Bạn đã biết gì về các lễ hội truyền thống ở Hà Nội? Các lễ hội tại thủ đô có gì đặc biệt? Hãy cùng xem nội dung trong bài viết này để hiểu hơn về những văn hóa độc đáo đã có từ ngàn xưa tại vùng đất cổ kính - thủ đô Hà Nội của đất nước! Đừng quên tại Vietnam Tickets có vé máy bay giá rẻ bay đi muôn nơi dành cho bạn, kết nối Tổng đài 1900 3173 Đặt Vé Ngay Hôm Nay!
Trong nội dung tổng quan này, hãy cùng nói về những lễ hội truyền thống ở Hà Nội đã được lưu trữ, bảo tồn cẩn thận theo năm tháng qua mỗi thời đại cho đến ngày hôm nay.
Hà Nội với hơn ngàn năm văn hiến bề dày lịch sử hùng mạnh, đi cùng nền văn hóa truyền thống ngàn đời xưa truyền lại, thành phố Hà Nội đích thực là một điểm đến không thể bỏ qua, dành cho cả du khách ngoại quốc lẫn toàn thể người dân từ Nam đi Trung rồi ra Bắc. Hãy cùng Vietnam Tickets điểm qua các lễ hội văn hóa đặc sắc tại thủ đô Hà Nội, chính là một phần linh hồn thuần túy đại diện cho quốc gia và là niềm tự hào lớn mạnh thể hiện sâu sắc các giá trị nhân văn cho cả dân tộc.
Đừng quên nếu cần book vé máy bay giá rẻ chuyến nội địa & chuyến bay quốc tế, xin kết nối ngay Tổng Đài Đặt Vé 24/7 19003173 để được tư vấn chi tiết nhất từ Vietnam Tickets!
Thủ đô Hà Nội có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc nói chung như lễ hội Gò Đống Đa, lễ hội đền Bạch Mã, lễ hội Chùa Thầy, lễ hội Võng La, lễ hội làng Bát Tràng… Những lễ hội đặc biệt tổ chức hằng năm này của Hà Nội không chỉ là cơ hội để cộng đồng người dân kỷ niệm, tưởng nhớ về các giá trị truyền thống của dân tộc, mà còn là dịp để tận hưởng trải nghiệm văn hóa ở thành phố Hà Nội cổ kính.
Mỗi một lễ hội tại Hà Nội đều mang đậm dấu ấn văn hóa lâu đời, tôn vinh những giá trị truyền thống cùng với hàng loạt những ký ức lịch sử hào hùng của dân tộc. Dưới đây là 9 lễ hội truyền thống nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội được gợi ý từ Vietnam Tickets mà bạn có thể tham khảo nếu có ý định làm chuyến vi vu đến thăm Hà Nội!
Chùa Hương là một trong những điểm đến linh thiêng hàng đầu vô cùng nổi tiếng, chùa Hương cũng là nguồn cảm hứng được đưa vào thơ ca của Nguyễn Nhược Pháp (nhà thơ) và phổ nhạc bởi nhạc sĩ Trung Đức. Lễ hội Chùa Hương ở Hà Nội không chỉ là dịp để viếng thăm chùa mà còn là nơi để mọi người tìm sự bình yên và niềm tin tâm linh, điểm tựa tinh thần.
Tại lễ hội chùa Hương, mọi người được tham gia vào nhiều hoạt động giải trí độc đáo như bơi thuyền trên sông, leo núi khám phá vẻ đẹp thiên nhiên bát ngát, thưởng thức các buổi biểu diễn múa hát dân ca truyền thống, tạo nên bầu không khí vui nhộn và sôi nổi.
Lễ hội Chùa Hương diễn ra tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức thuộc Hà Nội, kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng mỗi năm đến khoảng gần cuối tháng 3 âm lịch. Đây là dịp lễ hội truyền thống ở Hà Nội quan trọng đầu năm, thu hút hàng nghìn du khách cùng các phật tử từ khắp nơi đổ về tham gia tại nơi đây.
Lễ hội Gò Đống Đa tại Hà Nội là dịp để tôn vinh lịch sử và tưởng nhớ Quang Trung hoàng đế - vua Nguyễn Huệ, để lại cho đất nước vinh quang chiến thắng rất quan trọng trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa. Với bề dày lịch sử hơn 200 năm, lễ hội Gò Đống Đa đã trở thành một biểu tượng văn hóa bất di bất dịch của thủ đô Hà Nội, được tổ chức mỗi dịp đầu xuân..
Lễ hội được diễn ra tại khu vực Gò Đống Đa thuộc phường Quang Trung Hà Nội. Vào ngày mùng 5 Tết Cổ Truyền cứ mỗi năm, đây là dịp lễ không thể thiếu đầu năm mới, để người dân thủ đô nhìn lại và ghi nhận kỷ niệm vĩ đại hào hùng của dân tộc ngày trước. Đồng thời cũng là ngày để tận hưởng bầu không khí rộn ràng, huyên náo khởi đầu mùa xuân.
Lễ hội đền Cổ Loa Hà Nội thường diễn ra đều đặn hằng năm, trong khoảng 10 ngày liên tiếp, kể từ ngày mùng 6 đến ngày 16 tháng Giêng Tết Nguyên Đán. Lễ hội được tổ chức tại chùa An Dương Vương thuộc huyện Đông Anh ở thành phố Hà Nội.
Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, mọi người tham gia và ngắm nhìn nhiều hoạt động thú vị được diễn ra một cách trang trọng như đám rước có hẳn 12 chiếc kiệu khiêng đi vòng quanh giếng Trọng Thủy rồi dừng lại tại cổng làng. Đi kèm nghi thức làm lễ chia tay truyền thống ở ngày cuối cùng của lễ hội.
Hơn thế, còn có các trò chơi dân gian như đấu vật, đánh đu, thi thổi cơm, kéo co với nhiều hoạt động đặc sắc như hát ca trù, và được trông đợi nhất chính là màn trình diễn pháo hoa hoành tráng lộng lẫy. Đây là một trong các lễ hội truyền thống ở Hà Nội nổi tiếng được nhiều người biết đến nhất.
Lễ hội Đền Gióng tại huyện Sóc Sơn thuộc Hà Nội, được tổ chức hằng năm Tết Âm Lịch tại xã Phù Linh từ mùng 6 đến hết mùng 8 của tháng Giêng. Đây là dịp để kỷ niệm cũng như tôn vinh người anh hùng dân tộc Gióng vĩ đại (dân gian xưa gọi là Thánh Gióng). Anh hùng Gióng là người đã có những chiến công đáng ngưỡng mộ và thần kỳ trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm từ tận thời xa xưa.
Truyền thống lễ hội đền Gióng Sóc Sơn thể hiện sự biết ơn này đã được lưu truyền, giữ gìn và lan tỏa qua các thế hệ. Trong suốt ba ngày lễ long trọng tại đền Gióng Sóc Sơn, diễn ra tưng bừng nhiều hoạt động thú vị, đặc biệt là lễ rước voi quy mô ấn tượng, đây là điểm nhấn quan trọng nhất của lễ hội này.
Lễ hội Chùa Thầy là một trong những lễ hội quan trọng và lớn nhất quốc gia, được tổ chức tại xã Sài Sơn thuộc huyện Quốc Oai tại Hà Nội. Lễ hội Chùa Thầy tổ chức từ ngày 5 đến ngày 7 âm lịch tháng 3 mỗi năm. Đây là dịp kỷ niệm nhớ về vị pháp sư Từ Đạo Hạnh (Đức Thánh Láng), một thiền sư thời nhà Lý (1009 - 1225) để lại dấu ấn sâu sắc đậm màu huyền thoại trong lịch sử tâm linh Việt Nam.
Lễ hội Chùa Thầy ở Hà Nội mang trong mình không chỉ đơn giản là giá trị văn hóa truyền thống, mà còn là dịp để người dân khi tham gia vào những ngày lễ hội, mong cầu tìm kiếm sự bình an trong tâm trí và linh hồn. Cứ thường lệ mỗi năm đến định kỳ ngày lễ, lễ hội Chùa Thầy lôi cuốn, thu hút số lượng không nhỏ các du khách thập phương tìm đến khám phá và trải nghiệm trong không gian nhộn nhịp đầy tâm linh tại đây.
Trong thời gian diễn ra lễ hội truyền thống ở Hà Nội - lễ hội Chùa Thầy, mọi du khách sẽ có cơ hội tham gia nhiều hoạt động như leo núi ngắm cảnh từ trên đỉnh núi, thưởng thức những giai điệu dân ca quan họ rất độc đáo ngân nga vang lên một cách ngọt ngào, đặc trưng cho vùng đất này.
Lễ hội đền Bạch Mã Hà Nội hằng năm được tổ chức tại phố Hàng Buồm thuộc quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Lễ hội diễn ra trong hai ngày nhằm ngày 12 và 13 của tháng 2 âm lịch. Đền Bạch Mã là một trong những ngôi đền linh thiêng, cổ kính bậc nhất nằm trong khu phố cổ của thủ đô Hà Nội, lễ hội được tổ chức tại đây cho việc tưởng nhớ công ơn của thần Long Đỗ (thần Bạch Mã).
Ngày đầu tiên của lễ hội đền Bạch Mã Hà Nội, du khách sẽ được chứng kiến một buổi rước kiệu long trọng, chào đón sự xuất hiện của đội tế nam quan và đội tế nữ, kèm theo đội múa rồng, mô hình chú trâu, hình thành nên không khí uy nghiêm trang trọng của lễ Tiến Xuân.
Ngày thứ hai trong lễ hội, được biết sẽ diễn ra các nghi lễ tế Thánh sau đó kết thúc bằng lễ tế giã. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ của lễ hội đền Bạch Mã Hà Nội, có tổ chức một số trò chơi dân gian vui nhộn và những tiết mục nghệ thuật dân tộc sôi nổi, thu hút nhiều sự quan tâm của du khách phương xa và người dân địa phương.
Lễ hội làng Lệ Mật ở thủ đô Hà Nội diễn ra vào ngày 23 tháng 3 âm lịch, hằng năm tại làng Lệ Mật, xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm. Lúc này đây cư dân trong làng sẽ đồng loạt tổ chức ngày lễ để tưởng nhớ Hoàng Đức Trung (Hoàng Lệ Mật) là một vị nhân sĩ có công lớn trong việc xây dựng Tây thành Thăng Long ngày xưa bằng cách lập nên 13 trang trại (Thập Tam Trại) phát triền nghề bắt và nuôi rắn, đồng thời giúp đỡ rất nhiều cho đời sống người dân trong làng. Cho những ai chưa biết thì Tây thành Thăng Long hiện nay chính là quận Ba Đình Hà Nội.
Lễ hội Lệ Mật này thu hút sự quan tâm của nhiều người bởi các hoạt động thú vị như cuộc thi nấu ăn từ cá, ếch, lễ rước cá chép về đình, và cả lễ rước nước quanh khu vực giếng làng. Đây là một trong những lễ hội tại Hà Nội có tính tâm linh mạnh mẽ cũng như vô cùng linh thiêng bởi những câu chuyện huyền bí truyền lại từ làng rắn.
Đặc biệt, điểm nhấn của lễ hội truyền thống ở Hà Nội này chính là màn múa hạ gục rắn, tượng trưng cho sức mạnh, ý chí mạnh mẽ bất khuất của họ Hoàng, người anh hùng đã từng hạ gục thủy quái khổng lồ ngày xưa.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Mê Linh là dịp để tưởng nhớ và tôn vinh hai nữ anh hùng của dân tộc Việt Nam lừng lẫy, là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Lễ hội mỗi năm được tổ chức tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh thuộc huyện Mê Linh Hà Nội.
Diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng đầu năm mới, điểm đặc biệt nổi bật của lễ hội đền Hai Bà Trưng tại Mê Linh này là hoạt động rước kiệu truyền thống, trong đó kiệu của bà Trưng Trắc đi trước, sau đó sẽ đến lượt kiệu của bà Trưng Nhị, tạo ra biểu tượng tinh tế thể hiện sự đoàn kết trọn vẹn của hai nữ anh hùng can trường của dân tộc.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh đây chính là nhân dịp vừa mừng năm mới, đón xuân lại vừa để cho tập thể cộng đồng kỷ niệm và nhớ về những công lao vĩ đại của hai vị nữ hùng hào kiệt họ Trưng, đồng thời cũng là ngày người dân thể hiện lòng biết ơn thành kính đối với di sản lịch sử văn hóa truyền thống của đất nước.
Lễ hội Võng La là một trong những lễ hội nổi tiếng nhất ở Hà Nội, hội tụ rất nhiều du khách đến tham gia mỗi năm. Đây là dịp để tôn vinh ngũ vị Tôn Thần, gồm Quốc Công Đại Vương, Lã Nương Phu Nhân Đại Vương, cùng ba người con bao gồm Linh Khổng, Minh Chiêu và Cung Mục.
Lễ hội hằng năm được tổ chức tại đình Đại Độ, tại làng Đại Độ, xã Võng La huyện Đông Anh thủ đô Hà Nội. Lễ hội diễn ra vào tháng Giêng âm lịch từ ngày 13 đến ngày 15, là dịp kỷ niệm và cũng như nhắc các thế hệ sau này nhớ về di sản văn hóa lịch sử lâu đời của toàn dân tộc, đồng thời thể hiện lòng kính trọng đối với ngũ vị Tôn Thần cao quý.
Nếu bạn có dịp đến Hà Nội và ghé thăm huyện Đông Anh vào những ngày đầu năm mới, đừng quên tham gia lễ hội Võng La vào giữa đầu tháng Giêng âm lịch hoặc ở tháng 8 âm lịch nhé. Du khách sẽ bắt gặp trước mắt khung cảnh rực rỡ với màu cờ bay phấp phới, các hoạt động náo nhiệt như hát quan họ, đu tre, múa sư tử... Tất cả tạo nên một không gian sự kiện vô cùng tưng bừng trong lễ hội Võng La - một lễ hội truyền thống ở Hà Nội lừng danh, mang tới trải nghiệm tuyệt vời ngày đầu xuân cho du khách đến viếng thăm Hà Nội.
Hãy tham khảo thêm dưới đây là một số lễ hội đại diện, tượng trưng nét đẹp các làng nghề đặc biệt ở Hà Nội mang trong mình nhiều giá trị truyền thống từ xưa và được kế thừa, tiếp nối phát huy mạnh mẽ bởi cộng đồng cư dân làng.
Lễ hội Bát Tràng mỗi năm diễn ra tại Đình Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm ở Hà Nội, thời gian lễ được tổ chức từ ngày 14 đến hết ngày 16 tháng 2 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội quan trọng trong năm, đặc biệt trong đầu năm mới, lễ hội Bát Tràng nổi bật nhằm tôn vinh vẻ đẹp cũng như bảo tồn nghề gốm truyền thống của đất nước.
Trong lễ hội truyền thống ở Hà Nội của xã gốm Bát Tràng, du khách sẽ được tham gia vào những hoạt động truyền thống đặc trưng tại khu vực nơi đây, như lễ tắm bài vị và trải nghiệm cùng làm gốm với các nghệ nhân chuyên nghiệp của địa phương hay chiêm ngưỡng lễ rước nước đầy lý thú… Đây cũng là cơ hội thú vị để khám phá, hiểu sâu sắc thêm nền văn hóa làm gốm truyền thống tinh hoa của người dân Việt Nam.
Lễ giỗ tổ làng nghề đúc đồng Ngũ Xã diễn ra tại làng Ngũ Xã tại quận Ba Đình Hà Nội vào ngày 1/11 âm lịch hằng năm. Làng đúc đồng Ngũ Xã có lịch sử lâu đời và là một trong những trung tâm nghề đúc đồng nổi tiếng nhất ở Hà Nội.
Lễ giỗ tổ làng nghề đúc đồng Ngũ Xã được tổ chức với các nghi thức lễ truyền thống và phần hội được tổ chức các trò chơi dân gian làng xã nhiều ý nghĩa. Điểm đặc trưng riêng của lễ hội tổ làng nghề đúc đồng Ngũ Xã là việc chiêm ngưỡng tượng Đức Phật A Di Đà nặng 14 tấn, được đúc hết sức công phu tỉ mỉ bởi tài nghệ của các nghệ nhân địa phương.
Lễ hội này không chỉ là dịp để kỷ niệm và nhớ về công ơn những người tiền bối đi trước đã tạo dựng làng, đã nỗ lực duy trì nét đẹp của làng trong mọi khía cạnh. Mà đây còn là cơ hội để thế hệ trẻ tự hào về những thành quả, những giá trị nghệ thuật lớn lao cùng với truyền thống lâu năm mà đội ngũ làng đã gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ tại làng nghề đúc đồng Ngũ Xã này.
Lễ hội đình Kim Ngân là một trong những lễ hội du khách không nên bỏ lỡ nếu đến thăm Hà Nội vào tháng 4 - tháng 5. Lễ hội đình Kim Ngân được diễn ra ở đình Kim Ngân ở phố Hàng Bạc thuộc quận Hoàn Kiếm Hà Nội trong thời gian khoảng từ ngày 22/4 đến 7/5 dương lịch.
Lễ hội đình Kim Ngân là một sự kiện trọng đại được tổ chức mỗi năm thường xuyên và vô cùng thu hút sự quan tâm đông đảo cư dân sinh sống tại đây cũng như hàng loạt các du khách ở xa ghé đến. Đây là dịp lễ để những người hành nghề kim hoàn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ tổ tiên đã truyền lại nghề cho thế hệ hậu bối non trẻ những tháng năm về sau.
Du khách khi tham dự đắm mình trong lễ hội đình Kim Ngân, sẽ thấy đoàn rước lễ truyền thống có quy mô hoành tráng di chuyển nhịp nhàng qua các dãy phố. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội đình Kim Ngân, những nghệ nhân sẽ trình diễn các công đoạn cũng như kỹ thuật khéo léo của nghề kim hoàn mang giá trị truyền thống, để mọi người cùng tận mắt chiêm ngưỡng và cảm nhận. Hơn thế, các chương trình nghệ thuật nổi bật đặc sắc trong buổi lễ hội truyền thống ở Hà Nội này hằng năm đều được đầu tư hết tâm huyết, chắc chắn sẽ đem đến nhiều niềm vui và ấn tượng thú vị cho du khách.
Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội là một sự kiện đặc biệt thể hiện nét đẹp của tà áo dài Việt Nam và đồng thời quảng bá văn hóa du lịch trải rộng đến các du khách quốc tế. Lễ hội áo dài du lịch ở Hà Nội sẽ thường được diễn ra 3 ngày của tháng 10, nhằm ngày 13 đến 15/10 tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm Hà Nội.
Mỗi năm thời điểm diễn ra lễ sẽ không giống nhau, tuy nhiên đều rơi vào khoảng các tháng cuối năm. Lễ hội vào năm 2023 đã được khai mạc tại sân khấu Vườn hoa đền Bà Kiệu, với sự tham gia của trên 50 gian hàng giới thiệu các phụ kiện rất đẹp cùng nhiều sản phẩm áo dài phong phú mẫu mã bắt mắt, kèm theo không thể thiếu các sản phẩm áo dài truyền thống thanh lịch đầy ấn tượng.
Bên cạnh việc giới thiệu về các tà áo dài thướt tha dịu dàng và các phụ kiện liên quan, lễ hội áo dài du lịch Hà Nội còn có trong đó nhiều hoạt động thú vị không kém, như tọa đàm những câu chuyện đầy hào hứng đặc biệt về áo dài, buổi diễu hành rực rỡ sống động và đồng diễn áo dài sắc màu tươi tắn hàng loạt vô cùng quy mô. Sự kiện áo dài độc đáo này vang dội đã cuốn hút lượng lớn sự chú ý lớn từ người dân tại thủ đô Hà Nội cùng các du khách đến từ khắp nơi trên cả nước.
Vietnam Tickets tổng hợp phía trên là danh sách 13 lễ hội lớn nổi tiếng tại thủ đô Hà Nội, có thể bạn đã biết hoặc chưa một vài cái trong số đó. Hy vọng qua nội dung này, bạn sẽ có thêm những điều hữu ích, cần biết thiết thực và được khám phá thêm những lễ hội đặc sắc ở Hà Nội.
Các lễ hội truyền thống ở Hà Nội kể trên hầu hết phần lớn đều được diễn ra vào dịp đầu năm, nhằm các ngày trong tháng Giêng âm lịch hằng năm. Vì thế, nếu bạn du xuân Hà Nội trùng ngay dịp mừng năm mới, thì đây chính là thời điểm lý tưởng cũng như thích hợp để bạn tận hưởng và hòa mình trong không khí xuân tươi mới, chìm vào mùa các lễ hội bùng nổ tràn đầy sức sống nhiều ý nghĩa tại thủ đô Hà Nội.
Đừng quên liên hệ Hotline 24/7 19003173 nếu bạn quan tâm và mong muốn đặt vé máy bay đi Hà Nội hoặc bất cứ đường bay nội địa / bay quốc tế nào, Vietnam Tickets luôn có vé bay giá rẻ phù hợp dành cho bạn ở mọi thời điểm! Kết nối Đặt Vé Ngay Hôm Nay để Nhanh Chóng Nhận Giá Ưu Đãi Nhất!
➤➤ Xem Thêm:
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/cac-le-hoi-truyen-thong-o-viet-nam-a43209.html