Cây hồng môn có độc không? Cách chăm sóc cây hồng môn đơn giản, ai cũng làm được

Cây hồng môn đẹp như vậy nhưng nhiều người lại cho rằng chúng có độc, không tốt cho sức khỏe. Điều này liệu có đúng không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm cây hồng môn

Cây hồng môn là chi lớn nhất thuộc họ ráy Araceae có nguồn gốc từ Colombia, Ecuador và phân bố chủ yếu ở vùng Trung và Nam Mỹ. Đây là loài cây sống lâu năm, thường mọc thành bụi và có thân ngắn. Lá hồng môn có hình trái tim xanh, lá non sẽ có màu nhạt hơn , kích thước lá rơi vào khoảng 9-15 cm về chiều rộng và 18-30cm đối với chiều dài. Cuống là hồng môn hình ống trụ, dài 30-40cm. Giống như bao loài cây cảnh khác, cây hồng môn cũng có hoa. Hoa thường có màu vàng và đính trên mo hoa. Mo màu đỏ tươi, hình bầu dục đầu nhọn, gốc tim, nổi rõ gân xanh. Cụm hoa cong màu vàng nhạt. Trên mỗi hoa tự đính nhiều hoa nhỏ.

Hồng môn có ba loại chính là đại hồng môn, trung hồng môn và tiểu hồng môn. Trong đó, đại hồng môn là loại hoa được ưa chuộng nhiều nhất. Ngoài ra, cây hồng môn còn một loại nữa là cây hồng môn đỏ.

“Cây hồng môn có độc không” là nỗi băn khoăn của nhiều gia chủ khi lựa chọn hồng môn về trang trí nhà cửa, làm cảnh. Tuy là loài cây đẹp với nhiều ý nghĩa đặc biệt, nhưng tất cả các bộ phận của cây hồng môn đều có độc, chứa saponin và các tinh thể oxalat canxi. Nếu bạn nhai bất kỳ phần nào của cây đều có thể dẫn đến đau rát môi, miệng, lưỡi và cổ họng. Đôi khi các phản ứng viêm cấp tính bao gồm phồng rộp và sưng các mô có thể xảy ra. Nhưng lượng chất này không đủ để ảnh hưởng đến tính mạng của chúng ta. Vì vậy, nếu nhà có trẻ nhỏ thì chúng tôi không khuyến khích bạn trồng cây này mà thay vào đó, có thể lựa chọn những loại cây lành tính khác như kim ngân hoa,... Còn nếu gia đình không có trẻ nhỏ và chỉ mong muốn tìm một loại cây đem về trưng trong nhà thì cây hồng môn là sự lựa chọn không tồi cho bạn.

2. Ý nghĩa cây hồng môn

Hồng tượng trưng cho “sắc hồng may mắn”, môn tượng trưng cho “gia môn phú quý”. Do đó, hồng môn được nhiều người coi là vật đem lại may mắn ngập tràn, phú quý đầy gia. Ngoài ra, trong phong thủy, cây hồng môn còn có tác dụng cân bằng trường khí, điều hòa, hấp thụ nguồn năng lượng xấu trong nhà, giúp gia chủ có được cuộc sống yên bình, hài hòa. Cây hồng môn không chỉ tốt cho phong thủy nhà ở mà chúng còn đem lại may mắn về vận mệnh, tiền tài trên đường công danh, sự nghiệp của gia chủ. Đặt cây này trong nhà kinh doanh thì cửa hàng chắc chắn đông khách và phát đạt.

Cây hồng môn có độc không? Cách chăm sóc cây hồng môn đơn giản, ai cũng làm được - 2

3. Cây hồng môn hợp với tuổi nào, mệnh gì?

Theo các chuyên gia phong thủy, cây hồng môn phù hợp nhất với người mệnh Hỏa. Những người mang mệnh Hỏa có thể kể đến như:

- Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987): mệnh Lư Trung Hỏa

- Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995): Sơn Đầu Hỏa

- Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009): Tích Lịch Hỏa

- Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017): Sơn Hạ Hỏa

- Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965): Phú Đăng Hỏa

- Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979): Thiên Thượng Hỏa

Màu sắc đỏ tươi, hồng hay trắng của loài hoa này bổ trợ nhiệt huyết, đam mê giúp cho gia chủ mệnh Hỏa có thể vượt qua khó khăn, nhanh chóng tiến tới thành công.

Tuy nhiên, nếu bạn không phải người mệnh Hỏa thì hãy yên tâm vì chúng có thể tương hợp với 4 mệnh còn lại là Kim - Mộc - Thủy - Thổ trong ngũ hành. Tương hợp ắt tương sinh, công danh, gia đạo sự nghiệp của bạn cũng nhờ đó mà thăng tiến không thua kém những người mệnh Hỏa đâu.

4. Cây hồng môn đặt ở đâu là tốt?

Cây hồng môn là loại cây ưa ẩm và ưa ánh sáng, do đó, ngay cả khi trồng cây trong nhà, bạn vẫn cần đảm bảo đủ ánh sáng và lượng không khí cần thiết cho cây. Một số vị trí bạn có thể tham khảo để đặt hồng môn là:

- Ban công, cửa sổ: Hồng môn thuộc giống cây ưa sáng nên để phát triển mạnh, bạn nên chọn đặt cây ở ban công hoặc dậu cửa sổ - nơi được tiếp xúc với ánh sáng nhiều nhất trong nhà.

Cây hồng môn có độc không? Cách chăm sóc cây hồng môn đơn giản, ai cũng làm được - 3

- Trên bàn làm việc: Thay vì làm việc trên một chiếc bàn tẻ nhạt chỉ có máy móc, thiết bị, tại sao bạn không làm mới chúng bằng một chậu cây cảnh nhỏ nhỏ xinh xinh như này nhỉ? Ngoài công dụng trang trí, việc đặt hồng môn trên bàn làm việc còn giúp hút các tia điện từ độc hại, rất tốt cho mắt và da.

- Quầy thu ngân: Hồng môn được biết đến là thần tài cho các cửa hàng, cửa tiệm, mang đến may mắn cho việc kinh doanh. Bởi vậy, không có lý do gì mà chúng ta không “tậu” ngay một “em” về cho cửa hàng thêm đông khách

5. Cách trồng cây hồng môn

5.1 Cây hồng môn trồng trong đất

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một chậu đất đáp ứng đủ yêu cầu về dinh dưỡng, độ ẩm như xơ dừa hay đất mùn. Sau khi được nước và đặt ở nơi thoáng mát, cây sẽ phát triển thành một bụi cây trưởng thành trong thời gian ngắn.

5.2 Cây hồng môn thủy sinh

Để cây hồng môn trồng trong nước phát triển tốt, bạn nên chuẩn bị một bình kín chứa nước bằng thủy tinh để có thể quan sát được sự phát triển của bộ rễ bên trong. Sau đó, cố định cho phần rễ ngập sâu trong nước và thân cây nổi lên trên mặt nước bằng các dụng cụ thích hợp. Hãy thay nước cho cây thủy sinh đều đặn mỗi tuần một lần để tránh có mùi và bổ sung thêm phân bón nước cho cây.

6. Cách chăm sóc cây hồng môn

- Đất trồng: Xơ dừa hay đất mùn là những thành phần tăng độ giữ ẩm và giúp thoát nước vừa phải nhằm giúp cây không bị úng dẫn đến thối rễ và chết cây. Nếu có thể, bạn hãy rải một lớp đá trên bề mặt đất để vừa trang trí cho chậu cây đẹp hơn lại có thể tránh thất thoát hơi nước cực hiệu quả.

- Độ ẩm: Hồng môn sinh trưởng tốt trong môi trường với độ ẩm từ 70 - 80%.

- Nước: Cung cấp 100-200ml nước cho mỗi lần tưới trong vòng 1 tuần là đủ cho cây sinh trưởng đều. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng bình phun sương dạng xịt để nước đi đến được toàn thân cây, giúp cây giữ được độ ẩm thích hợp.

Cây hồng môn có độc không? Cách chăm sóc cây hồng môn đơn giản, ai cũng làm được - 4

- Nhiệt độ: 15 - 30°C là nhiệt độ thích hợp nhất để cây phát triển khỏe mạnh. Nếu để cây trong môi trường nhiệt độ dưới 15°C, chúng sẽ bị rụng lá và chết dần. Còn nhiệt độ lớn hơn 30°C, lá cây sẽ bị úa hoặc thậm chí chết khô. Vậy nên, những không gian nội thất hay văn phòng có điều hoà mát mẻ là môi trường lý tưởng cho hồng môn luôn xanh tốt.

- Ánh sáng: Cây hồng môn thích nghi tốt trong môi trường điều hòa, đèn điện huỳnh quang nên rất dễ sống. Tuy nhiên, không có ánh sáng nào tốt hơn ánh sáng tự nhiên nên nếu có cơ hội, hãy đem chậu phơi dưới nắng nhẹ nhàng vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều, rất tốt để cây quang hợp. Không nên để cây trực tiếp dưới ánh nắng chói chang quá lâu vì như thế sẽ khiến chúng rất dễ bị bỏng và cháy lá.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/cay-hong-mon-co-doc-khong-a47064.html