HỒN CỦA ĐÁ

Mỏm Đá Chim (Lagi) :

Nhìn hình ảnh, mọi người ngỡ rằng Mỏm Đá Chim là mỏm đá nhô ra biển có hình thù như mỏ chim. Thật ra, Mỏm Đá Chim dùng để chỉ một khu vực rộng mà ngày trước rất dài và lớn, đâm thẳng ra biển. Trải qua năm tháng, mỏm đá này bị sóng biển bào mòn và phá huỷ chỉ còn lại như ngày hôm nay. Trước đây, hàng ngàn con chim biển thường kéo về đây nhảy nhót, nô đùa và khoe giọng ca… trên mỏm đá này. Nhưng nay thì…

Mỏm Đá chim 03

Mỏm Đá chim 02

Mỏm Đá chim 01

Mỏm Đá chim 05

Mỏm Đá chim 04

Bãi tắm Tân Hải (Bãi Dinh - Thầy Thím - Lagi Bình Thuận):

Trên bản đồ du lịch gọi đây là bãi tắm Tân Hải, vì nó thuộc địa phận xã Tân Hải thị xã Lagi. Nhưng người dân địa phương thường gọi lại Bãi Dinh, vì nó nằm cạnh dinh Thầy Thím. Trước đây bãi tắm này “nổi danh” về rác, nhưng hôm tụi này ra đó trông không có vẻ “rác rưởi” lắm. Có lẽ chính quyền địa phương áp dụng biện pháp phạt nặng những kẻ xả rác, vì thế mà bãi tắm mới có dáng vẻ nhưng hình chụp.

Bãi tắm Tân Hải 04

Bãi tắm Tân Hải 03

Bãi tắm Tân Hải 02

Bãi tắm Tân Hải 01

Từ Mỏm Đá Chim, bãi tắm Tân Hải đi Kê Gà chỉ vào khoảng 27km… Sưu tầm trên mạng có những thông tin sau :

Hải đăng Kê Gà là ngọn hải đăng cao nhất và cổ xưa nhất Việt Nam, nằm trên một hòn đảo thuộc xã Thuận Quý, thuộc huyện Hàm Thuận Nam, cách thành phố Phan Thiết 30 km về hướng Tây Nam.

Có nhiều giải thích về tên gọi Kê Gà hay còn gọi là Khe Gà. Cách giải thích phổ biến nhất là vì mũi đất này có khe giống đầu mỏ của một con gà. Một cách giải thích khác cho rằng ngày xưa ở đây có nhiều gà rừng sinh sống. Thời Pháp thuộc, khi vẽ bản đồ hành chính người ta ghi là Kéga, theo cách phát âm của người Pháp, về sau quen gọi là Kê Gà.

Nhìn từ đất liền qua những bãi đá, đảo hải đăng vô cùng quyến rũ. Mỗi khi bình minh hay hoàng hôn, hải đăng Kê Gà trở nên đẹp tuyệt vời bởi sự phản chiếu của ánh sáng với bãi đá vàng tạo nên những khung cảnh huyền hoặc. Gần các phiến đá lớn nước sâu, có rất nhiều loại cá và du khách vẫn có thể câu được cá lớn tại đây.

Theo lịch sử hàng hải ở khu vực này, mũi Kê Gà xưa kia được coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu. Vào các thế kỷ trước, đã có nhiều thuyền buôn qua lại nơi đây và bị đắm. Chính vì thế, người Pháp đã nghiên cứu và cho xây dựng ngọn hải đăng Kê Gà.Cuối năm 1898 hải đăng Kê Gà, do kiến trúc sư người Pháp Snavat thiết kế, được hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 1900. Như vậy tính đến nay ngọn hải đăng này đã 110 tuổi, được xem là ngọn hải đăng “già” nhất Việt Nam.

Hòn đảo, nơi xây dựng ngọn hải đăng, có diện tích khoảng 5 ha. Trên đảo có hàng ngàn hòn đá hoa cương vàng màu sắc tuyệt đẹp, thiên hình vạn trạng và cả trăm cây sứ đại thụ to lớn. Ngọn tháp hải đăng hình bát giác, xây trên đỉnh cao nhất của đảo. Tháp đèn xây bằng đá cao 35 m, độ cao toàn bộ từ tầm ngọn đèn đến mặt biển là 65 m (tương đương với tòa nhà cao 12 tầng). Kích thước cạnh của tháp rộng 3 m, đỉnh rộng 2,5 m, chiều dày tường tháp từ chân tháp đến độ cao 6m là 1,6m, càng lên cao độ dày càng giảm từ 1,5m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1m. Trên ngọn tháp có bóng đèn lớn 2.000W, có bán kính quét sáng 22 hải lý (tương đương 40 km).

Bên trong hải đăng có 183 bậc thang xoắn ốc bằng thép cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đến đỉnh đèn. Chiếc cầu thang xoáy ốc này thực sự là một tác phẩm tuyệt đẹp mà không một nhiếp ảnh gia chuyên hay không chuyên nào đến đây có thể bỏ qua. Trên tháp có một balcon rộng, từ đây, khách tham quan có thể nhìn toàn cảnh cả vùng trong gió biển lồng lộng. Đứng nơi đây nhìn ra, choáng ngợp bởi mênh mông biển trời và gió, bạn sẽ vừa nhận ra sự nhỏ bé của mình, vừa ý thức được sức mạnh con người trước thiên nhiên.

Kê Gà 02

Kê Gà 01

Từ Kê Gà đi theo TL719 vào TP Phan Thiết sẽ đi ngang qua khu “phế tích Kê Gà”, hậu quả của dự án Cảng Kê Gà một phần của “Đại dự án Bô xít Tây Nguyên”.

Phế tích Kê Gà 00

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/bai-tam-tan-hai-a39658.html