Cây bướm bạc có tác dụng gì?

Trong Y Học Cổ Truyền, cây bướm bạc là vị thuốc có tính mát, vị hơi ngọt, quy vào kinh Can, Phế, Tâm và có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, khai uất, lương huyết... Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về công dụng của cây bướm bạc trong điều trị bệnh.

1. Đặc điểm cây

Cây Bướm bạc còn được gọi là cây bướm trắng, bướm bướm, hoa bướm, có tên khoa học là Herba Mussaenda pubescens - thuộc họ cà phê (Rubiaceae). Loại thực vật này có những đặc điểm như sau:

Rễ, thân và hoa cây là bộ phận được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh. Trong đó, thân và rễ cây được thu hái quanh năm, hoa cây được thu hái vào tháng 6 - 7 hàng năm. Dược liệu sau khi thu hái có thể dùng ở dạng tươi hoặc khô. Đối với dược liệu khô cần rửa sạch nguyên liệu vừa thu hoạch được, sau đó đem sấy khô hoặc phơi khô. Bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng và đóng gói kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.

Cây bướm bạc là một loại dược liệu có thể làm thuốc chữa bệnh

2. Tác dụng của cây bướm bạc

Cây Bướm bạc có tác dụng gì trong điều trị bệnh?” Theo đó, nghiên cứu từ các nhà khoa học đã chứng minh rằng cây Bướm bạc chứa các hoạt chất axit amin, axit hữu cơ và nhiều thành phần dưỡng chất thiết yếu khác. Vì vậy, dược liệu này có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, có thể kể đến như sau:

Trong Y Học Hiện Đại:

Trong Y Học Cổ Truyền:

Dược liệu bướm bạc có tính mát, vị hơi ngọt, quy vào kinh Can, Phế, Tâm và có công dụng như sau:

3. Cây bướm bạc trong các bài thuốc chữa bệnh

Cây bướm bạc chữa bệnh gì?” Theo đó, vị thuốc bướm bạc có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, vì vậy chúng được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh.

3.1. Bài thuốc chữa sổ mũi, say nắng

Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 12g thân cây Bướm bạc, 10g lá Ngũ trảo, 3g Bạc hà. Hỗn hợp dược liệu đem hãm với nước sôi và dùng uống thay nước trà.

3.2. Bài thuốc phòng ngừa say nắng

Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 60 - 90g dược liệu Bướm bạc, đem rửa sạch và nấu với một thể tích nước phù hợp, dùng nước thuốc thu được uống thay trà.

3.3. Bài thuốc trị khí hư bạch đới

Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 10 - 20g rễ cây Bướm bạc đã được rửa sạch, đem sắc với một thể tích nước phù hợp. Nước thuốc thu được dùng uống mỗi ngày đến khi tình trạng bệnh được cải thiện.

3.4. Bài thuốc giúp giảm niệu

Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 30g mỗi vị thuốc gồm Bướm bạc và Mã đề; 60g dây Kim ngân tươi. Hỗn hợp dược liệu được sắc trong một thể tích nước phù hợp. Nước thuốc thu được dùng uống mỗi ngày đến khi tình trạng bệnh được cải thiện.

Cây bướm bạc được sử dụng trong một số bài thuốc Y Học Cổ Truyền

3.5. Bài thuốc chữa phù do viêm thận, giảm niệu

Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 30g thân cây Bướm bạc (hoặc 40g lá cây bướm bạc), 30g Mã đề, 30g dây Kim ngân tươi. Hỗn hợp dược liệu được trong 5 phần nước đến khi cô đặc còn khoảng 2 phần nước thì dừng. Dùng nước thuốc uống mỗi ngày và nên uống khi nóng.

3.6. Bài thuốc chữa chứng sốt gây hôn mê, táo bón, khát nước, đái buốt

Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 60g rễ cây Bướm bạc, 20g Hành tăm. Hỗn hợp dược liệu được sao vàng và sắc với nước dùng uống mỗi ngày, người bệnh nên uống khi nóng để đạt hiệu quả điều trị cao.

3.7. Bài thuốc chữa sốt, ho và viêm amidan

Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 30g cây Bướm bạc, 10g rễ Bọ mẩy và 20g Huyền sâm. Hỗn hợp dược liệu được sắc trong một thể tích nước phù hợp. Nước thuốc thu được dùng uống mỗi ngày, để đạt hiệu quả cao người bệnh nên dùng mỗi ngày một thang thuốc.

3.8. Bài thuốc chữa viêm lở loét da

Dùng một lượng bằng nhau lá cây Mướp tươi và lá cây Bướm bạc tươi. Rửa hỗn hợp dược liệu bằng nước lọc rồi đem giã nát, dùng đắp vào vị trí da bị viêm lở.

3.9. Bài thuốc chữa thấp khớp, phong thấp và đau nhức xương khớp

3.10. Bài thuốc chữa bệnh chốc đầu

Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 30g hoa cây Bướm bạc, 25g Bồ kết và 100ml Mật lợn. Đun sôi các nguyên liệu trong nước và dùng gội đầu mỗi ngày đến khi tình trạng bệnh lý được cải thiện.

3.11. Bài thuốc chữa bệnh chàm

Chế biến bài thuốc như sau: Dùng một lượng bằng nhau các dược liệu gồm: Vôi củ, hoa cây Bướm bạc và lá Đào. Hỗn hợp dược liệu được rửa sạch bằng nước, giã nhỏ và thoa vào những vùng bị tổn thương do bệnh chàm.

Cần lưu ý không sử dụng dược liệu Bướm bạc trong điều trị bệnh ở trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hay người dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong bài thuốc.

Cây bướm bạc là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên cũng như các vị thuốc khác, dược liệu này có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định. Vì vậy, để đảm bảo độ an toàn và hiệu quả trong điều trị, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/cay-buom-a44357.html