Ngành hóa dược là một trong những ngành nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh, sinh viên trong kỳ xét tuyển đại học năm nay. Vậy ngành học này là gì? Chương trình đào tạo hoá dược có gì? Cơ hội việc làm như thế nào? Nếu bạn cũng có cùng những quan tâm trên thì theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé.
Ngành hóa dược (Pharmaceutical Chemistry) là một ngành thuộc lĩnh vực y khoa và khoa học dược phẩm.
Được phát triển dựa trên các kiến thức về hoá học để nghiên cứu và mở rộng đến ngành có liên quan như sinh học, y học, dược học.
Ngành tập trung vào nghiên cứu, phát triển, sản xuất thuốc và dược phẩm, tạo ra các sản phẩm dược an toàn và hiệu quả.
>>>Xem thêm: Điều dưỡng lấy bao nhiêu điểm? Thông tin điểm chuẩn chi tiết
Các kiến thức mà sinh viên ngành hóa dược được học bao gồm:
Lý do ngành hoá dược được yêu thích:
Nhu cầu tuyển dụng của ngành cao, và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tuy nhiên, để trở thành một nhân lực giỏi và đạt được mức lương mơ ước.
Sinh viên ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường phải tập trung trau dồi kiến thức chuyên môn, học thêm các kỹ năng mềm.
Với khối kiến thức nặng, mức lương cho sinh viên ngành hóa dược cũng ở mức khá cao. Khoảng từ 8 - 20 triệu đồng tuỳ vào khả năng, trình độ của mỗi người.
Với những chuyên viên hay những người đang làm việc tại nước ngoài, con số này có thể lên đến hàng ngàn USD.
Thực tế hiện nay, nhân sự hoá dược cấp cao, chuyên môn tốt đang rất khan hiếm. Vì vậy, cơ hội phát triển, thăng tiến trong ngành là rất lớn.
Nếu bạn có ý chí phấn đấu, có năng lực lãnh đạo thì việc thăng tiến lên vị trí, chức vụ cao hơn không phải điều quá khó khăn.
Dưới đây là một số công việc mà sinh viên ngành hóa dược có thể đảm nhiệm sau khi ra trường. Bạn tham khảo và lên kế hoạch học tập cho phù hợp nhé.
Với chương trình đào tạo chuyên sâu về dược phẩm, sinh viên ngành hóa dược sau khi ra trường có thể trở thành chuyên viên tư vấn dược phẩm.
Nơi công tác là các công ty dược phẩm, nhà máy sản xuất thuốc, cơ quan quản lý dược phẩm, viện nghiên cứu hoặc các cơ sở khám chữa bệnh.
Hoạt động cụ thể của công việc này là tư vấn, lập kế hoạch, hướng dẫn sử dụng thuốc đúng.
Có rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước có dự án phát triển liên quan đến lĩnh vực y dược. Sinh viên sau tốt nghiệp có thể tham gia vào các dự án này.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ứng tuyển hoặc hợp tác với các nhóm nghiên cứu để cùng nhau tạo ra những sản phẩm Dược mới.
Cử nhân ngành hoá dược cũng có thể đảm nhận công tác quản lý và kiểm định chất lượng thuốc tại doanh nghiệp hoặc cơ sở khám chữa bệnh.
Công việc cụ thể là đảm bảo quy trình quản lý và cung ứng dược phẩm tuân thủ nguyên tắc đã đề ra.
Mọi đánh giá, nhận xét của bạn đều sẽ đóng góp một phần cải thiện chất lượng thuốc trước khi đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, cần phải cẩn trọng trong từng bước và tuyệt đối tuân thủ các quy định Pháp luật Việt Nam.
Người tốt nghiệp Cao đẳng/ Đại học ngành hóa dược có thể tiếp tục học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ,… để nâng cao trình độ.
Sau khi đã có đủ kiến thức, kinh nghiệm, bạn có thể làm giảng viên, trợ giảng tại các cơ sở đào tạo hoặc các cơ sở dược phẩm.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đảm nhận những công việc như chuyên viên tư vấn chất hoá học, chuyên viên nghiên cứu,…
Bài viết là những thông tin chi tiết về ngành hoá dược. Hy vọng chia sẻ trên, bạn đọc giải đáp được các thắc mắc của bản thân. Cùng đón đọc thêm những thông tin mới về ngành trên website của Hội điều dưỡng nhé!
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/nganh-hoa-duoc-la-gi-a43603.html