Khoai lang luộc bao nhiêu calo? Có giúp giảm cân không?
Các món luộc là những món ăn có cách chế biến đơn giản và dễ thực hiện nhất. Mặc dù cách nấu này đơn giản, nhưng luộc thực phẩm giúp giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng. Trong khi đó, chiên hoặc nấu ở nhiệt độ quá cao có thể làm mất đi nhiều dưỡng chất quan trọng. Do đó khoai lang luộc là món ăn được nhiều người ưa thích.
Hàm lượng calo trong từng loại khoai lang
Trước khi tìm hiểu khoai lang luộc bao nhiêu calo chúng ta hãy cùng điểm qua thông tin về hàm lượng calo trong từng loại khoai lang phổ biến hiện nay:
Khoai lang tím
Khoai lang tím có lượng calo thấp, khoảng 86 calo/100g. Nó chứa ít đường nhưng lại phong phú về chất xơ, cùng với các vitamin A, B, C và khoáng chất, giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Khoai lang mật (khoai lang nghệ)
Khoai lang nghệ chứa khoảng 116 calo/100g, nhưng không gây tăng cân nhờ hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ trong khoai lang nghệ giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa và cải thiện chức năng đường ruột.
Khoai lang vàng
Khoai lang vàng có lượng calo thấp, khoảng 85.6 calo/100g, nhưng chứa nhiều đường. Nếu đang giảm cân, bạn nên hạn chế tiêu thụ loại khoai này để tránh lượng đường cao.
Khoai lang luộc bao nhiêu calo?
Khoai lang luộc bao nhiêu calo? Khoai lang là thực phẩm giàu dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích. Vậy nên, lượng calo trong khoai lang luộc là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Khi khoai lang được chế biến thành các món khác nhau như: Luộc, hấp, chiên hay sấy, chỉ số calo sẽ khác nhau. Tuy nhiên, lượng calo trong khoai lang luộc hầu như không thay đổi so với khi chưa chế biến.
Theo các chuyên gia, 100g khoai lang luộc cung cấp khoảng 86 calo. Do đó, lượng calo trong một củ khoai lang luộc thường dao động từ 180-200 calo.
Thành phần dinh dưỡng trong khoai lang
Năm được thông tin về thành phần dinh dưỡng của khoai lang cũng giúp bạn trả lời câu hỏi khoai lang luộc bao nhiêu calo. Một số thành phần dinh dưỡng chính có trong khoai lang có thể kể đến đó là:
Tinh bột: Khoai lang chứa 80% tinh bột tiêu hóa nhanh, 9% tiêu hóa chậm, và 11% kháng tinh bột. Tinh bột tiêu hóa nhanh làm tăng chỉ số đường huyết, trong khi kháng tinh bột hỗ trợ sức khỏe đường ruột.
Protein: Một củ khoai lang trung bình chứa khoảng 2g protein. Dù hàm lượng protein thấp, khoai lang cung cấp loại protein có đặc tính chống oxy hóa và hỗ trợ chữa lành.
Carbs: Mỗi củ khoai lang chứa khoảng 27g carbs, chủ yếu là tinh bột (53%) và đường đơn (32%).
Chất xơ: Một củ khoai lang luộc chứa khoảng 3.8g chất xơ, bao gồm sợi hòa tan và không hòa tan. Chất xơ giúp tăng cảm giác no, giảm lượng thức ăn và lượng đường trong máu, đồng thời hỗ trợ sức khỏe đường ruột.
Vitamin và khoáng chất: Khoai lang là nguồn dồi dào beta-caroten (chuyển hóa thành vitamin A), vitamin C (chất chống oxy hóa), kali (kiểm soát huyết áp), vitamin B6 (chuyển đổi thức ăn thành năng lượng), mangan (hỗ trợ tăng trưởng và phát triển), vitamin B5 (tốt cho sức khỏe da và tóc), và vitamin E (giúp chống oxy hóa).
100g khoai lang chiên, nướng chứa bao nhiêu calo?
Khoai lang chiên cung cấp mức năng lượng khá cao, với khoảng 325 calo trong mỗi 100g. Vì vậy, nếu bạn đang theo chế độ ăn kiêng, nên hạn chế ăn khoai lang chiên.
Theo các nghiên cứu, 100g khoai lang nướng có khoảng 84-85 kcal. Nếu thêm các thành phần như mật ong, bơ, lượng calo sẽ cao hơn so với khoai lang luộc. Mặc dù lượng calo trong khoai lang nướng gần như không thay đổi so với khi chưa chế biến, nó vẫn là một lựa chọn phù hợp trong chế độ ăn giảm cân của nhiều người.
Lợi ích sức khỏe khi ăn khoai lang
Ngoài khoai lang luộc bao nhiêu calo? Thì lợi ích sức khỏe mà khoai lang mang lại là gì cũng được nhiều bạn đọc quan tâm:
Khoai lang với hàm lượng chất xơ cao và dễ tiêu hóa, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón và khó tiêu.
Vitamin A trong khoai lang rất dồi dào, hỗ trợ bảo vệ mắt và tăng cường thị lực, đồng thời cải thiện tình trạng quáng gà và suy giảm thị lực. Một củ khoai lang lớn cung cấp khoảng 1.403 mcg vitamin A, gấp 5 lần nhu cầu hàng ngày của cơ thể.
Khoai lang cũng giúp cải thiện độ nhạy insulin ở người mắc bệnh tiểu đường, nhờ vào lượng chất xơ quan trọng giúp giảm nguy cơ tiểu đường type 2.
Với hàm lượng kali cao lên tới 259mg, khoai lang giúp kiểm soát và ổn định huyết áp, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu kali hàng ngày.
Sử dụng khoai lang còn giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng nhờ hàm lượng beta-caroten cao, có tác dụng chống gốc tự do và bảo vệ cơ thể.
Ngoài ra, khoai lang hỗ trợ giảm cân hiệu quả và được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng.
Ăn khoai lang luộc có giúp giảm cân không?
Khoai lang là thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, đồng thời có lượng calo thấp, vì vậy nó có thể hỗ trợ giảm cân khi được sử dụng trong chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Cụ thể:
Khoai lang cung cấp khoảng 85,8 calo, thấp hơn nhiều so với gạo trắng tinh chế (120 calo) và gạo lứt (110 calo). Sử dụng khoai lang giúp giảm lượng calo nạp vào cơ thể trong khi vẫn cung cấp tinh bột cần thiết.
Với hàm lượng chất xơ cao và dễ tiêu hóa, khoai lang chuyển hóa nhanh hơn so với gạo trắng. Chất xơ trong khoai lang giúp làm sạch đường ruột và cải thiện vi sinh vật, hỗ trợ giảm số đo vòng 2.
Khoai lang luộc giúp tạo cảm giác no nhanh đồng thời kiểm soát cơn thèm ăn hiệu quả. Bạn có thể dùng khoai lang cho bữa chính hoặc bữa phụ để hỗ trợ quá trình giảm cân, kiểm soát lượng thức ăn nạp vào và tăng hiệu quả giảm cân.
Tuy nhiên, việc ăn khoai lang không đảm bảo giảm cân trực tiếp. Hiệu quả giảm cân phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như: Tổng lượng calo và chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày. Để giảm cân hiệu quả, bạn nên chú ý ăn ít calo hơn so với nhu cầu tiêu thụ hàng ngày của cơ thể và kết hợp với việc tập luyện thể dục đều đặn.
Lưu ý khi ăn khoai lang để đảm bảo sức khỏe
Ăn khoai lang nhiều có tốt không? Có một số lưu ý mà bạn cần nắm để việc ăn khoai lang tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:
Khoai lang có hàm lượng oxalate cao có thể dẫn đến hình thành sỏi thận và sỏi túi mật. Vì vậy, bạn nên tiêu thụ khoai lang một cách điều độ.
Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào, nhưng ăn quá nhiều có thể gây ngộ độc vitamin A, dẫn đến triệu chứng như đau đầu và phát ban.
Nếu bạn có vấn đề về gan hoặc thận, cần thận trọng khi ăn khoai lang, vì tiêu thụ quá mức có thể gây hại cho sức khỏe gan và thận.
Với hàm lượng kali cao, việc ăn quá nhiều khoai lang có thể làm tăng mức kali trong cơ thể, dẫn đến tình trạng tăng kali máu (nhiễm độc kali) và có thể gây đau tim.
Khoai lang chứa mannitol, một hợp chất có thể gây tiêu chảy, đau dạ dày và đầy hơi. Nếu bạn có vấn đề về dạ dày, nên hạn chế ăn khoai lang.
Dù khoai lang có chỉ số đường huyết thấp, nó vẫn có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Do đó, cần cẩn trọng khi ăn khoai lang nếu bạn bị tiểu đường.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: "Khoai lang luộc bao nhiêu calo?". Nếu bạn đang muốn giảm cân, khoai lang có thể là một lựa chọn lý tưởng. Mỗi loại khoai có mức calo khác nhau, nhưng sự khác biệt không lớn. Để xây dựng một thực đơn giảm cân hiệu quả với khoai lang, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng.