Đằng sau sự thành công của các thương hiệu nổi tiếng chỉ gói gọn trong cụm từ “strategy”. Vậy strategy là gì? Tầm quan trọng của strategy như thế nào? Những yếu tố cần thiết trong kinh doanh là gì? Tất cả nội dung liên quan đến strategy sẽ được trình bày cụ thể dưới bài viết này, bạn đọc cùng tìm hiểu với Careerlink.vn nhé!
“Strategy có nghĩa là chiến lược là tổng thể các hoạt động nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu dài hạn”.
Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả là cả một quá trình đầu tư lâu dài cả về tài chính, công sức và thời gian. 3 nguyên tắc quan trọng khi xây dựng Strategy đó là:
- Chiến lược vận hành xuất sắc (Operational Excellence);
- Chiến lược xây dựng lòng trung thành của khách hàng (Customer Intimacy);
- Chiến lược dẫn đầu sản phẩm (Product Leadership Generation).
Hiểu được bản chất của chiến lược kinh doanh chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp kinh doanh thành công. Cụ thể, bản chất chính chiến lược kinh doanh đó là:
Như đã trình bày ở trên, strategy bao gồm tổng thể các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: phát triển thương hiệu, định vị/nhận diện thương hiệu và lập kế hoạch tối ưu hóa hoạt động kinh doanh…
Không chỉ dừng lại ở đó, strategy còn liên quan đến các hoạt động khác như tìm kiếm/thu hút khách hàng tiềm năng, giữ chân khách hàng, tạo cho doanh nghiệp có thêm nhiều lợi thế.
Những mục tiêu chung chiến lược kinh doanh hướng đến sẽ là:
- Mục tiêu về Marketing.
- Mục tiêu về chiến lực giá.
- Mục tiêu về kinh doanh
- Mục tiêu về thương hiệu.
Nhìn chung, tất cả những mục tiêu strategy hướng đến đều mang tính chất dài hạn, được thực hiện xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ góp phần tạo nên ưu thế về thị phần, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ.
Hoặc chiến lược kinh doanh giúp tăng độ phủ và nhận diện thương hiệu từ 3-5 năm. Ngoài ra còn giúp doanh thu và lợi nhuận luôn giữ mức tăng trưởng tốt.
Ngoài hai nhiệm vụ đã kể trên thì một nhiệm vụ nữa của chiến lược kinh doanh (Strategy) đó là phân chia nguồn lực đúng, hợp lý. Theo đó, doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau, dự phòng cho mọi hoạt động với mục đích có được kết quả tốt nhất.
Với một số trường hợp, thì Strategy lại được coi là chiến dịch Marketing tổng thể và mục tiêu chính là để sử dụng tối đa các nguồn lực một cách hiệu quả, tiếp cận được số lượng khách hàng tiềm năng nhiều nhất.
Strategy có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó quyết định đến sự thành công hay thất bại về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy tầm quan trọng của strategy là gì? Hãy cùng theo dõi tiếp nhé.
- Chiến lược kinh doanh được ví như là chiếc “phao cứu sinh”, luôn có mặt khi doanh nghiệp gặp những trường hợp rủi ro bất ngờ nhất. Khi chiến lược kinh doanh đã được lập từ trước thì doanh nghiệp sẽ có phương pháp ứng phó nhanh chóng nhằm giảm thiểu những thiệt hại.
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp vạch được kế hoạch cho từng hoạt động cụ thể, cho từng giai đoạn, và từng sản phẩm và dịch vụ từ đó, giúp doanh nghiệp xác định được hướng đi rõ ràng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Strategy cũng giúp tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại và trong tương lai để doanh nghiệp lên kế hoạch sẵn sàng, phát huy lợi thế và cải thiện những nhược điểm còn hạn chế.
- Khi có chiến lược kinh doanh tốt sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, nâng cao được hiệu quả từ các nguồn lực.
Ngoài ra, strategy cũng là căn cứ để các doanh nghiệp có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn, nhanh chóng và phù hợp với sự biến đổi của thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và xu thế.
Chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đều sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau. Và những yếu tố nổi bật nhất phải kể đến là:
Yếu tố quan trọng nhất của chiến lược kinh doanh đó là mục tiêu hướng đến. Việc xác định được mục tiêu dù là ngắn hay dài hạn cũng sẽ tạo điều kiện để các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển hiệu quả hơn.
Thuật ngữ strategy có phạm trù rất rộng, vì vậy khi xác định phạm vi hoạt động của chiến lược, ngay từ giai đoạn đầu tiên doanh nghiệp cần phải rõ ràng. Tùy vào quy mô hoạt động mà mục tiêu đặt ra của phạm vi chiến lược kinh doanh có thể khác nhau.
Lưu ý, doanh nghiệp nên khoanh vùng và tập trung vào những phạm vi có tiềm năng nhất để tiết kiệm được thời gian, nhân lực, tiền bạc.
Một yếu tố không thể thiếu khi thực hiện chiến lược kinh doanh đó là nguồn lực. Khi đã có bản kế hoạch chiến lược đầy đủ, bước tiếp theo doanh nghiệp nên làm là cần phân bổ nguồn lực liên quan để thực hiện được chiến lược đã đề ra. Có thể nói, nếu doanh nghiệp có nguồn lực và tiềm năng lớn thì cơ hội phát triển vô cùng tốt.
Nguồn lực trong strategy chính là đội ngũ nhân sự, cơ sở vật chất và tài chính… Tất cả những nguồn lực này đều rất cần thiết trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh. Sự thành công hay thất bại của chiến lược kinh doanh phụ thuộc vào yếu tố này.
Những giá trị đích thực là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến. Nó là đáp án cho những câu hỏi trước khi thực hiện chiến lược kinh doanh như: Sự thành công của chiến lược mang đến cho doanh nghiệp những gì? Khách hàng nhận được điều gì sau khi thực hiện strategy?
Muốn biết giá trị của chiến lược kinh doanh Strategy mang tới thì sau khi thực hiện doanh nghiệp cần đánh giá, tổng kết cả quá trình để biết được kết quả. Nếu những giá trị mang lại lớn nghĩa là chiến lược đã thành công.
Khi đã có mục tiêu cụ thể, phạm vi rõ ràng thì bước tiếp theo doanh nghiệp cần phải làm là đưa ra phương thức để thực hiện. Nhưng không phải cách nào cũng đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nên doanh nghiệp cần dành thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu kỹ mọi vấn đề liên quan để đưa ra những quyết định cuối cùng thật đúng đắn, phù hợp.
Các phương thức được đưa ra trong Strategy cũng cần phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu, phân khúc sản phẩm, dịch vụ hay quy mô doanh nghiệp cần phát triển hay đối tượng khách hàng hướng tới.
Khi xây dựng chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cũng cần phải xem xét, đánh giá mức độ khả năng. Bởi không phải cứ xây dựng strategy là thành công mà để đạt được điều đó cần tới rất nhiều yếu tố liên quan khác. Do vậy, doanh nghiệp phải khéo léo phối hợp với nhiều hoạt động khác thì mới cho ra được hiệu quả, giá trị tốt nhất.
Đặc biệt, khi xây dựng strategy doanh nghiệp không nên vẽ lên những mục tiêu, kế hoạch quá xa vời, viển vông mà phải nhìn vào thực tế. Nếu không chú ý đến điều này sẽ khiến cho chiến lược của doanh nghiệp bị thất bại và gây ra những hậu quả, thiệt hại nặng nề.
Bài viết trên đã giới thiệu chi tiết cho bạn đọc về strategy là gì và những nội dung liên quan. Mong rằng, những chia sẻ này giúp bạn thực hiện chiến lược kinh doanh thành công, mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Thúy Vui
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/strategic-la-gi-a45133.html