Bạn học tiếng Anh nhiều năm nhưng dường như cả 4 kỹ năng đều không tốt? Vì thế, bạn tìm các cách học tiếng Anh giỏi? Vậy hãy đọc ngay bài viết này nhé.
Cách học tiếng Anh giỏi là bạn phải tập trung rèn luyện cả 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Trong đó, kỹ năng nghe - nói và đọc - viết thường đi chung với nhau. Sau đây là những cách học tiếng Anh hiệu quả giúp bạn rèn luyện cả 4 kỹ năng trên.
Trong quá trình giao tiếp tiếng Anh, đôi khi bạn thấy người đối diện nói quá nhanh, giọng nói họ lạ quá hoặc họ sử dụng từ lóng mà bạn không nhận ra… Để thành thạo kỹ năng nghe, bạn hãy tham khảo những mẹo sau đây:
Trên thực tế, khi nghe người khác nói tiếng Anh, bạn sẽ khó hiểu họ nói gì, các âm cứ nối vào nhau. Ví dụ: Câu “What do you want to do?”, nhưng người bản xứ nói: “Whadayawanna do?”. Điều này làm bạn không hiểu được họ đang nói gì. Vì vậy, làm thế nào bạn có thể vượt qua những thử thách nghe này? Đó là bạn phải nghiên cứu các yếu tố khi nói tiếng Anh của người bản xứ:
• Contractions (thể rút gọn): you’re, I’ll, aren’t, can’t, shouldn’t
• Reduced forms (thể rút gọn): Gonna, gotta, wanna, oughta = going to, got to, want to, ought to
• Sentence stress (trọng âm): She bought a new car. Từ nhấn chính là car, sau đó là bought.
• Intonation (âm điệu)
Đây là một trong những kỹ thuật giúp bạn cải thiện kỹ năng nghe và hiểu tiếng Anh. Sau đây là những việc cần làm:
• Truy cập trang web TED và chọn một chủ đề mà bạn quan tâm.
• Mỗi video đều có bản ghi tương tác để bạn theo dõi kịch bản của diễn giả.
• Khi bắt gặp từ mới, bạn có thể tạm dừng video và luyện nói to từ đó theo cách tự nhiên giống như cách diễn giả trình bày.
Bạn có thể làm theo các bước sau:
Lặp lại bài tập này, mỗi lần một câu, cho đến khi bạn xem xong video dài 30 giây.
Nếu có một số từ bạn không nhận ra, đừng mở lại. Thay vào đó, chỉ cần chừa một khoảng trống trên trang viết.
Khi bạn nghe xong, hãy nghe lại toàn bộ 30 giây và cố gắng điền những từ còn thiếu. Một mẹo nhỏ là bạn nhìn vào những từ xung quanh chỗ trống và đoán từ còn thiếu.
>>> Tìm hiểu thêm: Top 20 truyện tiếng Anh cho bé hay và ý nghĩa nhất
Bạn hãy tắt phụ đề trong phút đầu tiên. Tạm dừng bộ phim sau một phút và viết ra giấy một đoạn tóm tắt ngắn gọn những gì bạn đã nghe. Sau đó, quay lại từ đầu, bật phụ đề (bằng tiếng Anh) và đọc chúng trong một phút để kiểm tra xem bạn đã hiểu đúng nghĩa chưa.
Cách tốt nhất để nói tốt là nói tiếng Anh nhiều hơn. Thực hành thường xuyên và với càng nhiều người càng tốt. Hãy tăng thời gian thực hành bằng cách gặp gỡ bạn cùng lớp sau giờ học hoặc chủ động trò chuyện với người nước ngoài mà mình bắt gặp trên đường nếu họ cần bạn chỉ đường hay cung cấp một thông tin nào đó.
Sau khi cuộc trò chuyện của bạn kết thúc, hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm về nó. Bạn nghĩ mình đã hiểu được bao nhiêu? Bạn có thấy thoải mái khi nói về chủ đề đó không? Bạn có gặp từ nào không biết không? Với cách này, bạn sẽ tăng sự tự tin hơn cho lần nói tiếp theo.
Bạn cần có nhiều từ vựng thì mới có thể nói tốt. Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể tăng vốn từ vựng của mình như xem phim, nghe nhạc, radio và podcast, đọc sách, tạp chí và blog. Khi nghe và đọc, bạn hãy tìm các cách diễn đạt mới và thú vị, các thuật ngữ tiếng lóng và từ đồng nghĩa, viết ra những điều mới này và tra cứu bất cứ điều gì bạn không biết.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách học 100 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày hiệu quả
Nếu không nói giỏi tiếng Anh, bạn thường cảm thấy lo lắng vì không biết phải nói gì. Để chống lại điều này, bạn hãy chuẩn bị danh sách những từ sắp nói. Ví dụ, bạn chuẩn bị họp với sếp? Trước khi họp, hãy nghĩ đến từ vựng liên quan và một số cụm từ phổ biến mà bạn có thể sẽ cần. Bạn cũng có thể sử dụng cách này trước khi bạn đi ăn ở nhà hàng hay phỏng vấn xin việc.
Hầu hết mọi người không thích nghe giọng nói của mình được ghi âm nhưng đó là một cách hữu ích để cải thiện khả năng nói của bạn. Nghe giọng mình qua ghi âm, bạn thấy những điều mà bạn có thể không nhận ra, ví dụ như bạn có xu hướng nói nhanh khi lo lắng, nuốt âm “s” hoặc nói lầm bầm. Để tốt hơn, hãy mang đoạn ghi âm của bạn cho giáo viên hoặc một người bạn bản xứ và nhờ họ góp ý giúp.
Một mẹo khác để tăng sự lưu loát là nói bằng nhiều cụm từ hơn là từng từ riêng lẻ. Thay vì hỏi: “Hello, how are you today?”, bạn có thể chọn cách diễn đạt khác như: “What’s up, man?”, “Hey dude!”, “How ya going, mate?” (Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì một số cách diễn đạt không phù hợp trong một số tình huống cần sự trang trọng).
Khi vui vẻ, bạn sẽ học dễ dàng hơn. Bạn có thể luyện nói bằng cách tự nói chuyện một mình, hát theo những bài hát tiếng Anh nổi tiếng, tongue twisters hoặc thực hiện bài phát biểu ngẫu hứng dài một phút về các chủ đề được chọn ngẫu nhiên chẳng hạn như: “Nếu tôi làm giám đốc công ty, tôi sẽ…”, “Ba sự thật đáng ngạc nhiên về tôi” hoặc “Cái gì có trước, con gà hay quả trứng?”.
>>> Tìm hiểu thêm: Cung hoàng đạo nào học giỏi tiếng Anh nhất?
Đọc để hiểu ý nghĩa của một đoạn văn, câu chuyện hay đề tài nào đó là một trong bốn kỹ năng cần trau dồi khi bạn muốn tự học tiếng Anh giỏi.
Benjamin Franklin từng nói rằng bạn không bao giờ đọc một cuốn sách mà không có cây bút trên tay. Sử dụng bút, bút chì hoặc bút highlight để đánh dấu các từ khóa và thuật ngữ không quen thuộc mà bạn gặp phải khi đọc.
Nếu có từ nào bạn không hiểu, hãy đánh dấu và tra cứu nghĩa của từ đó. Làm như vậy không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn những điểm chính trong tài liệu đọc mà còn giúp tăng vốn từ vựng của bạn.
Hơn nữa, bạn cũng nên chú ý và đánh dấu các từ như therefore, in summary, as a result, hence, given these facts… Đoạn văn hay câu đứng sau nó sẽ chứa từ khóa hay tóm tắt những điểm chính của đoạn văn.
Nếu bài tập đọc có vẻ khó, hãy thử chia tài liệu thành các phần nhỏ hơn để đọc. Bạn cũng có thể khảo sát từng phần để biết được những điểm chính nào sẽ được đề cập cho từng phần. Sau đó, bạn cũng nên ước tính thời gian để hoàn thành mỗi phần.
Một cách học giỏi tiếng Anh tại nhà khác để cải thiện khả năng đọc hiểu là viết ghi chú và đặt câu hỏi trong khi đọc. Bạn có thể viết điểm chính cho mỗi chương hoặc ghi lại những điểm chính ở 2 bên lề của tài liệu.
Bạn cũng có thể sử dụng các kỹ thuật ghi chú khác, chẳng hạn như lập dàn ý, gạch đầu dòng hoặc sơ đồ tư duy. Đặt câu hỏi như ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao và như thế nào rồi tìm kiếm câu trả lời khi bạn đọc cũng có thể là một cách hay để ghi nhớ thông tin quan trọng từ văn bản. Sau đó, dành thời gian để xem lại các ghi chú.
>>> Tìm hiểu thêm: Các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em và cách học “dễ như ăn kẹo”
Viết một bản tóm tắt những gì bạn đã đọc có thể chứng tỏ bạn đã hiểu nội dung của văn bản đó. Nó sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn những ý chính và khái niệm chính được thảo luận trong tài liệu đọc.
Một bài tập tuyệt vời để tăng khả năng đọc hiểu là giải thích những gì bạn đã đọc cho người khác. Bạn có thể làm điều này khi bạn đã hoàn thành một chương hoặc khi bạn đã đọc toàn bộ cuốn sách. Việc làm này buộc bạn phải sắp xếp lại suy nghĩ của mình, giúp ghi nhớ và nhận ra những điểm khó hiểu mà bạn có thể cần xem lại từ tài liệu đọc.
Nghe có liên quan chặt chẽ đến nói, đọc có liên quan chặt chẽ đến viết. Vì vậy, mẹo số 1 để cải thiện kỹ năng viết tiếng Anh là đọc càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện vốn từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc câu và cho bạn thấy có nhiều cách khác nhau để truyền đạt ý tưởng.
Ví dụ: Nếu cần viết mô tả về một ngôi nhà hoặc tiểu sử của bản thân, bạn hãy đọc một số tiểu sử hoặc mô tả về ngôi nhà khác, từ sách, tạp chí, tờ quảng cáo, Internet hoặc bất kỳ nguồn nào bạn có thể nghĩ ra. Sau đó, bạn có thể áp dụng để viết cho mình.
Khả năng viết tiếng Anh của bạn sẽ cải thiện rất nhiều nếu bạn làm các bài tập ngữ pháp. Ngoài ra, khi bạn viết, ngữ pháp quan trọng hơn khi bạn nói vì nó thường trang trọng hơn và có cấu trúc hơn.
Thật khó chịu cho người đọc nếu nội dung bạn viết đầy lỗi chính tả. Vì vậy, bạn cần chú ý thực hiện bước quan trọng này nhé.
Khi viết nhật ký, bạn sẽ biến việc làm này trở thành một hoạt động thường ngày. Bên cạnh đó, bạn đang viết cho chính mình nên cảm thấy được giải phóng và thoải mái hơn. Bạn không cần phải viết những câu phức tạp mà có thể viết đơn giản theo cách mình muốn.
Có năm cấu trúc câu cơ bản trong tiếng Anh:
• Chủ ngữ - Động từ (John studies; My friend is playing)
• Chủ ngữ - Động từ - Tân ngữ (I like apples; Mary reads novels)
• Chủ ngữ - Động từ - Tính từ (Jenny is happy; Linda is pretty)
• Chủ ngữ - Động từ - Trạng từ (She speaks fluently; These flowers are everywhere)
• Chủ ngữ - Động từ - Danh từ (My father was a chemist, You are a student)
Dưới đây là một vài ví dụ về cách bạn có thể mở rộng chúng:
• John, my brother, studies at home. My long-life friend is always playing.
• These small white flowers are everywhere during the summer. My father, who passed away several years ago, was a well-known chemist.
Ngay cả trong một bài viết tiếng Anh rất đơn giản, bạn cũng phải sắp xếp theo một cách nào đó để truyền tải thông điệp mà bạn muốn một cách rõ ràng, có trật tự. Vì vậy, bạn cần lập một dàn ý cho những gì mình muốn viết.
Một giáo viên, một gia sư, một người bản xứ hay bất kỳ ai thông thạo tiếng Anh có thể giúp bạn hiểu và sửa lỗi cả về ngữ pháp, chính tả và bố cục đoạn văn.
Qua bài viết, bạn có thể thấy để học giỏi tiếng Anh không phải là điều đơn giản. Bạn cần kiên trì rèn luyện những cách học tiếng Anh hiệu quả ở trên thường xuyên. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các lớp học tại ILA để được các giáo viên bản ngữ có bằng cấp và nhiều kinh nghiệm hướng dẫn. Cùng với giáo trình học phù hợp, bạn sẽ nhanh chóng nâng cao được 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết như mong muốn.
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/hoc-tieng-anh-gioi-a46744.html