Mạng LAN là gì? Kết nối, công dụng và ứng dụng của mạng LAN

Mạng LAN ra đời để phục vụ nhu cầu sử dụng internet của mỗi tổ chức hay cá nhân, gia đình. Đây là một đường mạng dùng để cắm vào các thiết bị như: máy tính để bàn, máy tính xách tay, tivi thông minh,... nhằm mục đích giúp các thiết bị có kết nối mạng internet nhanh chóng và dễ dàng. Để hiểu rõ hơn về khái niệm mạng LAN là gì? Kết nối, công dụng và ứng dụng của mạng LAN như thế nào, bài viết sau đây các chuyên gia của Việt Tuấn sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật thông tin về mạng LAN.

Mạng LAN là gì? Kết nối, công dụng và ứng dụng của mạng LAN
Mạng LAN là gì? Kết nối, công dụng và ứng dụng của mạng LAN

1. Mạng LAN là gì?

Mạng LAN hay mạng máy tính cục bộ là viết tắt của từ Local Area Network, là một hệ thống mạng cục bộ cho phép các thiết bị như: máy tính PC, máy in, tivi thông minh, smartphone, máy tính bảng, máy scan,... ở gần nhau có thể kết nối, giao tiếp với nhau để cùng chia sẻ thông tin, dữ liệu và làm việc.

mang-LAN-la-gi
Mạng LAN kết nối các thiết bị với nhau ở một phạm vi nhất định (Nguồn ảnh: Embeddedgeeks.com)

Đặc điểm của mạng LAN:

Mạng LAN có tầm ảnh hưởng quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống hiện đại. Mạng LAN ra đời chính là cầu nối giúp các thiết bị có thể sử dụng được mạng internet.

Không chỉ vậy, mạng LAN còn giúp các thiết bị như: máy in, máy scan,... kết nối với máy chủ thực hiện chức năng chia sẻ dữ liệu. Bên cạnh đó, khi thiết lập hệ thống mạng LAN còn có khả năng tạo tường lửa bằng phần cứng, nâng cao tính bảo mật đảm bảo dữ liệu được bảo vệ an toàn nhất.

>> Xem thêm:

2. Cổng mạng LAN (RJ45) trên máy tính, laptop là gì?

Hiện nay, mạng LAN đang càng ngày càng phát triển, cổng mạng LAN RJ45 đang là cổng mạng phổ biến nhất khi kết nối cáp mạng hiện nay, tích hợp trong nhiều thiết bị bên cạnh kết nối không dây.

Bạn hẳn đã từng nghe tới cổng kết nối cáp mạng RJ45 trên laptop, còn trên máy tính là cổng mạng LAN hay cổng LAN.

Cổng mạng LAN RJ45 (Registered Jack 45) chính là cổng kết nối mạng Ethernet được cấu tạo bởi hạt mạng RJ45 và dây cáp mạng RJ45, mục đích để tạo nên một bộ dây cáp mạng có khả năng truyền tải giúp thiết bị được kết nối có thể truy cập Internet chất lượng cao. Thông qua cổng mạng RJ45 các thiết bị máy tính, laptop, tivi,... có thể truy cập internet nhanh chóng thông qua cổng Ethernet. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin về RJ45 tại đây.

cong-mang-lan-rj45
Cổng mạng LAN RJ45 giúp kết nối mạng cho thiết bị sử dụng Internet (Nguồn. Internet)

3. Các loại kết nối trong mạng LAN

Mạng LAN có có 2 loại kết nối chính là mạng LAN có dây Ethernet và mạng LAN không dây WiFi.

3.1. Mạng LAN có dây

Mạng LAN có dây (Wired LAN) là mạng LAN sử dụng thiết bị chuyển mạch và sợi cáp Ethernet để kết nối các thiết bị với nhau. Ethernet cho phép các máy tính giao tiếp với nhau.

Khi này, các mạng LAN có thể kết nối truy cập với nhau tạo thành một mạng lưới mạng rộng lớn hơn gọi là WAN (Wide Area Network) và khi cần giao tiếp với nhau, các thiết bị kết nối với 1 hay nhiều bộ định tuyến Router.

Hiện nay trên một số thiết bị mạng mới và hiện đại hỗ trợ thêm mạng LAN ảo (VLAN) giúp phân chia lưu lượng truy cập vừa dễ quản lý vừa mang tới trải nghiệm dùng mạng ổn định và mượt mà nhất.

gif-mui-ten Tham khảo: Mạng WAN là gì? So sánh mạng WAN và LAN

mang-lan-co-day
Mạng LAN có dây sử dụng thiết bị chuyển mạch và sợi cáp Ethernet để kết nối các thiết bị với nhau

3.2. Mạng LAN không dây

Mạng LAN không dây nghĩa là mạng sử dụng tiêu chuẩn IEEE 802.11 để truyền dữ liệu giữa các thiết bị đầu cuối và mạng bằng phổ không dây với nhau.

Để thiết lập mạng LAN không dây có thể dùng cổng kết nối không dây (Wireless) và được gọi chung là WLAN (Wireless Local Area Network), hay đơn giản thường gọi là Wifi - 1 khái niệm rất quen thuộc trong đời sống. Mạng WiFi thường sử dụng sóng vô tuyến ở băng tần 2.4GHz và 5GHz để kết nối các thiết bị.

Tại những khu vực khó đi dây hay cần sự gọn gàng thì mạng LAN không dây sẽ được ưu tiên hơn so với mạng LAN có dây. Bởi nó được đánh giá cao bởi tính linh hoạt và tiết kiệm chi phí, thời gian vì không phải đi dây trong toàn bộ toàn nhà.

Hiện nay, tại các công ty mạng LAN không dây được đánh giá như một phương tiện kết nối chính.

mang-lan-khong-day
Mạng LAN không dây cho phép các thiết bị kết nối mạng dễ dàng qua sóng wifi (Nguồn. Internet)

4. Các kiểu mô hình cấu trúc (Topology) của mạng LAN

Mô hình cấu trúc Topology của mạng LAN thực chất là cách bố trí, cấu trúc và liên kết các phần tử trong hệ thống mạng sao cho khoa học đảm bảo có quá trình hoạt động tốt nhất.

Một số các loại mô hình cấu trúc mạng LAN phổ biến nhất phải kể đến đó là:

4.1 Mô hình mạng hình sao (Star Topology)

Mô hình cấu trúc mạng LAN dạng hình sao Star hoạt động dựa trên nguyên lý kết nối song song.

Mô hình mạng này bao gồm: 1 máy chủ đóng vai trò làm trung tâm và nhiều máy trạm (client) hay các thiết bị khác là nút thông tin của hệ thống mạng. Trong đó, máy chủ trung tâm đóng vai trò chính giúp điều khiển tất cả các hoạt động trong hệ thống bao gồm: Theo dõi, xử lý các lỗi sai trong quá trình các thiết bị trao đổi thông tin; thông báo trạng thái hiển thị của mạng LAN; xác định cặp địa chỉ gửi và nhận, cho phép chúng trao đổi thông tin với nhau,...

Khi một máy trạm hỏng thì hệ thống vẫn hoạt động như bình thường nhưng khi máy chủ trung tâm có vấn đề thì toàn bộ hệ thống cũng sẽ có trục trặc theo, hoạt động không ổn định.

Mo-hinh-mang-dang-hinh-sao(Star Topology)
Mô hình mạng dạng hình sao gồm máy chủ trung tâm và các máy trạm (Nguồn. Internet)

+) Ưu điểm:

+) Nhược điểm:

4.2. Mô hình mạng dạng định tuyến (Linear Bus Topology)

Mô hình mạng dạng định tuyến Linear Bus Topology được bố trí theo kiểu hành lang, tại đây các thiết bị được ghép nối với nhau trên một đường trục dây cáp chính mục đích để truyền tải dữ liệu. Hai đầu của đường trục này được bịt kín bởi 2 thiết bị có tên là Terminator. Đối với mô hình mạng này thì tất cả các dữ liệu truyền qua dây cáp đều có địa chỉ cụ thể của điểm đến.

Mo-hinh-mag-dang-dinh-tuyen(Linear Bus Topology)
Mô hình mạng dạng định tuyến các thiết bị sẽ kết nối với nhau trên một đường trục dây cáp (Nguồn. Internet)

+) Ưu điểm:

+) Nhược điểm:

4.3. Mô hình mạng dạng vòng (Ring Topology)

Mô hình mạng dạng vòng là mô hình mạng được bố trí theo kiểu vòng tròn khép kín thông qua một dây cáp. Với mô hình mạng này, tín hiệu sẽ được phát đi theo 1 chiều cố định. Vì vậy tại 1 thời điểm sẽ chỉ có thể truyền đi 1 thiết bị. Dữ liệu trong mô hình mạng vòng Ring Topology khi đã được truyền đi phải kèm theo địa chỉ cụ thể của nơi mà nó được tiếp nhận.

Mo-hinh-mang-dang-vong(Ring Topology)
Mô hình mạng dạng vòng được bố trí theo kiểu vòng tròn khép kín qua một dây cáp (Nguồn. Internet)

+) Ưu điểm:

+) Nhược điểm:

4.4. Mô hình mạng dạng lưới (Mesh Topology)

Mô hình mạng dạng lưới là mô hình mạng được bố trí ngang hàng, các thiết bị tự liên kết với nhau mà không cần phải thông qua bộ kết nối trung tâm Hub hay Switch. Hệ thống mạng dạng lưới có cấu trúc phức tạp gần giống như mạng internet hiện nay.

mo-hing-mang-dang-luoi(Mesh Topology)
Mô hình mạng dạng lưới các thiết bị tự liên kết, ghép nối độc lập với nhau (Nguồn. Internet)

+) Ưu điểm:

+) Nhược điểm:

>> Tìm hiểu: Wifi Mesh là gì?

4.5. Mô hình mạng dạng cây (Tree Topology)

Mô hình mạng dạng cây hay còn được gọi là mô hình mạng phân cấp. Đây là một mô hình mạng tiêu chuẩn gần giống với mô hình mạng hình sao nhưng hệ thống mạng của nó sẽ liên kết với một thiết bị duy nhất. Thiết bị này có chức năng kiểm tra lưu thông trên mạng thay vì việc phải liên kết với Hub hay Switch.

Trong mô hình mạng dạng này, dữ liệu sẽ truyền từ máy chủ trung tâm đi đến trung tâm thứ cấp rồi đến các thiết bị phía dưới. Ngược lại nó cũng có thể đi từ thiết bị đến trung tâm thứ cấp rồi đến máy chủ trung tâm.

mo-hing-mang-dang-cay(Tree Topology)
Mô hình mạng dạng cây hoạt động theo kiểu phân cấp (Nguồn. Internet)

+) Ưu điểm:

+) Nhược điểm:

5. Cách hoạt động và các thành phần của mạng LAN

Hệ thống mạng LAN khá đa dạng thành phần, để tạo được 1 mạng LAN nội bộ yêu cầu các thành phần cụ thể như sau:

Hệ thống mạng LAN bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau

gif-mui-ten Xem thêm: Switch là gì? Chức năng và phân loại Switch

6. Công dụng của mạng LAN

Mạng LAN là mạng cục bộ mà bất kỳ tổ chức/ cá nhân nào cũng đều cần. Trong cuộc sống hiện đại, mạng LAN có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn bởi nó giúp các thiết bị sử dụng được mạng internet một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Một số các công dụng tiêu biểu của mạng LAN có thể kể đến như:

7. Các ứng dụng của mạng LAN

Ngày nay, mạng LAN không còn xa lạ gì với người sử dụng mạng internet nói chung và máy tính nói riêng nữa. Mạng LAN đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, bất kỳ công ty, tổ chức, cá nhân nào muốn kết nối, giao tiếp, chia sẻ dữ liệu cũng cần phải sử dụng mạng LAN. Vì vậy nên mạng LAN được ứng dụng sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Tuy nhiên, mạng LAN chỉ sử dụng được trong phạm vi nội bộ giới hạn trong phạm vi khoảng 100m như: tòa nhà văn phòng cơ quan, trường học, phòng game, doanh nghiệp, nhà ở,...

Còn đối với việc kết nối các thiết bị máy tính có phạm vi xa hơn, thông thường người ta sử dụng mạng Internet để trao đổi dữ liệu, thông tin.

Tổng kết

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu rõ mạng LAN là gì mà các chuyên gia của Việt Tuấn đã chia sẻ với bạn. Hy vọng với những thông tin này bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về mạng LAN, công dụng và các ứng dụng của nó. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/mang-lan-la-mang-ket-noi-dung-trong-pham-vi-a42709.html