Trả lời: Hai lực cân bằng là gì? Cách xác định hai lực cân bằng

Lực là gì? Cách xác định phương, chiều và độ lớn của lực

Để có thể giải thích được thế nào là hai lực cân bằng? Chúng ta cần phải hiểu thế nào là lực, cũng như cách xác định được phương, chiều, độ lớn của lực như sau:

Lực là gì?

Lực là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trước khi tìm hiểu hai lực cân bằng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lực trước tiên

Xem xét ví dụ dưới đây

Để đóng cánh cửa lại ta cần dùng tay đẩy cánh cửa.

Treo 1 quả nặng lên lò xo ta thấy quả nặng kéo lò xo xuống

Vậy ta thấy trường hợp 1 có sự đẩy của tay lên cánh cửa, còn trường hợp hai ta thấy có sự kéo của quả nặng lên lò xo.

Ta có thể kết luận rằng: Đẩy, kéo giữa vật này lên vật khác gọi là lực

Định nghĩa: Lực là sự đẩy hoặc sự kéo của vật này lên vật khác

Ký hiệu của lực là: F

Cách nhận biết lực: Qua ví dụ và định nghĩa bên trên, ta thấy rằng khi thấy một vật bị thay đổi về hình dạng hay chuyển động ta nói vật đó đã chịu tác dụng của lực.

Cách xác định phương, chiều và độ lớn của lực

Mỗi lực có độ lớn và hướng (phương và chiều) xác định. Phương, chiều, độ lớn của lực còn được gọi là cường độ lực.

Phương và chiều của lực. (Ảnh: Canva.com)

Phương của lực có thể là phương thẳng đứng, phương nằm ngang, phương xiên

Chiều của lực có thể là chiều từ trên xuống dưới, chiều từ dưới lên trên, chiều từ trái sang phải hay từ phải sang trái. Khi một vật chịu tác dụng của một lực, vật sẽ bị tác động biến dạng theo phương, chiều nào thì đó sẽ là phương, chiều của lực tác dụng lên vật đó.

Đối với vật lý lớp 6, chúng ta hay gặp là phương nằm ngang hoặc phương thẳng đứng. Đối với hai lực cân bằng ta cũng có thể xác định được phương và chiều.

Đơn vị đo lực là niutơn (newton), kí hiệu N.

Khi hiểu được lực là gì và đặc điểm lực như thế nào, chúng ta sẽ chuyển sang tìm hiểu về “hai lực cân bằng”

Xem thêm: Tổng hợp đầy đủ kiến thức Vật Lí 6 (+ lý thuyết, công thức & bài tập)

Hai lực cân bằng là gì?

Hai lực cân bằng là gì? (Ảnh: Canva.com)

Trước tiên ta cùng phân tích trường hợp sau. Giả sử có hai đội kéo co A và B cùng kéo 1 sợi dây. Sợi dây sẽ di chuyển về phía đội nào? Dựa vào kiến thức về lực, ta có thể thấy có 3 trường hợp:

Kết luận 2 lực cân bằng là gì?

Hai lực được gọi là cân bằng khi cùng tác dụng lên một vật, có phương giống nhau (có thể cùng là phương nằm ngang hoặc thẳng đứng), độ lớn hai lực bằng nhau và có chiều ngược nhau.

Lưu ý về hai lực cân bằng: Trong trường hợp ta thấy có hai lực tác dụng cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều, nhưng lại tác dụng lên hai vật KHÁC nhau. Thì hai lực đó KHÔNG gọi là 2 lực cân bằng

Cách xác định hai lực cân bằng

Cách xác định hai lực cân bằng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để xác định được hai lực là hai lực cân bằng, cần đảm bảo có đủ những yếu tố sau đây.

  1. Hai lực phải luôn tác dụng lên cùng một vật bất kỳ

  2. Hai lực có phương giống nhau, nghĩa là cùng nằm trên một đường thẳng

  3. Hai lực có chiều ngược nhau

  4. Độ lớn của hai lực phải bằng nhau

Khi xác định hai lực có phải là hai lực cân bằng hay không, ta cần đảm bảo có đủ 4 yếu tố trên. Thiếu bất kì yếu tố nào thì hai lực đó không phải là hai lực cân bằng.

XÂY DỰNG NỀN TẢNG TOÁN HỌC VỮNG CHẮC CHO TRẺ TỪ NHỎ VỚI ĐA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC, CHI PHÍ CỰC RẺ CHƯA ĐẾN 2K/NGÀY CÙNG MONKEY MATH. GIÚP BÉ TÍNH TOÁN NHANH HƠN, PHÁT TRIỂN TƯ DUY TỐT HƠN NGAY HÔM NAY.

Ví dụ về hai lực cân bằng trong cuộc sống

Ví dụ về hai lực cân bằng trong đời sống. (Ảnh: Canva.com)

Chiếc quạt trần khi treo trên trần nhà có thể đứng yên được vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng đó là: Lực kéo của trần nhà và trọng lượng của chiếc quạt.

Tại sao chúng ta có thể đứng thăng bằng trên mặt đất mà không bị ngã? Bởi mỗi chúng ta đều chịu tác dụng của hai lực: Trọng lực (hay còn gọi là lực hút của trái đất) và lực đỡ của sàn nhà. Hai lực này có phương thẳng đứng, ngược chiều, độ lớn như nhau nên gọi là hai lực cân bằng. Khi chúng tác động lên mỗi người, thì người đó có thể đứng thăng bằng.

Hay một ví dụ khác đó là ta thấy một đồ vật khi đặt trên bàn thì đứng yên như: Bình nước, cuốn sách, chiếc bút… do những đồ vật đó chịu tác dụng của hai lực cân bằng.

Giải đáp một số câu hỏi về hai lực cân bằng

Câu 1: Đáp án nào dưới đây đúng.

Hai lực cân bằng là hai lực…..?

  1. Mạnh như nhau, có cùng phương và cùng chiều, tác dụng vào cùng một vật

  2. Mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

  3. Mạnh như nhau, ngược phương và ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

  4. Mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào 2 vật ngược chiều nhau.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

  2. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

  3. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.

  4. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

Câu 3: Hai lực cân bằng không thể có

  1. Cùng hướng

  2. Cùng phương

  3. Cùng giá

  4. Cùng độ lớn

Câu 4: Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì:

  1. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động

  2. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần

  3. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều

  4. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần

Câu 5: Hai lực cân bằng không có đặc điểm nào dưới đây?

  1. Cùng phương

  2. Cùng chiều

  3. Cùng độ lớn

  4. Cùng tác dụng vào một vật

Đáp án: 1 - B, 2 - D, 3 - A, 4 - C, 5 - B

Bài tập hai lực cân bằng vật lý 6 để các em luyện tập

Hai lực cần bằng là phần kiến thức mà các em sẽ học trong chương trình Vật Lý 6. Vậy nên, sau khi đã nắm được phần lý thuyết thì dưới đây là một số bài tập để các em cùng nhau vận dụng và thực hành.

(Nguồn: Tổng hợp)

Qua bài viết trên, chúng ta hẳn đã nắm rõ về hai lực cân bằng có phương, chiều và độ lớn như thế nào? Đặc biệt ta cũng hiểu được tại sao con người lại có thể đứng thăng bằng. Hy vọng rằng bài viết hai lực cân bằng là gì giúp các em vận dụng vào làm các bài tập tốt hơn. Monkey chúc các em học tốt.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/2-luc-can-bang-la-gi-a3998.html