Giữa thời đại của dữ liệu, Business Analyst như một “ngôi sao đang lên”, không chỉ bởi mức phúc lợi hấp dẫn mà còn là cơ hội trở thành chóp bu trong đội ngũ doanh nghiệp. Nhiều người không ngại đầu tư nỗ lực và thời gian để theo đuổi con đường phân tích kinh doanh. Tuy nhiên, như bao nhiều ngành nghề khác, business analysis có những đặc thù nhất định, và không phải ai cũng phù hợp để theo đuổi con đường này!
Vì vậy, SOM sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để các bạn nắm rõ hơn về bản chất nghề BA là gì cũng như yêu cầu của ngành. Trước khi dấn thân, hãy cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ bức tranh toàn cảnh nhé!
Business analysis là hgành Phân tích kinh doanh, còn nghề BA là viết tắt của nghề Business analyst, tức là các chuyên viên phân tích kinh doanh. BA là một nghề quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản lý kinh doanh. Chuyên viên phân tích nghiệp vụ là cầu nối giữa các bên liên quan (stakeholders) và nhóm phát triển phần mềm hoặc đội ngũ kỹ thuật trong một doanh nghiệp. Họ có nhiệm vụ thu thập, phân tích, và chuyển đổi yêu cầu nghiệp vụ từ khách hàng hoặc các bộ phận khác trong công ty thành các tài liệu và giải pháp kỹ thuật mà nhóm phát triển có thể thực hiện.
→ Có thể bạn quan tâm: Business analyst là làm gì?
Có nên trở thành một business analyst? Câu trả lời phụ thuộc vào từng cá nhân. Để theo đuổi một ngành nghề lâu dài, bạn cần có niềm đam mê, kỹ năng và những tốt chất cần thiết phù hợp với nó.
Để biết mình có nên làm chuyên gia phân tích kinh doanh hay không, hãy xem xét vai trò và trách nhiệm của một Business Analyst (BA) và những cơ hội nghề nghiệp mà vị trí này mang lại. Cụ thể, một Business Analyst thực hiện các công việc sau:
→ 7 lý do nên theo ngành business analysis
Để trở thành một Business Analyst thành công, bạn cần cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Kỹ năng chuyên môn bao gồm khả năng phân tích dữ liệu, kiến thức về hệ thống IT, và hiểu biết sâu sắc về quy trình kinh doanh. Bên cạnh đó, kỹ năng mềm như giao tiếp hiệu quả, khả năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, và làm việc nhóm là không thể thiếu. Sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm giúp BA không chỉ thu thập và phân tích dữ liệu chính xác mà còn truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, thiết kế giải pháp phù hợp và hợp tác hiệu quả với các bên liên quan, góp phần vào sự thành công và phát triển của doanh nghiệp.
→ Có thể bạn quan tâm: 25 kỹ năng cần thiết để trở thành một business analyst.
Business Analyst xuất hiện trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm cả các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận. Mặc dù bất kỳ ngành nào cũng có thể hưởng lợi từ chuyên môn của BA, nhưng các công ty tư vấn quản lý và các công ty liên quan đến IT chiếm tỷ lệ lớn nhất. Các công ty chuyên về kế toán, tài chính, ngân hàng đầu tư và nghiên cứu thị trường cũng cung cấp nhiều cơ hội cho Business Analyst.
Tóm lại, một Business Analysts làm việc với dữ liệu từ nhiều nguồn và các phòng ban trong công ty để đưa ra các quyết định thông minh, nhằm tăng lợi nhuận và củng cố công ty. Ngoài ra, Business Analyst đóng vai trò là cầu nối nội bộ, quản lý và phân phối dữ liệu liên quan giữa các bộ phận. Nếu bạn nuôi dưỡng một niềm đam mê lớn lao với nhiệm vụ này, và tự tin mình có đủ phẩm chất để cáng đáng chúng, thì business analysis có thể là một lựa chọn hợp lý.
Nghề nào cũng vậy, bên cạnh những hào quan bề nổi, vẫn có những rào cản phổ biến mà một người có thể gặp phải trong sự nghiệp làm Business Analyst (BA). Cụ thể, ba cạm bẫy thường gặp nhất là:
Như đã nói ở phần trên, mặc dù kỹ thuật chuyên môn là rất quan trọng đối với một BA, nhưng đó chỉ là một phần trong toàn bộ bộ kỹ năng cần thiết. Một BA giỏi cần mở rộng bộ kỹ năng của mình và trở nên thành thạo trong giao tiếp, kiến thức kinh doanh, phân tích nhu cầu và xác định vấn đề.
Các BA tổng quát thường không trang bị đủ kiến thức để xử lý các thách thức của các dự án chuyên biệt. Vì vậy, những BA giỏi nhất không dừng lại ở việc chỉ biết các kỹ năng chung chung mà cần nắm vững kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực cụ thể.
Phân tích nghiệp vụ là một công việc đội nhóm, và đội nhóm sẽ hoạt động tốt nhất khi mọi người có thể đào tạo lẫn nhau hoặc chia sẻ các phương pháp tốt nhất. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp là bắt buộc. Các BA giỏi thường dành thời gian để tạo cơ hội cho mọi người gặp gỡ, so sánh ghi chú và học hỏi lẫn nhau.
Trên đây là những thông tin cần biết về nhóm ngành phân tích kinh doanh. Nếu bạn đã cân nhắc cẩn thận và quyết định theo đuổi ngành này lâu dài, hãy bắt tay vào chuẩn bị ngay từ bây giờ. Hãy tham dự những hội thảo, những cộng đồng chia sẻ kiến thức, những khóa học chuyên sâu về phân tích kinh doanh để trang bị cho mình kiến thức cần thiết khi vào nghề! Chúc các bạn thành công!
→ Có thể bạn quan tâm: Khóa học về phân tích kinh doanh chuyên sâu hàng đầu khu vực châu Á
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/ba-la-nganh-gi-a46888.html