Metabolism là thuật ngữ chuyên môn chỉ quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Sự trao đổi chất liên tục cung cấp cho cơ thể năng lượng để thực hiện các chức năng thiết yếu như thở, quá trình tiêu hóa thức ăn, chuyển động. Cơ thể luôn cần một lượng calo tối thiểu để duy trì các chức năng này. Các yếu tố như tuổi tác, giới tính, khối lượng cơ và hoạt động thể chất ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.
Metabolism được gọi là quá trình chuyển hóa hoặc trao đổi chất diễn ra trong cơ thể. Quá trình trao đổi chất liên quan đến các quá trình hóa học diễn ra khi cơ thể chuyển đổi thức ăn và đồ uống thành năng lượng. Đó là một quá trình phức tạp kết hợp calo và oxy để tạo ra và giải phóng năng lượng. Năng lượng này cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
Nói một cách đơn giản hơn thì trao đổi chất là thuật ngữ dùng để mô tả cách cơ thể phân hủy thức ăn để chuyển hóa thành năng lượng. Đồng thời cũng thể hiện cách năng lượng đó được các tế bào xử lý để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Quá trình trao đổi chất diễn ra liên tục ngay cả khi cơ thể nghỉ ngơi. Chính vì thế quá trình này liên tục cung cấp năng lượng cho các chức năng cơ bản của cơ thể, chẳng hạn như: Thở, tuần hoàn, tiêu hóa thức ăn, phát triển và sửa chữa tế bào, cân bằng nồng độ các hormon, điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Để hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến Metabolism, ngoài khái niệm Metabolism là gì, bạn cũng cần biết thêm khái niệm khác là tỷ lệ trao đổi chất cơ bản. Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (BMR) đề cập đến số lượng calo tối thiểu mà cơ thể cần để hoạt động trong khi nghỉ ngơi. Tỷ lệ này thay đổi từ người này sang người khác. BMR thông thường đáp ứng từ 60% đến 70% năng lượng mà cơ thể sử dụng.
Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất bao gồm:
Quá trình trao đổi chất sẽ tự điều chỉnh một cách tự nhiên để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Hiếm khi là nguyên nhân gây tăng hoặc giảm cân. Nhìn chung, việc đốt cháy nhiều calo hơn lượng calo nạp vào sẽ giảm cân.
Một số tình trạng bệnh lý là nguyên nhân khiến quá trình trao đổi chất chậm và gây tăng cân. Các tình trạng có thể gây tăng cân bao gồm: Hội chứng Cushing, suy giáp. Việc nạp nhiều calo hơn mức đốt cháy sẽ gây tăng cân. Điều này có thể dẫn đến béo phì và các vấn đề liên quan như đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa.
Bạn có thể khó kiểm soát tốc độ trao đổi chất cơ bản của cơ thể, nhưng có thể kiểm soát lượng calo đốt cháy thông qua hoạt động thể chất. Bạn càng năng động, bạn càng đốt cháy nhiều calo. Trên thực tế, một số người dường như có tốc độ trao đổi chất nhanh có lẽ chỉ hoạt động tích cực hơn hoặc có thể bồn chồn hơn so với những người khác.
Một số rối loạn chuyển hóa có thể đến từ các nguyên nhân như: Bệnh Gaucher, bệnh nhiễm sắc tố sắt mô, bệnh Tay-Sachs, bệnh Wilson. Ở các trường hợp này cho dù tập luyện hoặc ăn uống nhiều bao nhiêu cũng không ảnh hưởng đến sự trao đổi chất đang diễn ra trong cơ thể.
Bạn đã hiểu được Metabolism là gì thì những việc cần làm sau đây để đốt cháy nhiều calo hơn cho quá trình giảm cân, kiểm soát cân nặng:
Một điều cần lưu ý nữa là không nên tìm đến thực phẩm bổ sung để giúp đốt cháy calo hoặc giảm cân. Các sản phẩm này được giới thiệu là tăng tốc độ trao đổi chất nhưng thường có thể gây ra tác dụng phụ xấu hơn.
Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết được Metabolism là gì và ảnh hưởng đến cân nặng như thế nào. Sự trao đổi chất nhanh hay chậm không thực sự là yếu tố quyết định việc tăng hay giảm cân. Cân nặng của bạn liên quan nhiều hơn đến lượng calo nạp vào so với lượng calo tiêu thụ. Việc cắt giảm đáng kể lượng calo có thể có tác động tiêu cực đến hoạt động trao đổi chất.
Xem thêm:
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/metabolic-la-gi-a42999.html