Vành đúc là một trong những bộ phận quan trọng trong chiếc xe, nó được thay thế cho vành nan hoa với cấu tạo vành đặc được đúc nguyên khối từ thép không gỉ hoặc crom, gang. Trên thị trường hiện nay, các loại xe điện được thiết kế vành đúc để giúp xe thêm phần cứng cáp khi di chuyển. Trong bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp một số chi tiết về bộ phận này để mọi người cùng tham khảo.
Vành đúc là gì?
Như chúng tôi có đề cập ở trên, vành đúc là loại vành đặc, được đúc nguyên khối từ các loại kim loại tổng hợp có độ cứng cao như gang, thép không gỉ hoặc crom. Bánh xe sử dụng vành đúc tuy có phong cách thiết kế tương đối nhỏ hơn vành nan hoa truyền thông nhưng khối lượng nặng hơn, độ chắc chắn và cứng cáp cũng cao hơn. Những mẫu xe ga, xe máy điện hiện nay gần như đều được trang bị vành đúc để hỗ trợ di chuyển tốt nhất trên đường.
Đặc điểm của vành đúc xe điện, xe máy
Dưới đây là một số đặc điểm của vành đúc xe điện, xe máy mà mọi người cần lưu ý:
Khả năng hấp thụ lực: trên thực tế thì khả năng đàn hồi của vành đúc là tương đối kém hơn so với vành nan hoa vì khối lượng nặng nề của chúng nhưng đổi lại, vành đúc lại có độ đứng và cứng cáp nên khi di chuyển ở tốc độ cao sẽ khiến chiếc xe ổn định hơn;
Trọng lượng lớn: do thiết kế từ những dạng kim loại tổng hợp nên vành đúc thường được thiết kế cho những mẫu xe tay ga, xe côn tay, xe phân khối lớn, hoặc các mẫu xe điện có tải trọng lớn để cân bằng lực trên xe;
Độ bền: nếu xảy ra va chạm thì vành đúc dễ bị cong vênh và tương đối khó nắn lại nếu tình trạng quá nặng. Chính vì thế, người dùng chỉ có thể thay vành mới nếu vành cũ gặp phải sự cố như thế này;
Tính thẩm mỹ cao: dạng vành này có thể được sơn lên nhiều màu, phù hợp với màu xe hoặc đồng nhất với màu xe tùy lựa chọn của chủ nhân;
Quá trình bảo dưỡng: việc vệ sinh vành đúc nguyên khối khá đơn giản vì chúng sẽ không bị gỉ hoặc ăn mòn.
Các loại vành đúc xe điện được ưa chuộng hiện nay
Trên thực tế có rất nhiều tiêu chí để phân loại vành đúc như thương hiệu, vật liệu, kích cỡ, giá thành,… trong đó yếu tố vật liệu là phổ biến nhất. Dựa trên tiêu chí vật liệu, vành đúc xe điện hiện nay được phân thành 5 loại như sau:
Vành đúc làm bằng nhôm đúc - Zin Cast Aluminium: loại vành này được thiết kế từ quá trình đun chảy kim loại tổng hợp nhôm rồi đổ vào khuôn. Ưu điểm của loại này là có độ cứng cao, bền và giá cũng tương đối hợp lý. Tuy nhiên, những loại mâm đúc nhôm thường sẽ khá nặng so với các loại vành khác;
Vành đúc làm bằng nhôm ép - Forged Aluminium: đây là loại vành đúc được đánh giá cao cấp hơn so với nhôm đúc vừa nêu ở trên. Chúng được sản xuất bằng cách làm nóng mâm rồi dập bằng máy, trọng lượng nhẹ và tính thẩm mỹ cao, đẹp mắt. Nhược điểm duy nhất là giá thành quá cao, có thể gấp vài lần nhôm đúc;
Vành đúc làm bằng Magie - Magnesium: vành làm từ nguyên liệu này cũng trải qua quá trình làm nóng và dập máy. Ưu điểm của chúng là rất nhẹ (nhẹ hơn cả nhôm ép), chất lượng tốt và tính thẩm mỹ ổn. Tuy vậy, vành đúc từ Magie có độ cứng tương đối thấp nên không phù hợp với điều kiện đường xá không bằng phẳng ở một số khu vực.
Vành đúc làm bằng Carbon: tức là làm từ sợi Carbon. Cũng chính vì thế mà chúng sẽ có đặc điểm là siêu nhẹ, chịu lực tốt theo phương thẳng đứng nên hoàn toàn tương thích với nhiều điều kiện địa hình khác nhau. Song, nếu va chạm mà vành xe bị tác động lực mạnh thì phần mâm carbon có thể bị nứt dễ dàng vì chúng không quá cứng cáp.
Trên đây là một số thông tin về khái niệm, đặc điểm và phân loại các sản phẩm vành đúc được ưa chuộng hiện nay. Mong rằng bạn đọc đã có thể những thông tin bổ ích cho mình cũng như cân nhắc một sản phẩm phù hợp.
Nếu có nhu cầu tư vấn thêm về các loại xe điện vành đúc thịnh hành, đừng ngần ngại liên hệ với Công Ty TNHH Xe Điện Xe Máy Vinh Phát qua Hotline: 1800.9008 để được hỗ trợ!