Địa hình Nhật Bản chủ yếu là gì? Ý nào dưới đây không đúng

Địa hình Nhật Bản chủ yếu là gì? Ý nào dưới đây không đúng với địa hình Nhật Bản? Địa hình này đã mang tới cho Nhật Bản những thuận lợi và khó khăn gì?

Cùng Du học Aloha khám phá qua nội dung sau nhé!

Địa hình Nhật Bản chủ yếu là

Địa hình Nhật Bản chủ yếu là gì?

Địa hình Nhật Bản chủ yếu là đồi núi. Địa hình núi chiếm tới 73% diện tích tự nhiên của Nhật Bản. Giữa các núi có những bồn địa nhỏ, các cao nguyên và cụm cao nguyên. Số lượng sông suối nhiều, nhưng độ dài của sông không lớn. Ven biển có những bình nguyên nhỏ hẹp là nơi tập trung dân cư và các cơ sở kinh tế nhất là phía bờ Thái Bình Dương.

Điểm cao nhất ở Nhật Bản là đỉnh núi Phú Sĩ, cao tuyệt đối 3776m. Điểm thấp nhất ở Nhật Bản là một hầm khai thác than đá ở Hachinohe, -135m.

Câu hỏi vận dụng Địa hình Nhật Bản chủ yếu là

Câu hỏi: Địa hình Nhật Bản chủ yếu là?

Đáp Án: A

Giải thích lý do chọn A:

Nhật Bản là một đảo quốc bao gồm một quần đảo địa tầng trải dọc tây Thái Bình Dương ở Đông Bắc Á, với các đảo chính bao gồm Honshu, Kyushu, Shikoku và Hokkaido. Các đảo Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới Alaska.

Nhật Bản có bờ biển dài 37.000 km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ nhưng rất tốt và đẹp. Đồi núi chiếm 73% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó không ít núi là núi lửa, có một số đỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 532 ngọn núi cao hơn 2000 mét.

Ngọn núi cao nhất là núi Phú Sĩ (Fujisan 富士山) cao 3776 mét. Giữa các núi là các cao nguyên và bồn địa. Nhật Bản có nhiều thác nước, suối, sông và hồ. Đặc biệt, ở Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, là nơi hàng triệu người Nhật thường tới để nghỉ ngơi và chữa bệnh.

Vì nằm ở tiếp xúc của một số mảng kiến tạo, nên Nhật Bản hay có động đất gây nhiều thiệt hại. Động đất ngoài khơi đôi khi gây ra những cơn sóng thần. Vùng Hokkaido và các cao nguyên có khí hậu á hàn đới, các quần đảo ở phương Nam có khí hậu cận nhiệt đới, các nơi khác có khí hậu ôn đới.

Mùa đông, áp cao lục địa từ Siberia thổi tới khiến cho nhiệt độ không khí xuống thấp; vùng Thái Bình Dương có hiện tượng foehn- gió khô và mạnh. Mùa hè, đôi khi nhiệt độ lên đến trên 30 độ C, các khu vực đô thị có thể lên đến gần 40độ C. Không khí mùa hè ở các bồn địa nóng và ẩm. Vùng ven Thái Bình Dương hàng năm chịu một số cơn bão lớn.

Nhật Bản được chia làm 9 vùng địa lý lớn.

Ý nào dưới đây không đúng với địa hình Nhật Bản

Câu hỏi: Ý nào dưới đây không đúng với địa hình Nhật Bản

Đáp Án: C

Địa hình Nhật Bản chủ yếu là

Đặc điểm về địa lý của Nhật Bản

Là người yêu thích Nhật Bản, chắc hẳn bạn sẽ luôn tìm hiểu các thông tin truyền thông liên quan tới đất nước Mặt trời mọc.

Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc tại sao Nhật Bản phát triển nhưng lại gặp nhiều các trận động đất, sóng thần, núi lửa hàng năm. Bởi lẽ, địa lý địa hình Nhật Bản rất đặc trưng và nổi bật. Cụ thể:

Về vị trí địa lý

Nhật Bản được mệnh danh là đảo quốc bởi xung quanh toàn là biển. Chính vì vậy, Nhật Bản không tiếp giáp với bất kỳ quốc gia hay lãnh thổ nào thuộc vùng đất liền. Nhật Bản là quốc gia hợp thành từ 4 đảo lớn đó là: Quần đảo Kuril, Quần đảo Nhật Bản, Quần đảo Ryukyu và Quần đảo Izu - Ogasawara.

Bên cạnh đó, nhờ đặc trưng về địa lý, Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế riêng. Ngoài ra, xét về diện tích đất liền, Nhật Bản có tổng diện tích lên tới 379067 km2 , với tổng chiều dài của đường bờ biển là 33.889 km.

Về địa hình Nhật Bản

Xét về địa hình của Nhật Bản, phần lớn 70% đến 80% là núi. Ngoài ra, đan xen giữa các núi là các cao nguyên, bồn địa và hệ thống sông, suối, hồ, thác nước. Chính nhờ vào cấu tạo địa hình đặc biệt, rất nhiều con suối nước nóng được tạo ra và được sử dụng là nơi chữa bệnh và thư giãn của con người.

Hệ thống núi non

Hiện tại, Nhật Bản gồm có 3 dãy núi Hida, Kiso và Akaishi. Chúng được gọi chung là Alps Nhật Bản. Các dãy núi đều có hình cánh cung và được nhô lên từ đáy biển. 3 dãy núi( gọi tắt là Alps Nhật Bản) là nơi tập trung rất nhiều đỉnh núi với độ cao trên 2500 mét.

Đồng thời, cũng là nơi hội tụ gần 200 núi lửa đang hoạt động.

Hệ thống sông suối

Ngoài hệ thống núi nón, Nhật bản hội tụ rất nhiều các sông. Hầu hết, hệ thống sông chính phủ khắp các vùng như Hokkaido, vùng Tohoku, vùng Kanto, vùng Chubu, vùng Kansai, vùng Chugoku, vùng Shikoku và vùng Kyushu…

Về bồn địa và cao nguyên

Với hệ thống bồn địa và cao nguyên, Nhật Bản có tới 60 bồn địa và gần 40 cao nguyên, cụm cao nguyên. Phần lớn, các bồn địa chủ yếu tọa lạc tại những vùng đất trũng và nằm ở giữa các núi.

Về bình nguyên

Về hệ thống bình nguyên, Nhật Bản có tất cả gần 60 bình nguyên. Bên cạnh đó, chúng có vị trí rải rác ở các khu ven biển hay đồng bằng ven biển, có sông đổ ra. Theo thống kê, diện tích của bình nguyên chiếm tới 20% diện tích trên cả nước.

Về đặc điểm của các bình nguyên, phần lớn chúng đều rất hẹp và dài. Ngày nay, khi nhắc tới bình nguyên của Nhật, bình nguyên Kanto được công nhận là bình nguyên lớn nhất.

Địa hình Nhật Bản chủ yếu là

Thuận lợi và khó khăn về địa hình Nhật Bản

Dựa trên nét đặc trưng về địa hình Nhật Bản hội tụ rất nhiều thuận lợi và khó khăn. Có thể kể đến một số điểm chính về thuận lợi và khó khăn như sau:

Về thuận lợi

Xét về thuận lợi của Nhật Bản bao gồm:

Về khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi nhất định, Nhật Bản cũng gặp không ít những khó khăn. Có thể kể đến như:

Đặc trưng địa hình Nhật Bản

Địa hình Nhật Bản nhìn chung rất đặc biệt với nhiều nét đặc trưng riêng biệt. Do vị trí nằm ở điểm tiếp xúc của các mảng kiến tạo. Chính vì vậy, địa hình ở Nhật chủ yếu là núi. Đan xen giữa các núi là các con sông, suối, cao nguyên và bồn địa.

Mặc dù các con sông không lớn nhưng nhờ có sự ảnh hưởng từ các núi lửa ngầm đã tạo ra rất nhiều suối nước nóng có lợi cho con người. Đây là một trong những nét nổi bật nhất ở Nhật. Suối nước nóng thiên nhiên ban tặng không chỉ là nơi thư giãn, đồng thời có công dụng chữa bệnh tuyệt vời.

Ngoài ra, nhắc tới Nhật Bản người ta nghĩ ngay tới đỉnh núi Phú Sĩ với độ cao lên tới 3776m. Đây là đỉnh núi cao nhất ở Nhật. Nếu có cơ hội được đến Nhật du lịch, bạn nhất định phải chinh phục đỉnh núi Phú Sĩ nhé. Núi Phú Sĩ không chỉ là một nơi rất đẹp, tại đây bạn có thể ngắm nhìn quang cảnh của nước Nhật thu nhỏ.

Quả thực, nhờ vào địa hình đặc biệt nơi cao nhất là đỉnh núi Phú Sĩ được dùng là nơi chinh phục của rất nhiều du khách. Ngược lại, địa điểm thấp nhất của nước Nhật được sử dụng làm hầm để khai thác khoáng sản như than đá,…

Trên đây là một số thông tin về địa hình Nhật Bản chủ yếu là gì? Du học Aloha muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn trả lời được câu hỏi “Ý nào dưới đây không đúng với địa hình Nhật Bản” đúng nhất

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/dia-hinh-nhat-ban-chu-yeu-la-a42339.html