Khí Carbon Dioxide chiếm 0.035% trong bầu khí quyển góp phần vào quá trình quang hợp của thực vật. Không chỉ vậy, CO2 còn giúp bảo quản thực phẩm, làm áo phao cứu hộ, bình chữa cháy,… Với đa dạng công dụng, người đã và đang tìm kiếm nhiều phương pháp điều chế CO2. Hãy cùng Eogas tìm hiểu nhé!
Điều chế CO2 thông qua phản ứng CaCO3 và dung dịch HCl. Trong đó, sản phẩm thu được vẫn còn lẫn khí hiđro clorua cùng hơi nước.
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Chúng ta có thể thu khí CO2 tinh khiết bằng cách cho hỗn hợp khí và hơi nước qua bình đựng dung dịch NaHCO3 dư. Nhờ vậy, khí hiđro clorua sẽ bị giữ lại. Sau đó, để hỗn hợp khí còn lại đi qua bình đựng H2SO4 đặc (hoặc bình P2O5). Điều này giúp hơi nước bị hấp thụ lại. Kết quả của quá trình điều chế CO2 đem lại nồng độ tinh khiết cao
Điều chế CO2 bằng cách đốt cháy hoàn toàn than cốc trong không khí:
PTHH: C+O2 → CO2 ( điều kiện nhiệt độ)
Điều chế CO2 từ nhiệt phân đá vôi:
PTHH: CaCO3 → CaO + CO2 (ở 1000 oC)
Ngoài ra, chúng ta có thể thu CO2 từ các quá trình sau: :
Quá trình hô hấp của con người và động vật: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O
Từ việc lên men bia rượu: C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH
Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu: CxHy + (x+y/4)O2 → XCO2 + (y/2)H2O
Tính chất CO2 không màu, không mùi và không gây cháy nổ. Hơn nữa, nó không độc hại ở điều kiện bình thường. Chỉ khi mức nồng độ quá cao, dẫn đến tích tụ CO2 tại các nơi kín khí, khi ấy sẽ nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe con người
Một số Tác hại của khí Cacbon Dioxit CO2 bạn nên biết như sau:
Là khí hiệu ứng - Làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, tác động đến môi trường sống nhiều loài sinh vật
Khi nồng độ CO2 tăng nhanh dẫn đến việc giảm sự tổng hợp protein. Điều này ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của nhiều loài sinh vật. Nghiêm trọng hơn là mất cân bằng hệ sinh thái
Nếu nồng độ khí CO2 thấp sẽ làm tăng nhịp thở và đau đầu. Còn nếu nồng độ khí quá cao sẽ gây ra hiện tượng thiếu oxy nghiêm trọng, dẫn đến tử vong
Một số triệu chứng sẽ dần xuất hiện như: mất vận động, chóng mặt, bất tỉnh, hoặc buồn nôn. Khi da tiếp xúc với CO2 dạng lỏng có thể gây hiện tượng bỏng lạnh, tê cóng bộ phận cơ thể.
CO2 nặng hơn không khí, do đó, trường hợp sơ cứu nạn nhân, bạn cần đứng cao hơn sàn nhà. Sau đó, hãy nhẹ nhàng di chuyển nạn nhân tới những nơi cao ráo.
Trong trường hợp nồng độ CO2 quá cao đe dọa đến tính mạng, phải gọi ngay sự giúp đỡ của y tế. Hoặc gọi trung tâm xử lý chống độc để được hỗ trợ.
Việc sơ cứu cấp oxy cho người bị ngộ độc khí cacbonic phải được thực hiện bởi những sơ cứu viên có chuyên môn. điều chế CO2
CO2 trong bình chứa thường ở thể lỏng có cần cấp nhiệt để chuyển sang thể khí. Vì thế, khi dùng cần gắn thêm bộ phận sấy nhiệt ở van điều tiết khí CO2. Điều này hạn chế tình trạng CO2 bị đóng băng và bịt kín đường cấp khí.
Chỉ dùng mặt nạ thở có bạn nếu bạn biết cách dùng.
Phải hiểu rõ lợi ích của việc lắp đặt những thiết bị phát hiện khí tại những nơi như bệnh viện, trường học, nhà máy,..
Khi bảo quản, CO2 lỏng phải chứa trong stec kín chịu áp lực có bảo ôn hoặc trong chai kín chịu áp lực
Khi nạp chai CO2 lỏng không nên nạp quá 0,625 kg/lít thiết bị chứa. Nạp stec không quá mức 0,9 kg/lít trên thiết bị chứa. Tránh các hiện tượng va đập mạnh chai hoặc stec, tuyệt đối để cách xa nguồn nhiệt.
Khi vận chuyển chai khí, bình khí CO2 lỏng cần xếp nằm ngang. Về van chai quay về cùng một phía, có đệm lót giữa các bình và xe chở phải có mái che.
Trên đây là những chia sẻ về 2 phương pháp điều chế CO2 phổ biến hiện nay. Cùng với những thắc mắc liệu CO2 có độc không, cách phòng tránh và lưu ý sử dụng. Nếu bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho mọi người với nhé!
Eogas là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm ngành khí uy tín trên toàn quốc. Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
Quý khách hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
Công ty TNHH Eogas
Địa chỉ: Số 15, Khối phố Nguyên Khê, Xã Nguyên Khê, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0243 204. 7019/ 0888.693.336
Email: admin@eogas.vn.
Facebook: Công ty TNHH Eogas
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/phan-ung-nao-sau-day-duoc-su-dung-de-dieu-che-co2-trong-phong-thi-nghiem-a46451.html