Điểm GPA là gì? Cách tính và quy đổi bạn cần biết

Nếu bạn đang quan tâm đến du học hay săn học bổng, thì khái niệm GPA chắc hẳn không còn xa lạ. Nhưng điểm GPA là gì? Vai trò của nó trong hồ sơ xin học bổng quan trọng ra sao? Và cách tính GPA thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn!

Điểm GPA là gì?

GPA (Grade Point Average) là điểm trung bình các môn học của học sinh sau khi hoàn thành một khóa học, kỳ học hoặc cả bậc học. Đây là một thước đo quan trọng để đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên trên toàn thế giới.

Đặc biệt, với những bạn có ý định săn học bổng du học, GPA luôn là một trong những yêu cầu chính từ các trường. Các trường đại học thường xem xét điểm GPA của những năm học gần nhất để đánh giá năng lực học tập. Dù có nhiều tiêu chí khác nhằm tăng tính cạnh tranh giữa các ứng viên, việc duy trì một GPA cao sẽ giúp bạn tăng khả năng nhận học bổng đáng kể.

Có hai loại GPA chính là GPA tổng quát và GPA tích lũy (Cumulative GPA):

Trên thế giới có nhiều hệ thống chấm điểm khác nhau, sử dụng các thang điểm số, chữ cái, hoặc phần trăm. Dưới đây là một số thang điểm GPA phổ biến:

Mỗi quốc gia sẽ có cách tính GPA khác nhau, nhưng phổ biến nhất là quy về thang điểm 4 và sử dụng hệ chữ cái để đánh giá. Những quốc gia thu hút nhiều du học sinh như Úc, Anh, Mỹ, Canada thường sử dụng thang điểm chữ (letter grade) với các mức từ A đến F. Các mức này có thể được chia nhỏ hơn như A+, A, A-,… tuỳ thuộc vào hệ thống giáo dục từng nước.

Điểm GPA là gì? GPA (Grade Point Average) là điểm trung bình các môn học của học sinh
Điểm GPA là gì? GPA (Grade Point Average) là điểm trung bình các môn học của học sinh

Cách tính GPA

Tùy theo quy định của mỗi bậc học và trường học ở Việt Nam, cách tính điểm GPA có thể khác nhau. Dù kết quả là số, chữ cái hay tỷ lệ phần trăm, tất cả đều tương đương với một mức điểm chất lượng cụ thể.

GPA bậc đại học

Tại các trường đại học ở Việt Nam, điểm trung bình môn thường được tính dựa trên điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kỳ và điểm kiểm tra cuối kỳ, chia theo tỷ lệ 1:3:6. Tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo môn học.

Cách tính GPA bậc đại học thường được áp dụng theo công thức:

GPA= (Tổng điểm trung bình môn x số tín chỉ) : Tổng số tín chỉ

(Điểm GPA sẽ được làm tròn đến số thập phân thứ 4 theo quy tắc làm tròn số).

Ví dụ: Bạn học 3 môn: Triết học (2 tín chỉ), Tin học (3 tín chỉ) và Marketing (3 tín chỉ) với điểm số như sau:

Tính toán:

Tổng điểm: 4 + 9 + 12 = 25. Chia cho tổng số tín chỉ (2 + 3 + 3 = 8), GPA của bạn là: 25 / 8 = 3.57.

GPA bậc trung học

Cách tính GPA ở bậc trung học khác với đại học. Đối với học sinh cấp 2 và cấp 3 muốn du học, GPA thường được tính như sau:

GPA= Tổng điểm trung bình mỗi năm : số năm học

(Điểm GPA ở bậc trung học thường làm tròn đến số thập phân thứ nhất).

Hướng dẫn quy đổi GPA khi nộp hồ sơ du học

Nhiều bạn có thể vẫn chưa rõ cách quy đổi điểm GPA khi nộp hồ sơ du học. Bạn có thể tham khảo bảng quy đổi dưới đây để tự tính điểm GPA của mình.

Bảng quy đổi và xếp hạng GPA ở Việt Nam và quốc tế:

Thang điểm 10Thang điểm 4Thang điểm chữXếp loại

Ví dụ: Nếu bạn có GPA 8.4 theo thang điểm 10 và muốn du học tại một trường sử dụng thang điểm 4, thì điểm GPA của bạn sẽ được quy đổi thành 3.5.

Lưu ý về GPA không trọng số và GPA có trọng số:

Ngoài ra, một số trường có thể chấp nhận điểm theo thang điểm 10 của Việt Nam. Nếu không bắt buộc phải chuyển đổi, việc giữ nguyên GPA theo hệ thống này có thể mang lại lợi thế cho bạn.

Hướng dẫn quy đổi GPA khi nộp hồ sơ du học
Hướng dẫn quy đổi GPA khi nộp hồ sơ du học

Điều kiện về điểm GPA khi du học ở các nước phổ biến

Điều kiện về điểm GPA khi du học ở các quốc gia phổ biến thường có sự khác biệt tùy vào hệ thống giáo dục và yêu cầu của từng trường. Dưới đây là một số yêu cầu GPA phổ biến tại các quốc gia du học hàng đầu:

Mỹ

GPA yêu cầu: Từ 2.5 - 3.0 trở lên (trên thang điểm 4.0) tùy vào trường và chương trình. Các trường đại học danh tiếng thường yêu cầu GPA từ 3.5 trở lên, đặc biệt đối với các chương trình học bổng.

Anh

GPA yêu cầu: Thường từ 2.7 - 3.0 trở lên. Các trường top thường yêu cầu GPA từ 3.5 - 3.7 cho các chương trình thạc sĩ hoặc các chương trình có tính cạnh tranh cao.

Canada

GPA yêu cầu: Từ 2.5 - 3.0 trở lên. Đối với các chương trình cao học hoặc trường đại học top đầu, GPA yêu cầu có thể cao hơn, từ 3.2 - 3.5.

Úc

GPA yêu cầu: Thường từ 2.5 - 3.0 trở lên. Một số trường yêu cầu GPA cao hơn đối với các ngành học như y khoa, kỹ thuật hoặc các chương trình danh giá.

Hàn Quốc

GPA yêu cầu: Từ 2.5 - 3.0 trở lên. Các trường đại học hàng đầu như Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Hàn Quốc, và Đại học Yonsei thường yêu cầu GPA từ 3.2 trở lên.

Singapore

GPA yêu cầu: Từ 2.5 - 3.0 trở lên. Các trường như Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) thường yêu cầu GPA từ 3.0 - 3.5.

Yêu cầu GPA có thể thay đổi theo ngành học, trường, và cấp bậc học (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ). Bên cạnh GPA, các yếu tố khác như điểm ngoại ngữ, bài luận cá nhân, thư giới thiệu và hoạt động ngoại khóa cũng rất quan trọng trong quá trình xét tuyển.

Điều kiện về điểm GPA khi du học ở các nước phổ biến
Điều kiện về điểm GPA khi du học ở các nước phổ biến

CPA là gì? Điểm khác biệt với GPA

CPA (Cumulative Point Average), hay còn gọi là điểm trung bình tích lũy, là điểm trung bình chung của tất cả các môn học bạn đã hoàn thành trong suốt quá trình học tại một trường nước ngoài. CPA được tính bằng cách lấy tổng số điểm của các tín chỉ đã học chia cho tổng số tín chỉ đã đăng ký. Mặc dù CPA và GPA đều là những thuật ngữ quen thuộc trong giáo dục, có một số khác biệt mà bạn cần lưu ý:

CPA GPA

Câu hỏi thường gặp về điểm GPA

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về GPA, hy vọng những gợi ý sau sẽ giúp giải đáp thắc mắc của bạn:

GPA là một yếu tố quan trọng, nhưng bạn cần đáp ứng yêu cầu GPA của trường hoặc chương trình học bổng bạn nhắm đến. Ngoài GPA, các yếu tố khác như chứng chỉ ngoại ngữ, hoạt động ngoại khóa, tài chính, và kinh nghiệm cũng cần được quan tâm.

Nếu điểm SAT của bạn cao (trên 1400) nhưng GPA thấp, bạn vẫn có cơ hội du học. Tuy nhiên, hãy cố gắng cải thiện GPA trong thời gian còn lại. Bạn nên giải thích sự chênh lệch giữa SAT và GPA trong bài luận hoặc thư giới thiệu để hội đồng tuyển sinh hiểu rõ.

Tham gia hoạt động ngoại khóa không trực tiếp ảnh hưởng đến GPA, nhưng là một điểm cộng lớn trong hồ sơ du học hoặc xin học bổng, đặc biệt nếu GPA của bạn không nổi trội.

Thang điểm 4: GPA từ 3.20 - 3.59 Thang điểm 10: GPA từ 8.0 trở lên Thang điểm chữ: Thang điểm A.

Một số trường sử dụng hệ thống Weighted GPA cho các lớp nâng cao. Học sinh tham gia lớp Honors có thể được cộng 0.5 điểm và lớp Advanced Placement được cộng 1.0 điểm, giúp GPA của bạn có thể vượt qua mức 4.0.

Câu hỏi thường gặp về điểm GPA
Câu hỏi thường gặp về điểm GPA

Bài viết trên đã tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến điểm GPA là gì. Hy vọng những chia sẻ hữu ích này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về GPA và thang điểm GPA. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến GPA hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục xin visa du học, hãy liên hệ ngay với New Ocean để được tư vấn chi tiết!

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/cpa-va-gpa-a46594.html