Cúng ông Táo buổi nào là tốt nhất? chính là thắc mắc chung của nhiều người. Để phong tục cổ truyền tốt đẹp này của người Việt được thực hiện một cách trọn vẹn nhất, bạn hãy tham khảo thêm các kiến thức mà Unica chia sẻ dưới đây.
Cúng ông Công ông Táo được xem là một trong những nghi lễ quan trọng của người Việt. Theo quan niệm từ xa xưa, việc cúng ông Táo là để tiễn ông về trời báo cáo tình hình trong năm qua của gia đình gia chủ. Đồng thời, báo cáo những nguyện ước của gia chủ trong năm mới. Do đó, gia chủ cần sắm đầy đủ lễ vật để thể hiện lòng thành của mình với thần linh, tổ tiên.
Nghi lễ cúng ông Công ông Táo thường được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp
Trong phong tục của người Việt, lễ cúng ông Công ông Táo sẽ được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp, đây là ngày chính thức ông Táo về trời. Tuy nhiên, gia chủ cũng có thể cúng trước tầm 1 ngày (tức là vào ngày 22 âm lịch), trong ngày này, tốt nhất là cúng vào buổi tối.
Còn vào ngày 23 tháng Chạp, cúng ông Táo buổi nào tốt nhất? Theo lời khuyên trong phong thủy, gia chủ nên làm lễ cúng ông Táo trước 12 giờ trưa trong ngày 23 tháng Chạp. Bởi sau khoảng thời gian này, ông Công ông Táo đã lên chầu Ngọc Hoàng và việc thực hành lễ cúng sẽ không còn ý nghĩa.
>> Xem thêm: Mâm cúng ông Táo gồm những gì? Những lưu ý bạn cần ghi nhớ
Bên cạnh thắc mắc cúng ông Táo buổi nào tốt nhất thì nhiều người cũng đặt ra câu hỏi là có được cúng ông Táo vào buổi tối hay không. Bởi, thực tế không phải cũng có thời gian chuẩn bị và thực hiện nghi lễ trước 12 giờ trưa trong ngày 23 tháng Chạp, đặc biệt là với những người đi làm theo giờ hành chính.
Theo chuyên gia văn hóa, việc cúng ông Táo buổi nào sẽ tùy thuộc vào từng vùng miền. Và quy chuẩn cúng ông Táo trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là theo tục lệ của người miền Bắc. Còn đối với người miền Nam, họ cho rằng, buổi cúng ông Táo tốt nhất là lúc trời xẩm tối hoặc vào lúc 20 - 23 giờ.
Trong phong tục của người miền Nam, họ thường cúng ông Công ông Táo vào buổi tối
Sỡ dĩ có sự khác nhau này bởi theo quan niệm của người miền Nam, khi hết ngày, gia chủ đã nấu ăn xong thì sẽ không làm phiền đến các Táo và có thể làm lễ cúng để đưa ông Táo về trời. Để nghi lễ được trọn vẹn hơn thì gia chủ nên dọn bàn thờ vào buổi sáng và cúng ông Táo vào buổi chiều hoặc buổi tối.
Có thể thấy, không có một quy định mang tính bắt buộc nào đối với việc cúng ông Táo vào buổi nào là tốt nhất. Điều quan trọng vẫn là tiến hành đúng ngày 23 tháng Chạp và lòng thành của gia chủ đối với tổ tiên, các vị thần linh.
Để nhà cửa ngày tết thêm đẹp, bạn có thể cắm hoa trang trí bên cạnh treo câu đối đỏ và những vật dụng phong thủy. Nếu chưa biết cách cắm hoa, mời bạn tham khảo khóa học online của Unica. Trong khóa này, giảng viên sẽ giới thiệu các kỹ năng cắm hoa cơ bản để bày phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp,... Mỗi bài giảng được thiết kế một cách ngắn gọn, trực quan và sinh động nên đảm bảo bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán và buồn ngủ. Nhanh tay đăng ký để nhận ưu đãi hấp dẫn:
Tùy vào phong tục của mỗi vùng miền mà mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ có những món khác nhau. Nhưng nhìn chung, mẫm cỗ tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời sẽ có những thứ cơ bản như sau:
>>> Xem thêm: Bài cúng ông Táo theo phong tục cổ truyền của người Việt
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp cụ thể về thắc mắc nên cúng ông Táo buổi nào tốt nhất. Bạn có thể tham khảo thêm để nghi lễ trang trọng này được tiến hành trọn vẹn nhất. Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết nguyên đán, để đón một cái Tết an lành và hạnh phúc.
Gợi ý bạn tham khảo ngay khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica.
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/cung-ong-tao-may-gio-la-tot-a42749.html