Kỹ sư cơ khí là gì? Tất tần tật về Kỹ sư cơ khí

Bạn yêu thích việc thiết kế, chế tạo ra các máy móc thiết bị mới. Bạn đam mê tất cả những gì có liên quan đến kỹ thuật cơ khí. Trở thành mộtKỹ sư cơ khígiỏi là ước mơ của bạn. Vậy thì bạn hãy cùng HRchannels tìm hiểu tất cả những điều cần biết về Kỹ sư cơ khí được tổng hợp trong bài viết sau đây nhé! MỤC LỤC: Kỹ sư cơ khí là gì? Công việc của Kỹ sư cơ khí Yêu cầu đối với vị trí Kỹ sư cơ khí Mức lương của Kỹ sư cơ khí Để trở thành một Kỹ sư cơ khí giỏi Cơ hội việc làm Kỹ sư cơ khí Việc làm sản xuất

Kỹ sư cơ khí là gì?

Kỹ sư cơ khí là những người làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí. Họ có khả năng thiết kế, gia công, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí. Đồng thời họ cũng có khả năng lắp đặt, vận hành, bảo trì các hệ thống thiết bị cơ khí và xử lý các sự cố liên quan đến hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nhà máy của các công ty.

Kỹ sư cơ khí được trang bị những kiến thức và biết cách ứng dụng các nguyên lý vật lý để sáng tạo nên rất nhiều loại máy móc, thiết bị hay các đồ vật hữu dụng cho đời sống hoặc là trong sản xuất

Công việc của Kỹ sư cơ khí

Công việc chính của Kỹ sư cơ khí là nghiên cứu, thiết kế, gia công, chế tạo và thử nghiệm các thiết bị cơ khí bao gồm các máy móc, động cơ và công cụ.

Họ thường làm các việc cụ thể như:

  1. Nghiên cứu và phân tích các vấn đề có liên quan đến các thiết bị cơ khí.

  2. Đề xuất ý tưởng thiết kế và triển khai bản vẽ chi tiết cho các máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và cả lĩnh vực công nghệ.

  3. Trực tiếp tham gia quá trình gia công, chế tạo sản phẩm hoặc giữ vai trò giám sát quá trình gia công.

  4. Hợp tác với bộ phận thiết kế kỹ thuật để hoàn thiện bản vẽ chi tiết.

  5. Thực hiện nhiệm vụ của một lập trình viên khi gia công máy CNC.

  6. Trực tiếp thực hiện việc lắp đặt máy móc thiết bị sau khi hoàn thành việc gia công tại các nhà máy và công trình như là nhà máy nhiệt điện, thủy điện, đóng tàu, hàng không….

  7. Tham gia vào quá trình sản xuất tại các công ty như vận hành, điều khiển, bảo trì và xử lý các sự cố kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị.

  8. Thiết kế các sản phẩm cơ khí mới, trực tiếp gia công các sản phẩm mới đó, tiến hành phân tích và thử nghiệm để hoàn thiện thiết kế của sản phẩm mới. Thực hiện việc giám sát quá trình sản xuất.

Trong công ty, Kỹ sư cơ khí chịu trách nhiệm thiết kế và giám sát việc sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Họ sử dụng máy tính để tạo dựng và phân tích thiết kế. Sau đó tiến hành việc chạy mô phỏng và kiểm tra xem các máy móc thiết bị đó sẽ hoạt động thế nào. nhung-dieu-can-biet-ve-ky-su-co-khi-2 >>> Xem thêm: Yêu cầu của Kỹ sư cơ khí tại các tập đoàn đa quốc gia

Yêu cầu công việc đối với vị trí Kỹ sư cơ khí

1. Trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn

Để làm việc tại vị trí Kỹ sư cơ khí ứng viên cần có bằng cấp liên quan đến ngành kỹ thuật, kỹ sư, kỹ thuật cơ khí hoặc các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan khác.

Ngoài ra bạn phải biết đọc và vẽ các bản vẽ kỹ thuật, thành thạo công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy.

2. Kỹ năng và tố chất cần thiết của Kỹ sư cơ khí

Ngoài việc trang bị nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng, ứng viên còn phải có các kỹ năng và tố chất sau đây để làm tốt công việc của một Kỹ sư cơ khí:

Mức lương của Kỹ sư cơ khí

Hiện nay mức lương của Kỹ sư cơ khí phụ thuộc vào các yếu tố như: năng lực, kinh nghiệm và năng suất công việc. Theo khảo sát của HRchannels thì mức lương bình quân của Kỹ sư cơ khí như sau:

Ngoài lương, Kỹ sư cơ khí còn nhận được các khoản phúc lợi theo quy định của công ty, các khoản bảo hiểm lao động, phụ cấp theo quy định của luật lao động.

Để trở thành một Kỹ sư cơ khí giỏi

Để thành công trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí và là một Kỹ sư cơ khí giỏi, bạn cần chú ý các điểm sau:

Triển vọng việc làm Kỹ sư cơ khí

Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành kỹ thuật cơ khí chưa bao giờ ngừng phát triển. Đây cũng là chuyên ngành hấp dẫn và có tiềm năng phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM thì nhu cầu nhân lực của nhóm ngành Cơ khí - Luyện kim - Công nghệ ô tô xe máy hiện đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu nguồn lao động. Trong đó, cơ khí có tốc độ phát triển nhanh chóng. Nhu cầu nhân lực cho ngành cơ khí sẽ tiếp tục tăng cao, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người trong ngành.

Hiện nay, Kỹ sư cơ khí có thể làm việc trong các ngành sản xuất như: cơ khí ôtô, đóng tàu, dệt may, kỹ thuật chế tạo, thực phẩm, năng lượng, công nghiệp hàng không... Các Kỹ sư cơ khí cũng có thể lựa chọn đi làm việc tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan với mức thu nhập rất hấp dẫn và chế độ đãi ngộ rất tốt. nhung-dieu-can-biet-ve-ky-su-co-khi-3 >>> Có thể bạn quan tâm: Top 12 Câu hỏi phỏng vấn Kỹ sư cơ khí phổ biến nhất

Mong rằng với những thông tin về Kỹ sư cơ khí được HRchannels chia sẻ trong bài viết này các bạn sẽ có câu trả lời trong việc lựa chọn con đường sự nghiệp cho riêng mình. Chúc các bạn thành công! Dịch vụ Săn đầu người -

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/ky-su-co-khi-lam-gi-a41402.html