Nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh lâu dài tại thị trường Việt Nam phải thành lập hiện diện thương mại. Có nhiều hình thức hiện diện thương mại tại Việt Nam, sau đây TinLaw sẽ tổng hợp và đưa ra một vài hình thức nổi bật nhất hiện nay.
Hiện diện thương mại là phương thức cung ứng dịch vụ của một thành viên, thông qua việc thành lập một hiện diện thương mại ở lãnh thổ của một nước thành viên khác theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều I Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) của WTO.
Về cơ bản, phương thức hiện diện thương mại là một hoạt động đầu tư. Điều này tạo nên thành phần cốt yếu cho hoạt động đầu tư. Hiểu đơn giản hơn, việc hiện diện thương mại là dịch vụ giúp nhà đầu tư mang một quốc tịch đến với một quốc gia khác, lập ra một pháp nhân và cung cấp các dịch vụ ở đó.
Trong khuôn khổ của GATT/WTO, tại vòng đàm phán Uruguay diễn ra từ năm 1986 đến năm 1994, các nước thành viên của GATT đã thông qua Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (WTO), và Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO năm 2007.
Thương mại dịch vụ là một bộ phận hợp thành của thương mại quốc tế, nó liên quan đến hoạt động thương mại vượt qua biên giới quốc gia, theo các phương thức chủ yếu sau:
Trong 4 phương thức trên đây thì phương thức 3 - Hiện diện thương mại có vị trí quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại dịch vụ.
Có nhiều hình thức để các nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập sự hiện diện thương mại tại Việt Nam như: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp có vốn nước ngoài, chi nhánh và văn phòng đại diện.
Các công ty cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, nhưng các văn phòng đại diện không được tham gia vào các hoạt động sinh lợi trực tiếp.
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của công ty nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động thương mại, du lịch nhưng không được tham gia vào các hoạt động sinh lợi trực tiếp.
(Theo quy định tại Biểu cam kết thương mại và dịch vụ của Việt Nam trong WTO - World Trade Organization, ngày 27/10/2006).
>>Xem thêm: Thủ tục đăng ký thành lập văn phòng đại diện
Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam).
>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty
Doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên (trong đó ít nhất một bên phải là pháp nhân Việt Nam và một bên phải là pháp nhân nước ngoài) để tiến hành hoạt động đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh của mỗi bên mà không thành lập pháp nhân.
(Theo quy định tại Biểu cam kết thương mại và dịch vụ của Việt Nam trong WTO - World Trade Organization, ngày 27/10/2006).
Doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
(Theo quy định tại Biểu cam kết thương mại và dịch vụ của Việt Nam trong WTO - World Trade Organization, ngày 27/10/2006).
Nhà đầu tư được thành lập công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trước khi thành lập công ty, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020.
>> Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty thương mại 100% vốn nước ngoài
Khi thành lập hiện diện thương mại cần lưu ý một số vấn đề sau:
Theo đó, các quốc gia sẽ được phép đưa ra các hạn chế tiếp cận thị trường được quy định tại khoản 2 Điều XVI hiệp định GATS vào trong phần cam kết cụ thể của biểu cam kết trong WTO để bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Các hạn chế tiếp cận đó bao gồm:
Trên đây là một số quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức hiện diện thương mại của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giúp khách hàng áp dụng vào từng trường hợp của doanh nghiệp mình cho phù hợp. Nếu vẫn còn thắc mắc vui lòng liên hệ dịch vụ làm giấy phép đầu tư TinLaw để được tư vấn, hướng dẫn:
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/hien-dien-thuong-mai-la-gi-a39394.html