Cúng dường theo quan điểm Phật giáo

Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như thức ăn, hương, hoa, nhang, đèn, kinh sách, giáo thuyết, vân vân. Cúng dường đến chư Phật và chư Bồ Tát để tỏ lòng biết ơn. Điều nầy cũng giống như con cái tỏ lòng cung kính cha mẹ, hay như học trò tôn kính thầy vậy. Phật tử cúng dường hương hoa là bên ngoài tỏ lòng kính trọng Phật. Khi cúng dường hoa, chúng ta nên nghĩ rằng hoa nầy rồi sẽ tàn phai héo úa và hoại diệt đi, chúng ta cũng sẽ hoại diệt như vậy, không có một thứ gì trên đời nầy đáng cho ta bám víu. Hiểu như vậy, chúng ta sẽ quyết tâm hết lòng dụng công tu hành. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng cách cúng dường cao quý nhất đến với Đức Phật là thành tựu chánh pháp và sống tùy pháp, sống chân chánh trong chánh pháp.

Tổng Quan Về Cúng Dường

Cúng dường là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như thức ăn, hương, hoa, nhang, đèn, kinh sách, giáo thuyết, vân vân. Phật tử nên luôn nhớ rằng cúng dường đến chư Phật và chư Bồ Tát để tỏ lòng biết ơn. Điều nầy cũng giống như con cái tỏ lòng cung kính cha mẹ, hay như học trò tôn kính thầy vậy. Tại nhiều chùa, Phật tử cúng dường hương hoa là bên ngoài tỏ lòng kính trọng Phật. Khi cúng dường hoa, chúng ta nên nghĩ rằng hoa nầy rồi sẽ tàn phai héo úa và hoại diệt đi, chúng ta cũng sẽ hoại diệt như vậy, không có một thứ gì trên đời nầy đáng cho ta bám víu. Phật tử cúng dường hương hoa là bên ngoài tỏ lòng kính trọng Phật. Khi cúng dường hoa, chúng ta nên nghĩ rằng hoa nầy rồi sẽ tàn phai héo úa và hoại diệt đi, chúng ta cũng sẽ hoại diệt như vậy, không có một thứ gì trên đời nầy đáng cho ta bám víu. Hiểu như vậy, chúng ta sẽ quyết tâm hết lòng dụng công tu hành. Tuy nhiên, trong các pháp cúng dường lên chư Phật, Pháp thí là cao tột. Pháp thí có nghĩa là dạy Phật pháp giúp người khác diệt khổ, giải quyết những vấn đề tâm linh để đưa họ đến giác ngộ và giải thoát. Thuyết pháp hay ban bố chân lý Phật pháp, là một trong những pháp cúng dường. Cúng dường pháp là pháp cúng dường cao tột vì nó giúp người nghe có cơ duyên vượt thoát luân hồi sanh tử để đạt tới Phật quả. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng cách cúng dường cao quý nhất đến với Đức Phật là thành tựu chánh pháp và sống tùy pháp, sống chân chánh trong chánh pháp.

cung-duong (1)

Các Loại Cúng Dường Khác Nhau Trong Phật Giáo

Theo truyền thống Phật giáo, có hai loại cúng dường:

Thứ nhất là Xuất triền cúng dường: Cúng dường không cầu phước báo nhơn thiên (cúng dường cho những vị đã thoát ly sanh tử).

Thứ nhì là Tại triền cúng dường: Cúng dường để cầu phước báo nhơn thiên cho mình (cúng dường cho những vị còn luân lưu trong sanh tử). Lại có hai loại cúng dường khác: Tài cúng dường và Pháp cúng dường.

Theo Kinh Đại Bảo Tích, có hai loại cúng dường:

Thứ nhất là Cúng Dường Pháp Thân Phật: Cúng dường Pháp Thân Phật là đọc, tụng, hoặc biên chép hay ấn tống, lưu hành 12 bộ kinh của Đức Phật.

Thứ nhì là Cúng Dường Sinh Thân Phật: Cúng dường Sanh Thân Phật là cúng dường Ứng, Hóa Thân và hình tượng hay Pháp tượng của Phật.

Cũng theo truyền thống Phật giáo, có ba loại cúng dường:

Thứ nhất là Tài Cúng Dường: Lợi cúng dường bao gồm việc dâng hương, hoa, quả. Lấy của cải, quần áo, thức ăn, ruộng nương, nhà cửa, châu báu mà bố thí. Đây cũng là một trong ba phép cúng dường một vị Phật, lấy của cải châu báu thế gian mà cúng dường lên chư Phật.

Thứ nhì là Lễ Bái Cúng Dường: Kính cúng dường bao gồm việc tỏ lòng tôn kính.

Thứ ba là Giới Cúng Dường: Hạnh cúng dường bao gồm việc hành trì tốt.

Cũng theo truyền thống Phật giáo, có bốn loại cúng dường:

Thứ nhất là Hợp Chưởng: Chấp hai tay chào. Hai lòng bàn tay ép vào nhau ngang với ngực. Cử chỉ chào hỏi của người Ấn. Trong Phật giáo nó tượng trưng cho Tính Thế Đó hay Chân như.

Thứ nhì là Dâng Nước Thơm hay nước hoa.

Thứ ba là Chân Ngôn Ấn Khế: Khế Ấn hay Ấn tướng là biểu tượng chỉ rõ những ý nghĩa khác nhau. Có nhiều ấn khế khác nhau và nhiều ấn tướng của chư Phật và chư Bồ Tát. Mỗi ngón tay biểu tượng cho ngũ đại, đất, nước, lửa, gió và hư không, bắt đầu bằng ngón út. Cánh tay trái biểu tượng cho sự định tĩnh. Cánh tay phải biểu tượng cho sự biện biệt hay trí huệ. Thứ tư là Vận Tâm: Vận tâm thành Phật. Cũng theo truyền thống nghi lễ Phật giáo, có năm thứ lễ vật để cúng dường: Đồ Hương (hương xức hay thuốc cao), Hoa Man (tràng hạt), Thiêu Hương (nhang hay hương thắp), Phạn Thực (thực phẩm và cơm gạo), và Đăng Minh (đèn hay nến thắp). Có một số tự viện dùng năm thứ sau đây trong nghi thức cúng kiến: Nước, nhang, hoa, gạo và đèn.

ai-xung-dang-tho-nhan-su-cung-duong-1515

Theo Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật dạy có năm thứ cúng dường Pháp Thân và Sanh Thân Phật: “Này chư Tỳ Kheo! Cho dù chúng sanh cúng dường Pháp Thân hay Sinh Thân ta cũng đều nhận, thọ cho đó. Bởi do nơi cúng dường như vậy, các chúng sanh ấy sẽ được đầy đủ các quả báo thiện lành, chứng được tam thừa, tâm không thối chuyển. Các người thiện nam tín nữ hữu tâm và cúng thí như vậy, có thể thanh tịnh được thân tâm, trang nghiêm quả vị vô thượng Bồ Đề, có thể được an lạc vi diệu, hay bố thí tất cả vật cho tất cả người, trong tất cả thời gian. Người ấy có thể thọ được tất cả các quả báo lành. Lại nữa, tất cả các vật thực dù tịnh hay bất tịnh, dù là thượng vị hay đồ tối dở, cho chí đến cát, đá, bùn, đất, sỏi, sạn, gạch, ngói, độc dược, vân vân mỗi khi đưa vào trong miệng của Như Lai thì đều hóa thành ra chất thượng vị Cam Lồ hết cả.” Thứ nhất là nếu có chúng sanh nào vì Pháp Thân hoặc sanh thân của ta mà tạo dựng nhà cửa, chỗ kinh hành, để cúng dường ta, thời ta liền thọ dụng. Thứ nhì là nếu có chúng sanh nào tạo dựng rừng cây, vườn hoa, giảng đường, tịnh xá để cúng dường ta, thời ta liền thọ dụng. Thứ ba là nếu các hàng đệ tử có những ẩm thực, ngọa cụ như giường, nệm, chăn, chiếu, vân vân, thuốc men, phòng nhà dâng cúng ta thời ta liền thọ dụng. Thứ tư là nếu có các Pháp sư thăng tòa thuyết pháp, thời lúc ấy ta cũng chí tâm lắng nghe. Thứ năm là nếu có người cúng thí cho vị pháp sư ấy những y phục ẩm thực, ngọa cụ, thuốc men, phòng nhà, vườn rừng, xe cộ, ruộng nương, tỳ nô, thời ta cũng liền nhận thọ cho đó. Cũng theo truyền thống Phật giáo, có bảy loại cúng dường: Thứ nhất là cúng dường cho khách lạ hay cho người lận đận chốn tha hương. Thứ nhì là cúng dường cho người đi đường. Thứ ba là cúng dường cho người ốm đau bịnh hoạn. Thứ tư là cúng dường cho người hầu bịnh (trông nom người bệnh). Thứ năm là cúng dường cho tịnh xá chùa chiền. Thứ sáu là cúng dường đồ ăn thường ngày cho chư Tăng Ni. Thứ bảy là tùy thời tùy lúc cúng dường (nóng, lạnh, gió bão…).

Lại có bảy loại cúng dường khác: Thứ nhất là cúng dường thân: Dùng thân mình để phục vụ. Thứ nhì là cúng dường Tâm: Đây là việc đem hết tâm bi mẫn của mình phục vụ tha nhân. Thứ ba là cúng dường Mắt: Một cái nhìn nồng ấm có thể làm cho tha nhân cảm thấy an tịnh. Thứ tư là cúng dường hòa tu (nụ cười hiền hòa): Ban cho một nụ cười hiền hòa êm dịu. Thứ năm là cúng dường Ái Ngôn: Dùng lời ái ngữ nồng ấm làm cho người yên vui. Thứ sáu là cúng dường Sàng tọa (bố thí chỗ ngồi): Nhường chỗ cho người. Thứ bảy là cúng dường Phòng xá: Cho phép ai ngủ qua đêm. Theo Trung Bộ, Kinh Phân Biệt Cúng Dường, có bảy loại cúng dường cho Tăng Chúng: Thứ nhất là cúng dường cho cả hai Tăng Chúng với Đức Phật là vị cầm đầu khi Ngài còn tại thế. Thứ nhì là cúng dường cho cả hai Tăng Chúng sau khi Đức Phật nhập diệt. Thứ ba là cúng dường cho Tỳ Kheo Tăng. Thứ tư là cúng dường cho Tỳ Kheo Ni. Thứ năm là cúng dường Tăng Ni: Cúng dường và nói rằng: “Mong Tăng chúng chỉ định cho tôi một số Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni như vậy” để tôi cúng dường các vị ấy. Thứ sáu là cúng dường Tăng Chúng: Cúng dường và nói rằng: “Mong Tăng chúng chỉ định một số Tỳ Kheo như vậy” để tôi cúng dường các vị ấy. Thứ bảy là cúng dường Ni Chúng: Cúng dường và nói rằng: “Mong Tăng chúng chỉ định một số Tỳ Kheo Ni như vậy” để tôi cúng dường các vị ấy.

Theo Phật Giáo Đại Thừa, có mười loại cúng dường: Thứ nhất là Hoa: Người ta tin rằng quả báo của cúng dường Phật bằng bông hoa là trong tương lai sẽ có được hình tướng toàn vẹn và đẹp đẽ. Tuy nhiên, Phật tử thuần thành không nên hy vọng cúng dường bông hoa để được hình tướng toàn vẹn và đẹp đẽ, vì làm như vậy là tự mình nuôi dưỡng lòng tham. Nên nhớ rằng một khi công đức đầy đủ thì thân thể sẽ tự nhiên hình tướng toàn vẹn và đẹp đẽ đẹp đẽ thôi. Thứ nhì là Lư hương: Người ta tin rằng quả báo của cúng dường Phật bằng hương nhang là trong tương lai sẽ có một thân thể thơm tho. Tuy nhiên, Phật tử thuần thành không nên hy vọng cúng dường hương nhang để được thân thể thơm tho, vì làm như vậy là tự mình nuôi dưỡng lòng tham. Nên nhớ rằng một khi công đức đầy đủ thì thân thể sẽ tự nhiên thơm tho vậy thôi. Thứ ba là Nến (Đèn): Người ta tin rằng nếu bạn cúng dường đèn lên Đức Phật thì đời sau bạn sẽ có một nhãn quang trong sáng. Bạn sẽ có khả năng thấy những cái mà người khác không thể thấy được. Thứ tư là Nước: Người ta tin rằng nếu bạn cúng dường nước lên Đức Phật thì đời sau bạn sẽ có một cái tâm thanh lương trong sáng. Bạn sẽ có khả năng biết những cái mà người khác không thể biết được. Thứ năm là Quả (Trái cây): Bạn nên cúng dường trái cây lên Đức Phật với tâm nguyện rằng mình sẽ cố gắng chỉ thọ dụng trái cây và rau quả trong cuộc sống hằng ngày mà thôi. Thứ sáu là Trà: Trà được dùng như một thói quen trong các buổi lễ cúng vong ở các tự viện. Theo Trung Anh Phật Học Từ Điển của Giáo Sư Soothill, các tự viện còn thường dùng hoa, hương, nước, nhang, thức ăn và đèn trong các buổi cúng vong. Thứ bảy là Tràng Phan Bảo Cái: Tràng phan bảo cái thường làm bằng vải được trang trí với những hình ảnh và màu sắc tôn nghiêm, có thể được cúng dường ngay trước bàn thờ Phật. Thứ tám là Quần Áo: Quần áo thường được cúng dường cho chư Tăng Ni trong tự viện. Nghi thức dâng y thường được cử hành vào dịp lễ Tự Tứ vào mùa Vu Lan. Thứ chín là Đàn dành cho lễ hội: Những nhạc cụ dùng trong các lễ lạc như mõ, trống, chuông, khánh, và xèng la. Dù những nhạc cụ này xuất phát từ Trung Quốc, vài truyền thống Phật giáo Đại Thừa tại Trung Quốc, Đại Hàn, Nhật Bản và Việt Nam chấp thuận trong việc xử dụng những nhạc cụ này trong các tự viện của họ. Thứ mười là Hợp Chưởng: Hợp chưởng là chấp mười ngón tay hay hai bàn tay vào nhau.

cungduong1-content

Trong “Hợp Chưởng”, chúng ta hợp hai lòng bàn tay lại với nhau nhằm diễn tả sự về nương, đầy lòng biết ơn và sự hợp nhất với Đức Phật. Bàn tay phải tượng trưng cho Đức Phật và bàn tay trái tượng trưng cho chúng sanh. Khi hai bàn tay hợp lại với nhau, chúng ta có cảm giác như Đức Phật đang hiện hữu trong chúng ta và chúng ta trong Đức Phật. “Hợp Chưởng” là biểu tượng của sự hợp nhất toàn hảo giữa con người và Đức Phật. Bên cạnh đó, hai bàn tay để bên nhau trong tư thế khất thực, nâng từ từ lên trán còn là một dấu hiệu khẩn khoản và tôn kính. Theo Trung Bộ, Kinh Phân Biệt Cúng Dường, có mười bốn loại cúng dường phân loại theo hạng người: Thứ nhất là cúng dường cho các Đức Như Lai, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Chánh Giác. Thứ nhì là cúng dường cho các vị Độc Giác Phật. Thứ ba là cúng dường cho các bậc đệ tử A La Hán của Phật. Thứ tư là cúng dường cho các vị đang trên đường chứng quả A La Hán. Thứ năm là cúng dường cho các vị chứng quả Bất Lai. Thứ sáu là cúng dường cho các vị đang trên đường chứng quả Bất Lai. Thứ bảy là cúng dường cho các vị chứng quả Nhất Lai. Thứ tám là cúng dường cho các vị đang trên đường chứng quả Nhất Lai. Thứ chín là cúng dường cho các vị chứng quả Dự Lưu. Thứ mười là cúng dường cho các vị đang trên đường chứng quả Dự Lưu. Thứ mười một là cúng dường cho các vị ngoại học đã ly tham trong các dục vọng. Thứ mười hai là cúng dường cho những phàm phu gìn giữ giới luật. Thứ mười ba là cúng dường cho nhũng vị phàm phu theo ác giới. Thứ mười bốn là cúng dường cho các loại bàng sanh.

Bên cạnh đó, theo Phật giáo, có năm loại người đáng cung kính cúng dường hay năm chỗ đáng để cúng dường: Cha, mẹ, thầy dạy, người dạy đạo, và người bệnh. Theo Kinh Tự Hoan Hỷ và Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có bảy loại người đáng kính trọng: Hạng Câu Phần Giải Thoát, hạng Tuệ Giải Thoát, hạng Thân Chứng, hạng Kiến Chí, hạng Tín Giải Thoát, hạng Tùy Pháp Hành, và hạng Tùy Tín Hành. Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có tám loại người đáng được cung kính: Hạng đã thành tựu Dự Lưu quả, hạng đang thành tựu Dự Lưu quả, hạng đã thành tựu Nhất Lai quả, hạng đang thành tựu Nhất Lai quả, hạng đã thành tựu Bất Lai quả, hạng đang thành tựu Bất Lai quả, hạng đã thành tựu A-La-Hán quả, và hạng đang thành tựu A-La-Hán quả.

Cúng Dường Theo Truyền Thống Tây Tạng

Cúng Dường Mạn Đà La: Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, mạn đà la có nghĩa là vòng quanh trung tâm. Theo tiếng Tây Tạng là “Kyil-Kor”, hàm ý của “Kyil” là tinh túy và của “Kor” là lấy ra. Do đó, mạn đà la có nghĩa là lấy ra tinh túy. Cúng dường mạn đà la là một phương pháp rất hiệu nghiệm để tích lũy công đức và thanh tịnh hóa chướng ngại. Cúng Dường Theo Hầu Hết Các Truyền Thống Tây Tạng: 1) Hỡi đấng Quy-Y Hộ Pháp của muôn loài, hỡi đấng Bổn Sư tôn kính cùng Thánh chúng, chúng con xin kính dâng biển mây phẩm vật cúng dường. 2) Từ bình tịnh thủy tôn quý, đẹp và tỏa rạng hào quang, tuôn ra bốn dòng Cam Lộ thanh tịnh chảy êm ái. 3) Cây nở đầy hoa đẹp, vòng hoa, bó hoa, trang nhã xếp đầy đất và trời. 4) Mây xanh mùa hạ cuồn cuộn trên trời, khói lam tỏa từ hương trầm thơm ngát. 5) Ánh mặt trời, ánh trăng rực rỡ như châu báu. Ánh đèn cúng dường nhảy múa vui mừng, xua tan màu đen của muôn ức triệu thế giới. 6) Nước thơm cúng dường nhiều như biển tỏa thơm lừng mùi nghệ, trầm hương và long não cuồn cuộn tỏa ra tận chân trời. 7) Phẩm vật và người thanh lịch, thức uống và các thức ăn ngon yến tiệc làm từ trăm vị hương lấy từ núi Tu Di. 8) Nhã nhạc không ngừng từ bao học cụ, âm điệu hòa hợp giao hưởng đến ba cõi. 9) Chư Thiên nữ của phẩm vật trong và ngoài mang biểu tượng gìn giữ Sắc Thanh Hương Vị Xúc tràn ngập muôn phương. 10) Chúng con kính dâng đấng Quy-Y Hộ Pháp của muôn loài tất cả châu báu của Từ Bi.

Cúng dường theo quan điểm Phật giáo

Chúng con kính dâng người ruộng Công Đức tối hảo tối thượng với tín tâm thanh tịnh. Núi Tu Di với bốn đại lục hằng muôn ức tỷ lần, bảy biểu tượng tôn quí của hoàng gia, các biểu tượng tôn quí phụ và nhiều phẩm vật khác. Là cảnh giới kỳ diệu Mạn Đà La cùng các chư Phật an trụ bên trong và đại kho tàng đầy nguyện ước và châu báu của chư Thiên Nhân. 11) Để vui lòng đấng Bổn Sư tôn kính, chúng con kính dâng những phẩm vật an bày và những phẩm vật quán tưởng như lùm cây an lạc trên bờ của biển Như Ý Nguyện: Trải bày với nhiều hoa sen ngàn cánh, chiếm trọn trái tim là những phẩm vật cúng dường lấy từ công đức của cõi Ta Bà và cõi Niết Bàn, nơi phủ đầy hoa, chính là công đức vô lượng của ba cửa ngỏ của chúng đệ tử và mọi hữu tình trong thế giới này và các cảnh giới trên. Tỏa đầy muôn vàn hương thơm của các phẩm vật cúng dường Phổ Hiền Bồ Tát, trỉu nặng trái quả tam học, hai giai đoạn và năm đạo lộ. 12) Chúng con xin cúng dường, rưới trà thơm vàng như nghệ ướp thơm trăm vị huy hoàng với tràng hoa thanh nhã. Đây, ngũ câu, ngũ đăng và mọi thức đều thanh tịnh hóa, chuyển hóa và tăng trưởng thành biển nước Cam Lộ. Chúng con kính dâng lên người cả những Phật mẫu như ảo diễm kiều, chủ tể các sứ giả Thiên Nữ sinh trong cảnh giới Phật, từ chú nguyện và sinh cùng lúc với khuôn mặt mảnh dẻ, tỏa rạng ánh sinh lực trẻ và tinh tường 64 nghệ thuật tình yêu. 13) Chúng con kính dâng lên người Bồ Đề Tâm tối thượng không thể nghĩ bàn, vượt khỏi ngôn từ, tự nhiên và không phân lìa. Vũ trụ Tánh Không của mọi sự vật, như như và giải thoát khỏi mọi tà kiến; Kim Cang Bồ Đề không ngăn ngại đồng thời với Hỷ Lạc. Chúng con kính dâng lên người tất cả những loại thần y diệu dược để điều trị những bệnh trầm kha gây ra từ bốn trăm lẽ bốn nỗi khổ đau phiền não. Và với lòng tôn kính, chúng con kính dâng lên người thân mình để phụng sự và làm vui lòng người. Xin nguyện cầu Đức Bổn Sư giữ chúng con lại để phụng sự người mãi mãi khi trời đất còn tồn tại.

Cách Cúng Dường Cao Quý Nhất Đến Với Đức Phật

Có một vài người không hiểu được ý nghĩa của việc cúng dường trong đạo Phật, nên vội vàng kết luận rằng đạo Phật là một tôn giáo thờ ngẫu tượng. Họ đã hoàn toàn sai lầm. Trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời, giữa rừng Ta La Song Thọ tại thành Câu Thi Na, Đức Phật đã 80 tuổi, ngắm nhìn những bông hoa rơi rắc cúng dường Ngài lần cuối, Ngài đã nói với A Nan: “Như thế không phải là kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai. Này A Nan, nếu có Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, hay nam nữ cư sĩ nào thành tựu chánh pháp và sống tùy pháp, sống chân chánh trong chánh pháp thì người ấy đã kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai, với sự cúng dường tối thượng. Do vậy, nầy A Nan, hãy thành tựu chánh pháp, hãy sống chân chánh trong chánh pháp và hành trì đúng chánh pháp. Nầy A Nan, các người phải học tập như vậy.” Lời khuyến hóa sống tùy thuận chánh pháp nầy của Đức Phật đã chỉ rõ cho thấy rằng vấn đề tối trọng yếu vẫn là tu tập tâm và chánh hạnh trong lời nói và việc làm, chứ không phải đơn thuần cúng dường hương hoa đến bậc Giác Ngộ. Sống chân chánh theo Giáo Pháp là điều mà Đức Như Lai thường xuyên nhấn mạnh. Như vậy khi người Phật tử cúng dường hương hoa, nhang đèn trước kim thân Đức Phật hay một đối tượng thiêng liêng nào đó, và suy gẫm đến những ân đức cao quý của Phật, mà không hề cầu nguyện một ai cả. Những việc làm như vậy không mang tính chất sùng bái hay lễ nghi mê tín. Những bông hoa đó chẳng bao lâu sau sẽ tàn úa, những ngọn nến kia rồi sẽ tắt lịm như để nói với họ, nhắc nhở họ về tính chất vô thường của vạn pháp. Hình tượng đối với người Phật tử là một đề mục tập trung, là một đề mục để hành thiền; từ nơi kim thân của Đức Phật người Phật tử tìm được sự truyền cảm và khích lệ để noi theo những phẩm hạnh cao quý của Ngài.

Cúng dường theo quan điểm Phật giáo

Pháp Cúng Dường

Pháp cúng dường bằng cách tin pháp, giảng pháp, bảo vệ pháp, tu tập tinh thần và hộ trì Phật giáo. Theo kinh Duy Ma Cật, chương mười ba, phẩm Pháp Cúng Dường, do oai thần của Phật, một vị trời từ trên hư không nói với chúng Bồ Tát: “Nầy thiện nam tử! Pháp cúng dường là hơn hết trong các việc cúng dường.” Nguyệt Cái liền hỏi: “Sao gọi là Pháp cúng dường?” Vị trời đáp: “Ông đến hỏi Đức Dược Vương Như Lai, Ngài sẽ nói rõ thế nào là Pháp cúng dường.” Tức thì Nguyệt Cái vương tử đến chỗ Dược Vương Như Lai cúi đầu lễ dưới chân Phật, rồi đứng qua một bên bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Trong việc cúng dường, pháp cúng dường là hơn hết. Thế nào gọi là Pháp cúng dường?” Phật dạy rằng: “Thiện nam tử! Pháp cúng dường là kinh thâm diệu của chư Phật nói ra, tất cả trong đời khó tin khó nhận, nhiệm mầu khó thấy, thanh tịnh không nhiễm, không phải lấy suy nghĩ phân biệt mà biết được. Kinh nầy nhiếp về pháp tạng của Bồ Tát, ấn đà la ni, ấn đó cho đến bất thối chuyển, thành tựu lục độ, khéo phân biệt các nghĩa, thuận pháp Bồ Đề, trên hết các kinh, vào các đại từ bi, lìa các việc ma và các tà kiến, thuận pháp nhân duyên, không ngã, không nhơn, không chúng sanh, không thọ mạng, không vô tướng, vô tác, vô khởi, làm cho chúng sanh ngồi nơi đạo tràng mà chuyển pháp luân, chư Thiên, Long thần, Càn thát bà thảy đều ngợi khen, đưa chúng sanh vào pháp tạng của Phật, nhiếp tất cả trí tuệ của Hiền Thánh, diễn nói cách tu hành của Bồ Tát, nương theo nghĩa thực tướng của các pháp, tuyên bày các pháp vô thường, khổ, không, vô ngã, tịch diệt, cứu độ chúng sanh hủy phá giới cấm, làm cho tà ma ngoại đạo và người tham lam chấp trước đều sợ sệt, chư Phật, Hiền, Thánh đều ngợi khen, trái cái khổ sanh tử, chỉ cái vui Niết Bàn, chư Phật ba đời ở trong mười phương đều nói ra, nếu người nghe những kinh như thế mà tin hiểu, thọ trì, đọc tụng, dùng sức phương tiện phân biệt giải nói, chỉ bày rành rẽ cho chúng sanh, giữ gìn chánh pháp, đó gọi là Pháp cúng dường.”

Lại theo các pháp đúng như lời nói tu hành, tùy thuận 12 nhơn duyên, lìa tà kiến, được vô sanh nhẫn, quyết định không có ngã, không có chúng sanh, mà đối với quả báo nhơn duyên không trái không cãi, lìa các ngã sở, y theo nghĩa không y theo lời, y theo trí không y theo thức, y theo kinh liễu nghĩa không y theo kinh không liễu nghĩa, y theo pháp không y theo người, thuận theo pháp tướng, không chỗ vào, không chỗ về, vô minh diệt hết thời hành cũng diệt hết, cho đến sanh diệt hết thời lão tử cũng diệt hết, quán như thế thì 12 nhơn duyên không có tướng diệt, không có tướng khởi, đó gọi là Pháp cúng dường hơn hết.”

Quảng Tu Cúng Dường

Quảng Tu Cúng Dường là hạnh nguyện thứ ba trong Phổ Hiền Thập Hạnh Nguyện. Quảng tu cúng dường là khởi lòng tín giải rất sâu, đem đồ cúng dường thượng diệu mà cúng dường pháp hội của chư Phật. Tuy nhiên, trong các thứ cúng dường, pháp cúng dường là quý hơn cả. Pháp cúng dường là tu hành đúng theo lời Phật dạy để cúng dường, làm lợi ích cho chúng sanh để cúng dường, chịu khổ thế cho chúng sanh để cúng dường, nhiếp thọ chúng sanh để cúng dường, siêng năng tu tập căn lành để cúng dường, không thối chuyển Bồ Tát hạnh để cúng dường, chẳng rời tâm Bồ đề để cúng dường.

Theo Kinh Đại Bảo Tích, Chương 12, Phẩm Đề Bà Đạt Đa, Đức Phật đã tường thuật rằng trong vô lượng kiếp về thời quá khứ khi Ngài làm vị quốc vương phát nguyện cầu đạo vô thượng bồ đề, lòng không thối chuyển. Vì muốn đầy đủ sáu pháp Ba La Mật nên siêng làm việc bố thí cúng dường không lẫn tiếc. Về phương diện ngoại cúng dường, ngài đã cúng dường vô số vô biên voi, ngựa, bảy báu, tôi tớ, vân vân. Về phương diện nội cúng dường, ngài cũng đã cúng dường vô số vô biên mắt, tai, mũi, óc, thân, thịt, tay chân chẳng tiếc thân mạng. Cũng theo Kinh Đại Bảo Tích, Chương 23, Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự, Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ Tát đã tự đốt thân mình để cúng dường lên Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh và Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, chư Phật đồng khen ngợi là chân pháp cúng dường Như Lai. Nếu dùng hoa, hương đốt, chuỗi, hương bột, phan lọng, cờ, phướn, chiên đàn, và các món vật cúng dường như thế đều chẳng bằng được. Điều nầy cho thấy sự hy sinh thân thể để cúng dường là cách cúng dường tối thượng nhất.

Tuy nhiên, Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng cách cúng dường cao quý nhất đến với Đức Phật là thành tựu chánh pháp và sống tùy pháp, sống chân chánh trong chánh pháp. Có một vài người không hiểu được ý nghĩa của việc cúng dường trong đạo Phật, nên vội vàng kết luận rằng đạo Phật là một tôn giáo thờ ngẫu tượng. Họ đã hoàn toàn sai lầm. Trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời, giữa rừng Ta La Song Thọ tại thành Câu Thi Na, Đức Phật đã 80 tuổi, ngắm nhìn những bông hoa rơi rắc cúng dường Ngài lần cuối, Ngài đã nói với A Nan: “Như thế không phải là kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai. Này A Nan, nếu có Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, hay nam nữ cư sĩ nào thành tựu chánh pháp và sống tùy pháp, sống chân chánh trong chánh pháp thì người ấy đã kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai, với sự cúng dường tối thượng. Do vậy, nầy A Nan, hãy thành tựu chánh pháp, hãy sống chân chánh trong chánh pháp và hành trì đúng chánh pháp. Nầy A Nan, các người phải học tập như vậy.” Lời khuyến hóa sống tùy thuận chánh pháp nầy của Đức Phật đã chỉ rõ cho thấy rằng vấn đề tối trọng yếu vẫn là tu tập tâm và chánh hạnh trong lời nói và việc làm, chứ không phải đơn thuần cúng dường hương hoa đến bậc Giác Ngộ. Sống chân chánh theo Giáo Pháp là điều mà Đức Như Lai thường xuyên nhấn mạnh. Như vậy khi người Phật tử cúng dường hương hoa, nhang đèn trước kim thân Đức Phật hay một đối tượng thiêng liêng nào đó, và suy gẫm đến những ân đức cao quý của Phật, mà không hề cầu nguyện một ai cả. Những việc làm như vậy không mang tính chất sùng bái hay lễ nghi mê tín. Những bông hoa đó chẳng bao lâu sau sẽ tàn úa, những ngọn nến kia rồi sẽ tắt lịm như để nói với họ, nhắc nhở họ về tính chất vô thường của vạn pháp. Hình tượng đối với người Phật tử là một đề mục tập trung, là một đề mục để hành thiền; từ nơi kim thân của Đức Phật người Phật tử tìm được sự truyền cảm và khích lệ để noi theo những phẩm hạnh cao quý của Ngài.

Cúng Dường Thanh Tịnh

Theo truyền thống đạo Phật, người tại gia luôn tôn kính người xuất gia. Tuy nhiên, đàn na tín thí khi cúng dường cho chư Tăng Ni không được khởi tâm phân biệt, không được có tâm lựa chọn, vị nầy có tu hành nên tôi cúng, vị kia không có đạo hạnh nên tôi không cúng. Đó là thái độ không chánh đáng. Một khi phát tâm cúng dường thì bất luận ở đâu mình cũng nên nghĩ rằng mình cúng dường lên ngôi Tam Bảo, chứ đường nên khởi tâm phân biệt. Chính sự khởi tâm phân biệt làm cho mình càng trở nên cống cao ngã mạn hơn để rồi cuối cùng chẳng hộ trì được gì cho Tam Bảo cả. Chắc chắn người xuất gia khi thọ nhận sự cung kính cúng dường của người khác thì họ phải biết tự phản tỉnh, xem coi bản thân mình có xứng đáng để nhận sự cúng dường nầy không. Họ phải xem coi họ có thành khẩn tu hành và xứng đáng mặc chiếc áo của người xuất gia hay không. Họ phải phản quang tự kỷ xem coi hằng ngày họ có làm gương tốt cho người tại gia, hay hằng ngày tâm họ vẫn chất chứa những vọng tưởng vô ích, hay luôn nóng giận bực dọc, hay luôn đố kỵ và làm chướng ngại cho sự tu hành của người khác, vân vân. Nếu người tu nào có thái độ như vậy thì họ không đủ tư cách thọ nhận sự cúng dường của người tại gia. Nếu họ nhận một cách miễn cưỡng, thì họ nên cảm thấy tự xấu hỗ với lòng mình. Nếu như họ quan niệm xuất gia để được nhận sự cúng dường của kẻ tại gia thì đây là lối suy nghĩ sai trái vô cùng. Người xuất gia nên luôn nhớ rằng người tại gia cúng dường cho người xuất gia là để họ tu tập và nêu lên tấm gương sáng cho người tại gia noi theo đó mà sống mà tu. Nên nhớ hạt cơm thí chủ nặng hơn núi Tu Di, thế nên có ai biết được đời trước của những con thú đời nay đang phải mang lông đội sừng? Như vậy, để xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của đàn na tín thí thì người xuất gia phải nhiếp tâm tu đạo, không có vọng tưởng, không phiền não hay tật đố như kẻ phàm phu. Nếu được như vậy, quả là xứng đáng, ví bằng chưa được như vậy thì khoan hẳn xuất gia. Mọi người nên nhớ rằng: “Tăng Ni không phải là danh vị của một nghề nghiệp, mà Tăng Ni là những vị thoát ly trần tục để tu làm Phật.”

Theo Trung Bộ, Kinh Phân Biệt Cúng Dường và Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có bốn sự thanh tịnh của các loại cúng dường: Thứ nhất là cúng dường được thanh tịnh bởi người cho, nhưng người nhận không thanh tịnh:Ở đây người cho giữ gìn giới luật, theo thiện pháp, còn người nhận theo ác giới, ác pháp. Như vậy, đây là loại cúng dường thanh tịnh bởi người cho, nhưng không thanh tịnh bởi người nhận. Chính vì thế mà Đức Phật dạy: “Tăng Ni không được dùng thủ đoạn để được cúng dường.” Vì sao chư Tăng Ni không cầu xin cúng dường? Vì chư Tăng Ni phải thành thật tu hành và thuận theo sự sắp đặc của chư Phật và chư Bồ Tát. Chư Phật, chư Bồ Tát, Thiên Long Bát Bộ, Long Thần Hộ Pháp và thiện thần nhìn thấy chư tăng Ni dụng công tu đạo, tự nhiên sẽ khiến cho có cảm ứng. Nếu chư Tăng Ni không tu hành chân chính, thì dù có người đến cúng dường, cũng phải cảm thấy vô cùng hỗ thẹn vì cổ đức có dạy: “Tam tâm bất liễu thủy nan tiêu; ngũ quán nhược minh kim diệu hóa” (nếu tu hành mà ba tâm quá khứ, hiện tại và vị lai chưa đoạn, thì cho dù thí chủ có cúng dường nước lạnh đi nữa uống vô cũng khó lòng tiêu hóa. Nhưng nếu đã hiểu rõ đạo lý của năm điều quán tưởng một cách chơn thật thì vàng sắt cũng tiêu hóa dễ dàng). Chư Tăng Ni trước khi nhận cúng dường hãy suy xét những điều sau đây:

a) Hãy quán sát hạt gạo của đàn na tín thí nặng hơn hòn núi Tu Di.

b) Hãy xét công lao nhiều ít đã tạo ra bát cơm nầy.

c) Hãy suy nghĩ xem đức hạnh của mình có xứng đáng nhận đồ cúng dường nầy hay không?

d) Hãy ngăn ngừa tâm mình khởi lên sự cống cao ngã mạn và tham lam khi nhận những đồ cúng dường nầy.

e) Hãy xem thức ăn như là vị thuốc giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Thức ăn là phương tiện cho mình sống tu. Thứ nhì là cúng dường thanh tịnh bởi người nhận, nhưng không thanh tịnh bởi người cho: Ở đây người cho theo ác giới, ác pháp, còn ngươiø nhận giữ giới, theo thiện pháp. Như vậy, đây là sự cúng dường thanh tịnh bởi người nhận, nhưng không bởi người cho. Thứ ba là loại cúng dường không thanh tịnh bởi người cho, cũng không thanh tịnh bởi người nhận: Ở đây người cho theo ác giới, theo ác pháp; và người nhận cũng theo ác giới và ác pháp. Như vậy, đây là sự cúng dường không được thanh bởi người cho cũng như người nhận. Thứ tư là cúng dường được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận: Ở đây người cho giữ giới, theo thiện pháp; và người nhận cũng giữ giới, theo thiện pháp. Như vậy đây là sự cúng dường được thanh tịnh bởi người cho cũng như người nhận.

Theo Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm 38, có mười pháp thanh tịnh cúng dường của chư Đại Bồ Tát: Chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được bố thí quảng đại thanh tịnh vô thượng của Như Lai: Thứ nhất là bình đẳng cúng dường, vì chẳng lựa chúng sanh. Thứ nhì là tùy ý cúng dường vì thỏa mãn chỗ nguyện cầu. Thứ ba là chẳng loạn cúng dường, vì làm cho được lợi ích. Thứ tư là tùy nghi cúng dường, vì biết thượng, trung, hạ. Thứ năm là chẳng trụ cúng dường, vì chẳng cầu quả báo. Thứ sáu là mở rộng xa cúng dường, vì tâm chẳng luyến tiếc. Thứ bảy là tất cả cúng dường, vì rốt ráo thanh tịnh. Thứ tám là hồi hướng Bồ Đề cúng dường, vì xa rời hữu vi vô vi. Thứ chín là giáo hóa chúng sanh cúng dường, vì nhẫn đến đạo tràng chẳng bỏ. Thứ mười là tam luân thanh tịnh cúng dường, vì chánh niệm quán sát người cúng dường, kẻ thọ, và vật cúng dường như hư không.

Cúng dường theo quan điểm Phật giáo

Hành Giả Tu Tập Bố Thí Cúng Dường-Trì Giới-Tinh Tấn Là Đang Đi Vào Cửa Phước Đức

Sáu Ba La Mật có nghĩa là sự tích lũy năng lực thanh sạch trong một cái tâm. Mỗi khi tâm chúng ta không bị ảnh hưởng bởi tham, sân, si, nó sẽ có năng lực làm cho dòng tâm thức trở nên tinh khiết. Trên bước đường tu tập, nhất là tu thiền, chúng ta rất cần một chuỗi liên tục của dòng tâm thức tinh khiết để có thể vượt qua khỏi cảnh giới ta bà nầy. Đối với hành giả tu Phật, khi những yếu tố vô tham, vô sân và vô si được tích lũy đầy đủ, dòng tâm thức trở nên tinh khiết và trở thành sức mạnh sanh ra những quả hạnh phúc đủ loại, kể cả quả vị an lạc giải thoát cao tột nhất. Lục độ Ba La Mật là sáu giáo pháp đưa người vượt qua biển sanh tử. Ngoài ra, Lục Độ Ba La Mật còn có mục tiêu cứu độ hết thảy chúng sanh. Lục độ Ba La Mật hay sáu đức tính cốt yếu của Bồ Tát. Sáu Ba La Mật đưa chúng sanh qua biển sanh tử để đi đến Niết Bàn. Sáu giai đoạn hoàn thiện tinh thần của chư Bồ tát trong tiến trình thành Phật. Chẳng những Lục độ Ba La Mật là đặc trưng cho Phật Giáo Đại Thừa trong nhiều phương diện, mà chúng còn gồm những cơ bản đạo đức chung cho tất cả các tôn giáo. Lục độ bao gồm sự thực tập và sự phát triển khả dĩ cao nhất. Vì vậy, thực hành sáu Ba La Mật sẽ giúp hành giả vượt bờ mê qua đến bến giác. Tuy nhiên, riêng đối với việc tu tập phước đức, thì bố thí, trì giới, và tinh tấn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tích tập phước đức của bất cứ hành giả tu Phật nào.

Theo giáo thuyết nhà Phật, bố thí, trì giới, và tinh tấn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tích tập phước đức. Bố thí là cho vì ích lợi và hạnh phúc của tất cả chúng sanh bất cứ thứ gì và tất cả những gì ta có thể cho được: không những chỉ của cải vật chất, mà cả kiến thức , thề tục cũng như tôn giáo hay tâm linh. Chư Bồ Tát đều sẵn sàng bố thí ngay cả sinh mạng mình để cứu kẻ khác. Bố thí tài sản vật chất, nghĩa là cho người tiền bạc hay vật chất. Trên đời này, không ai là không thể thực hiện một hình thức bố thí nào đó. Dù cho một người bần cùng đến đâu, người ấy cũng có thể bố thí cho những người còn tệ hơn mình hay có thể giúp vào việc công ích bằng sự bố thí dù nhỏ nhặt, nếu người ấy muốn. Ngay cả một người hoàn toàn không thể làm được như thế, người ấy cũng có thể có ích cho người khác và cho xã hội bằng cách phục vụ. Bố thí Pháp, nghĩa là dạy dỗ người khác một cách đúng đắn. Một người có kiến thức hay trí tuệ về một lãnh vực nào đó, hẳn cũng có thể dạy người khác hay dẫn dắt họ ngay cả khi họ không có tiền hay bị trở ngại về thể chất. Dù cho một người có hoàn cảnh hạn hẹp cũng có thể thực hiện bố thí pháp. Nói lên kinh nghiệm của riêng mình làm lợi cho người khác cũng là bố thí pháp. Bố thí vô úy nghĩa là gỡ bỏ những ưu tư hay khổ đau của người khác bằng nỗ lực của chính mình. An ủi ai vượt qua lúc khó khăn cũng được xem như là “vô úy thí.” Đây không chỉ có nghĩa là cho đi thứ gì mà người ta có thừa; nó còn bao gồm cả việc thí xả thân mệnh mình cho chính nghĩa. Đàn na bao gồm tài thí, pháp thí và vô úy thí. Bố thí Ba la Mật được dùng để diệt trừ xan tham, bỏn xẻn.

Trì giới dạy chúng ta rằng chúng ta không thể cứu độ người khác nếu chúng ta không tự mình tháo gỡ những nhiễm trược của chúng ta bằng cách sống theo phạm hạnh và chánh trực. Tuy nhiên, cũng đừng nên nghĩ rằng chúng ta không thể dẫn dắt người khác vì chúng ta chưa được hoàn hảo. Trì giới còn là tấm gương tốt cho người khác noi theo nữa, đây là một hình thức giúp đỡ người khác. Trì giới hạnh thanh tịnh nghĩa là thực hành tất cả các giới răn của đạo Phật, hay tất cả những thiện hạnh dẫn tới chỗ toàn thiện đạo đức cho mình và cho tất cả mọi người. Trì giữ giới hạnh thanh tịnh. Trì giới Ba La Mật được dùng để diệt trừ phạm giới và hủy báng Phật Pháp. Giới luật còn có một ý nghĩa sâu xa hơn thế nữa đối với người tu thiền vì giới luật giải thoát tâm chúng ta ra khỏi mọi hối hận và lo âu. Hành giả nên luôn nhớ rằng mặc cảm tội lỗi về những chuyện trong quá khứ không mang lại lợi ích gì; chúng chỉ làm cho tâm chúng ta thêm lo buồn mà thôi. Hành giả phải cố gắng tạo dựng cho mình một căn bản trong sạch cho hành động trong giây phút hiện tại vì nó có thể giúp làm cho tâm mình an tĩnh và nhất tâm một cách dễ dàng hơn. Chính vì vậy mà nền tảng giới luật trở thành một căn bản vô cùng cần thiết cho việc phát triển tâm linh của hành giả. Người tu tập phước huệ song hành luôn hăng hái cố gắng, tinh tấn tu tập hành trì giới luật và kềm chế dòng tâm thức để hành xử theo những lời nguyện thanh tịnh của chư Bồ Tát, con đường duy nhất mà chư Phật đã từng đi qua trong nhiều đời kiếp. Cuối cùng, người tu tập phước huệ song hành luôn hoàn thành hạnh trì giới ba la mật, và luôn hành động lợi ích cho chúng sanh hữu tình, tạo công đức lành và không phạm ác giới cấm. Họ luôn giữ Bồ đề tâm nguyện và nghiêm trì các giới luật dù phải hy sinh tính mạng.

Tinh tấn có nghĩa là tiến thẳng lên một mục tiêu quan trọng mà không bị xao lãng vì những việc nhỏ nhặt. Chúng ta không thể bảo rằng chúng ta tinh tấn khi ý tưởng và cách hành sử của chúng ta không thanh sạch, dù cho chúng ta có nỗ lực tu tập giáo lý của Đức Phật. Ngay cả khi chúng ta nỗ lực tu tập, đôi khi chúng ta vẫn không đạt được kết quả tốt, mà ngược lại còn có thể lãnh lấy hậu quả xấu, trở ngại trong việc tu hành do bởi người khác; đó chỉ là những bóng ma, sẽ biến mất đi khi gió lặng. Do đó, một khi chúng ta đã quyết định tu Bồ Tát đạo, chúng ta cần phải giữ vững lòng kiên quyết tiến đến ý hướng của chúng ta mà không đi lệch. Đó gọi là “tinh tấn.” Tinh tấn là kiên trì thể hiện động lực chí thiện. Đời sống của các vị tu theo Phật giáo Đại Thừa là một cuộc đời hăng say tột bực, không chỉ trong đời sống hiện tại mà cả trong đời sống tương lai và những cuộc đời kế tiếp không bao giờ cùng tận. Tinh tấn còn có nghĩa là luôn khích lệ thân tâm tiến tu năm Ba La Mật còn lại. Tinh tấn Ba la mật được dùng để diệt trừ các sự giải đãi.

Lời Phật Dạy Về Cúng Dường Trong Kinh Điển Phật Giáo

Trong kinh Pháp Cú, đức Phật dạy: Mỗi tháng bỏ ra hàng ngàn vàng để sắm vật hy sinh, tế tự cả đến trăm năm, chẳng bằng trong giây lát cúng dường bậc chân tu; cúng dường bậc chân tu trong giây lát thắng hơn tế tự quỷ thần cả trăm năm (106). Cả trăm năm ở tại rừng sâu thờ lửa, chẳng bằng trong giây lát cúng dường bậc chân tu; cúng dường bậc chân tu trong giây lát thắng hơn thờ lửa cả trăm năm (107). Suốt một năm bố thí cúng dường để cầu phước, công đức chẳng bằng một phần tư sự kính lễ bậc chính trực chánh giác (108). Thường hoan hỷ, tôn trọng, kính lễ các bậc trưởng lão thì được tăng trưởng bốn điều: sống lâu, đẹp đẽ, tươi trẻ, khỏe mạnh (109). Kẻ nào cúng dường những vị đáng cúng dường, hoặc chư Phật hay đệ tử, những vị thoát ly hư vọng, vượt khỏi hối hận lo âu (195). Công đức của người ấy đã cúng dường các bậc tịch tịnh vô úy ấy, không thể kể lường (196). Hàng Tỳ kheo dù được chút ít cũng không sinh tâm khinh hiềm, cứ sinh hoạt thanh tịnh và siêng năng, nên đáng được chư thiên khen ngợi (366).

Tài Liệu Tham Khảo:

1. Trích trong bộ Phật Pháp Căn Bản, Thiện Phúc, USA, 2009, Chương 137, Tập VI—Extracted from Basic Buddhist Doctrines, Thiện Phúc, USA, 2009, Chapter 137, Volume VI.

2. Trích trong Phước Huệ Song Tu, cùng tác giả Thiện Phúc, California, U.S.A., 2021, Quyển 1—Extracted from Simultaneous Cultivation of Merits & Wisdom, the same author Thien Phuc, California, U.S.A., 2021, Volume 1.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/cung-vuon-hay-cung-duong-a4085.html