Trứng vịt lộn chứa nhiều dưỡng chất như canxi, protein, Vitamin A, B, C… rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều mà mẹ vẫn cảm thấy băn khoăn liệu bà bầu ăn trứng vịt lộn có được không? Nội dung sau đây Pharmacity sẽ giải đáp chi tiết.
Thành phần giá trị dinh dưỡng có trong trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn là thực phẩm giàu dinh dưỡng, trong Đông y đây là thực phẩm có tác dụng tu âm, dưỡng huyết và ích trí. Trung bình, hai quả trứng vịt lộn cung cấp 182 kcal, 13,6g protein, 12,4g lipid, 4g glucid và 81mg canxi. Ngoài ra, chúng cũng chứa lượng lớn vitamin A và photpho, nhưng cũng có hàm lượng cholesterol khá cao, đạt 600mg/100g.
Trứng vịt lộn là món ăn giàu dinh dưỡng
Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không?
Theo các chuyên gia cho biết, bà bầu hoàn toàn có thể ăn trứng vịt lộn trong suốt thai kỳ, nhưng cần kiểm soát lượng ăn. Đặc biệt là vào tam cá nguyệt thứ nhất, chỉ nên ăn tối đa 2 trứng mỗi tuần, tránh ăn cùng lúc quá nhiều.
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên tránh ăn trứng lộn cùng rau răm, vì chúng sẽ gây ra tình trạng co bóp tử cung và tăng nguy cơ sảy thai.
Một số lợi ích ăn trứng vịt lộn khi mang thai
Nhờ thành phần chứa nhiều dưỡng chất, nên bà bầu khi ăn trứng vịt lộn mang đến nhiều lợi ích như:
- Bổ sung dinh dưỡng: Trứng vịt lộn chứa nhiều protein, canxi và vitamin, giúp cung cấp dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu.
- Giảm nguy cơ thiếu máu: Canxi, protein cùng nhiều loại vitamin trong trứng vịt lộn còn giúp giảm thiểu nguy cơ thiếu máu và suy dinh dưỡng trong thai kỳ.
- Phòng tránh các vấn đề về mắt: Một lượng lớn vitamin A trong trứng vịt lộn hỗ trợ sự phát triển của hệ thống thị lực của thai nhi.
- Hỗ trợ hệ miễn dịch: Protein và vitamin có trong trứng vịt lộn giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của cả mẹ và thai nhi, giúp chống lại và hạn chế các bệnh nhiễm trùng và bệnh tật.
- Hỗ trợ sự phát triển não bộ: Choline, một dưỡng chất quan trọng trong trứng vịt lộn, được cho là giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ và trí tuệ khiến bé trở nên thông minh hơn.
Bà bầu ăn trứng vịt lộn mang đến nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé
Ảnh hưởng khi ăn nhiều trứng vịt lộn trong thai kỳ
Việc tiêu thụ quá nhiều trứng vịt lộn trong thai kỳ có thể gây ra một số tác động tiêu cực như:
- Tăng cholesterol: Trứng vịt lộn là thực phẩm có chứa lượng lớn cholesterol. Khi tiêu thụ quá nhiều cholesterol sẽ gây tăng cholesterol máu, dẫn đến nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch cho cả mẹ và thai nhi.
- Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn: Trứng vịt lộn có thể chứa vi khuẩn Salmonella. Tiêu thụ quá nhiều trứng chưa chín kỹ gây ra ảnh hưởng xấu do nhiễm khuẩn đến cả mẹ và bé.
- Dị ứng: Một số người có thể phản ứng dị ứng với protein trong trứng vịt lộn. Việc ăn quá nhiều trứng có thể làm tăng phản ứng dị ứng ở thai nhi.
- Tăng nguy cơ sảy thai: Một số nghiên cứu cho biết, việc cơ thể được bổ sung quá nhiều cholesterol từ trứng trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
Có bầu nên hạn chế ăn quá nhiều trứng vịt lộn
Một số lưu ý cần biết khi bà bầu ăn trứng vịt lộn
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi khi ăn trứng vịt lộn, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ nên ăn 2 quả trứng vịt lộn trong một tuần
- Tránh ăn trứng vịt lộn vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ
- Không nên ăn kèm trứng vịt lộn với các gia vị nóng như ớt, tỏi,…
- Tránh ăn trứng sống hoặc chưa chín kỹ.
- Trứng vịt lộn nên được kết hợp với chế độ ăn uống cân đối, giàu protein, rau củ, và ngũ cốc nguyên hạt.
- Sau khi ăn trứng vịt lộn, nếu cảm thấy không khỏe hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
- Nếu bản thân phát hiện thấy có bất kì phản ứng dị ứng nào, nên ngừng ăn và tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.
Chắc hẳn với những thông tin trên đây, mọi người đã biết được bà bầu ăn trứng vịt lộn được không? Mặc dù tốt, nhưng chị em không nên lạm dụng, ăn quá nhiều trong thai kỳ để đảm bảo an toàn nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.