một vài chỉ số khác trong xét nghiệm máu

Bạch cầu (WBC)

Bạch cầu là loại tế bào có màu trắng. Đây là một trong những thành phần quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Các tế bào bạch cầu chống lại các mầm bệnh như nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng do vi khuẩn và độc tố.

Hồng cầu (RBC)

Hồng cầu hay còn được gọi là hồng huyết cầu là loại tế bào máu mang oxy đến toàn bộ cơ thể. Các tế bào hồng cầu chứa Hemoglobin vận chuyển oxy từ phổi đến các mô. Sau đó nhận CO2 từ các mô và vận chuyển trở lại phổi để tiến hành loại bỏ.

Trong điều kiện bình thường đối với nam giới, chỉ số hồng cầu sẽ dao động trong khoảng 4,32 đến 5,72 Tera/L. Đối với nữ giới, chỉ số hồng cầu sẽ nằm trong khoảng 3,90 đến 5,03 Tera/L.

Nếu kết quả xét nghiệm huyết học dao động trong khoảng 3,8 đến 5,8 Tera/L. Khi đó các vấn đề sau sẽ phát sinh:

Khối hồng cầu (HCT)

HCT (hematocrit) còn được gọi là khối hồng cầu. Đây là số lượng tế bào hồng cầu trong máu của bạn. Nó cho bạn biết cơ thể bạn đang có nhiều hay ít tế bào hồng cầu. Điều này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán ra một số bệnh lý liên quan đến hồng cầu.

Chỉ số HCT cực kỳ quan trọng đối với cơ thể vì hồng cầu rất cần thiết cho sự sống của con người. Các tế bào hồng cầu có chứa hemoglobin một thành phần protein quan trọng liên kết với oxy. Chúng có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho mọi tế bào trong cơ thể.

Một người có sức khỏe tốt sẽ có chỉ số HCT nằm trong khoảng sau:

Huyết sắc tố (Hb)

Lượng huyết sắc tố hay còn gọi là hemoglobin viết tắt là Hb hoặc HBG. Đây là một phân tử protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu. Nó chịu trách nhiệm vận chuyển oxy và tạo ra màu đỏ trong hồng cầu.

Giải đáp thắc mắc: Chỉ số Mid trong xét nghiệm máu là gì? 2
Lượng huyết sắc tố chịu trách nhiệm vận chuyển oxy và tạo ra màu đỏ trong hồng cầu

Xét nghiệm huyết sắc tố và xét nghiệm RBC sẽ cho biết số lượng hồng cầu và hematocrit. Ngoài việc chỉ ra lượng hồng cầu, xét nghiệm trên còn thường được sử dụng để cho biết dung tích hồng cầu được thể hiện trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, từ đó đánh giá tình trạng thiếu máu.

Trong trường hợp bình thường, chỉ số ở nam giới là 130 đến 170 gram/L. Đối với phụ nữ là 120 đến 150 gram/L.

Lượng tiểu cầu (PLT)

Số lượng tiểu cầu còn được gọi là Platelet Count được viết tắt PLT. Xét nghiệm PLT là một loại xét nghiệm tiểu cầu giúp tính toán số lượng tiểu cầu trong 1 đơn vị thể tích máu.

Chỉ số xét nghiệm PLT của người khỏe mạnh bình thường là khoảng 150 đến 400G/L. Thông thường chỉ số trung bình sẽ ở mức 200G/L. Điều này có nghĩa là 1 lít máu sẽ chứa 200 tỷ tế bào tiểu cầu.

Trên đây là câu trả lời cho vấn đề chỉ số Mid trong xét nghiệm máu là gì. Xét nghiệm máu là một chỉ định thường quy quan trọng và giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Vậy nên hãy đi xét nghiệm máu định kỳ để bảo vệ sức khỏe của mỗi người nhé.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: PLT trong xét nghiệm máu là gì?

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/xet-nghiem-mid-la-gi-a49239.html