Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Được thành lập từ tháng 06 năm 1996, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Thầy Hiệu trưởng, đồng thời nguyên là Phó Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Việt Nam, Chủ tịch Hội khoa học Kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tự to lớn.

Khuôn viên nhà trường

Trải qua gần 20 năm phát triển, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba vào năm 2006 và Huân chương Lao động hạng Nhì vào năm 2011. Đây là phần thưởng xứng đáng dành cho những nỗ lực và cố gắng không biết mệt mỏi của đội ngũ giảng viên, cán bộ cùng với tập thể sinh viên của Nhà trường. Trong suốt gần 20 năm qua, nhà trường đã phát triển theo định hướng sau:

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là một tổ chức hợp tác phi lợi nhuận của các nhà trí thức, tự nguyện đóng góp công sức, trí tuệ, tài năng, của cải để xây dựng và phát triển trường một cách bền vững, lấy mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho đất nước làm trọng.

Trường xác định sứ mệnh của mình là đào tạo các nhà kinh tế thực hành và các nhà kỹ thuật thực hành, tạo nguồn nhân lực cho việc hình thành một dàn cán bộ chủ chốt của các doanh nghiệp - những “binh đoàn chủ lực” trên mặt trận phát triển kinh tế xã hội theo hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trường lấy đào tạo nghề nghiệp - thực hành làm định hướng chủ yếu, không chỉ quan tâm trau dồi kiến thức, mà trau dồi kiến thức phải đi đôi với rèn luyện kỹ năng thực hành, phát triển tư duy tìm tòi sáng tạo, kết hợp lý luận với thực tiễn; không chỉ quan tâm phát triển tài năng, mà phát triển tài năng phải đi đôi với bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nhằm đào tạo thanh niên thành những cán bộ vừa hồng vừa chuyên.

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 2

Hình ảnh cơ sở Từ Sơn của Nhà trường

Thành phần cán bộ của Nhà trường

Trải qua gần 20 năm hoạt động, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã đạt được các cột mốc vẻ vang như:

Tiếp nhận 95.000 sinh viên, tốt nghiệp 46.000 Cử nhân và 700 Thạc sỹ. Hầu hết sau khi ra trường đều có công việc ổn định với mức thu nhập cao.

Đội ngũ giảng dạy của Trường gồm 1124 giảng viên cơ hữu, trong số đó, 130 có trình độ Tiến sĩ, Phó Giáo sư, và Giáo sư, 320 có trình độ Thạc sĩ, phần còn lại là Cử nhân, Kỹ sư.

Trường được trang bị 4.000 máy vi tính nối mạng Internet, bảo đảm cho mỗi sinh viên một máy khi học và thực hành.

Đội tuyển Olympic Tin học của Nhà trường

Chương trình đào tạo

Với mục tiêu bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho đất nước, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội không ngừng phát triển, mở rộng quy mô đào tạo. Cho đến nay, chương trình đào tạo của nhà trường đã phát triển rộng rãi như sau:

Nhóm ngành Kinh tế - Kinh doanh

Nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ

Nhóm ngành Ngoại ngữ

Về trình độ Cao đẳng, Trường đào tạo 11 ngành (nghề):

  1. Quản lý nhà nước
  2. Quản lý kinh doanh
  3. Kinh doanh Thương mại
  4. Kinh doanh Du lịch
  5. Tài chính
  6. Ngân hàng
  7. Kế toán - Kiểm toán
  8. Công nghệ Thông tin
  9. Kỹ thuật Điện - Điện tử
  10. Kỹ thuật Cơ điện tử
  11. Kỹ thuật Xây dựng công trình

Về trình độ Thạc sỹ, Trường đào tạo 5 ngành (nghề):

  1. Quản lý kinh doanh
  2. Tài chính
  3. Ngân hàng
  4. Kế toán - Kiểm toán
  5. Kỹ sư phần mềm

Các hình thức đào tạo

Nhà trường hiện nay có các hình thức đào tạo chính là:

  1. Đào tạo cử nhân chính quy
  2. Đào tạo liên thông
  3. Đào tạo nghề
  4. Đào tạo từ xa (E-learning)
  5. Đào tạo tại chức
  6. Đào tạo thạc sỹ
  7. Đào tạo tiến sỹ

Mọi thắc mắc về chương trình Tuyển sinh - Đào tạo xin vui lòng để lại bình luận bên dưới để được tư vấn.

Các hình thức đào tạo 1

Bình luận của bạn

comments

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/king-kong-la-truong-gi-a47059.html