NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO | NaClO ra NaHCO3 | NaClO ra HClO | CO2 ra NaHCO3 | CO2 ra HClO

Phản ứng: NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO

NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO | NaClO ra NaHCO3 | NaClO ra HClO | CO2 ra NaHCO3 | CO2 ra HClO (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng hóa học

NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO

2. Điều kiện phản ứng

- điều kiện thường.

3. Cách thực hiện phản ứng

- Dẫn khí CO2 vào dung dịch NaClO.

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Sản phẩm sinh ra HClO không bền.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1 Bản chất của NaClO

- là một hợp chất muối natri vì vậy nó có đầy đủ tính chất hóa học của Muối.

5.2 Bản chất của CO2

CO2 tan trong nước tạo thành axit cacbonic (là một điaxit rất yếu)

5.3 Bản chất của H2O

Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng.

6. Tính chất hóa học của NaClO

Đây là một hợp chất muối natri vì vậy nó có đầy đủ tính chất hóa học của Muối.

NAClO sẽ phản ứng với các kim loại với tốc độ phản ứng chậm tạo ra các hợp chất của Oxy và hợp chất muối.

NAClO sẽ phản ứng với axit clohiđric để giải phóng khí clo, nước và muối natri clorua.

NAClO sẽ phản ứng với các axit khác, như axit axetic, để tạo ra axit hypoclorơ.

NAClO dưới tác dụng của nhiệt độ nó sẽ bị phân hủy thành natri clorat và natri clorua:

3NaClO → NaClO3 + 2 NaCl.

7. Tính chất vật lí của NaClO

- NACLO là chất màu trắng, có mùi đặc trưng, tan được trong nước.

- NACLO có khối lượng riêng là 1.11 g/cm3.

- NACLO có điểm nóng chảy là 18 °C (ngậm nước).

- NACLO có điểm sôi 101 °C.

- NACLO có độ hòa tan trong nước là 29.3 g/100ml.

CO2 là oxit axit

8.1 CO2 tan trong nước tạo thành axit cacbonic (là một điaxit rất yếu)

8.2 CO2 tác dụng với oxit bazơ → muối.

8.3 CO2 tác dụng với dung dịch bazơ → muối + H2O

8.4 CO2 bền, ở nhiệt độ cao thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh

9. Tính chất hóa học của H2O

9.1. Nước tác dụng với kim loại

2M + 2nH2O → 2M(OH)n + nH2↑

Ví dụ:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2K + 2H2O → 2KOH + H2

Ví dụ:

Mg + H2Ohơi → MgO + H2

3Fe + 4H2Ohơi → Fe3O4+ 4H2

Fe + H2Ohơi → FeO + H2

9.2. Nước tác dụng với oxit bazo

Nước tác dụng với oxit bazơ tạo thành dung dịch bazo tương ứng.

H2O + Oxit bazơ→ Bazơ

Na2O + H2O → 2NaOH

9.3. Nước tác dụng với oxit axit

Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng.

CO2 + H2O → H2CO3

SO2 + H2O → H2SO3

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Ngoài ra, H2O còn tham giá rất nhiều phản ứng với các chất khác

Phản ứng với phi kim mạnh: Flo, Clo

Khi gặp H2O khi đun nóng thì flo bốc cháy

2F2 + 2H2O → 4HF + O2

2H2O + 2Cl2 → 4HCl + O2

Một số phản ứng với muối natri aluminat.

3H2O + 2AlCl3 + 3Na2SO3 → 6NaCl + 2Al(OH)3 + 3SO2

H2O + NaAlO2 → NaAl(OH)4

10. Bạn có biết

- NaClO có tính oxi hóa rất mạnh.

- NaClO là muối của axit yếu (yếu hơn axit cacbonic), trong không khí nó tác dụng dần với CO2 tạo HClO không bền.

11. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1:

Natri hipoclorit là chất nào sau đây?

A. NaCl. B. NaClO3. C. NaClO4. D. NaClO.

Hướng dẫn giải

NaClO là natri hipoclorit.

Đáp án D.

Ví dụ 2:

Nước Gia ven là hỗn hợp các chất nào sau đây?

A. HCl, HClO, H2O.

B. NaCl, NaClO, H2O.

C. NaCl, NaClO3, H2O.

D. NaCl, NaClO4, H2O.

Hướng dẫn giải

Thành phần của nước gia ven: NaCl, NaClO, H2O.

Đáp án B.

Ví dụ 3:

Chất KClO có tên là

A. kali clorat. B. kali clorit. C. kali hipoclorit. D. kali peclorat.

Hướng dẫn giải

KClO: kali hipoclorit.

Đáp án C.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/naclo-ra-nahco3-a40900.html