Cuộc sống ngày một khá giả, du lịch nước ngoài ngày càng được nhiều người lựa chọn để trải nghiệm nền văn hóa mới, gặp gỡ những con người mới và tăng thêm vốn sống mới cho bản thân.Bạn đang lên kế hoạch du lịch nước ngoài - travel abroad và muốn học Tiếng Anh liên quan đến chủ đề này, hãy cùng English Mr Ban tìm hiểu những từ vựng du lịch nước ngoài và tình huống liên quan để bạn dễ dàng nắm bắt chúng nhé
Ngày xưa điều kiện kinh tế khó khăn khiến du lịch là một món ăn chơi xa xỉ chỉ dành cho các “đại gia”. Nhưng ngày nay, sự thịnh vượng về mặt kinh tế, đời sống nâng cao, chi phí đi lại không còn đắt đỏ, tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn trẻ “xách ba lô lên và đi”. Không những du lịch trong nước, các bạn còn kháo nhau rằng travel abroad (du lịch nước ngoài) thời nay “rẻ rề”, thế là xu hướng bay tây bay tàu lại càng rầm rộ hơn bao giờ hết. Trong chủ đề tuần này, chúng ta cùng nhau “bỏ túi” một số cụm từ liên quan tới du lịch để các bạn không bỡ ngỡ khi du ngoạn nước ngoài nhé.
Để có một chuyến ăn chơi đã-còn-hơn-chữ-đã, đầu tiên ta phải chuẩn bị lịch trình đi đứng cho thật phù hợp. Trong bước lên lịch trình này chúng ta nên ghé qua các travel agencies (công ty du lịch) xem qua những quyển brochures (tập quảng cáo nhỏ) hoặc các leaflets (tờ rơi) để lấy được thông tin về các tourist attractions (địa điểm du lịch) mà chúng ta cần tham quan. Sau khi đã thu thập xong, chúng ta quyết định xem nên đi theo kiểu backpacking (xách ba lô lên và đi chơi theo kiểu “cuốc bộ” là chính cho tiết kiệm) hay các guided tours (tua du lịch có hướng dẫn viên của các công ty). Nếu muốn enjoy a self-planned tour (đi chơi tự túc), chúng ta phải tự mình make travel arrangements (lên lịch cho chuyến đi). Các công việc bao gồm:
Có hai loại vé: a one-way ticket (vé mộ chiều) và a round trip (vé hai chiều). Thông thường chúng ta phải đặt vé hai chiều để mấy anh customs officer (nhân viên hải quan) không làm khó dễ nhé các bạn. Đặt ghế trên máy bay, các bạn có thể chọn an aisle seat (ghế sát lối đi) hoặc a window seat (ghế cạnh cửa sổ) tùy sở thích. Tuy nhiên vào những mùa du lịch khi đặt chỗ các bạn sẽ dễ dàng bị rơi vào tình trạng the plane is overbooked (số người đặt nhiều hơn số ghế cho phép), và thế là bạn sẽ bị [be] bumped to a later flight (chuyển xuống chuyến bay sau).
Nếu dư dả chúng ta sẽ đặt phòng ở a five-star hotel (khách sạn 5 sao) để được ở trong a luxury room (phòng hạng sang). Nếu không thì chúng ta thuê các phòng dạng dormitory (phòng có nhiều giường và chúng ta ở cùng du khách khác) cho tiết kiệm. Nhưng đừng vì ham rẻ quá mà đặt a dingy room (phòng tối và dơ) ở trong a seedy hotel (khách sạn nằm ở nơi không an toàn có nhiều tệ nạn hoặc không thoải mái), vì biết đâu chúng ta lại được lạc vào khu red-light district (phố đèn đỏ) nào đó mà không hay biết đấy nhé. Và trong trường hợp có cảm giác “sợ sợ” về nơi ở này thì chúng ta có quyền cancel the bookings (hủy việc đặt chỗ, đặt phòng) ngay lâp tức để có chuyến đi vui và an toàn hơn.
Sau khi đã lên kế hoạch ăn ở, việc kế tiếp là xem những chỗ cần đến. Sắp xếp xong mọi thứ thì chỉ còn chờ ngày “bay” nữa thôi. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu thôi, nhiều điều thú vị còn đang chờ chúng ta trong suốt chuyến đi.
Ở phần trên chúng ta đã lên công đoạn chuẩn bị mọi thứ để đi du lịch nước ngoài rồi. Trong phần này này, chúng ta cùng điểm danh những từ ngữ thông dụng tại các sân bay cũng như trên máy bay nhé.
Thông thường ở sân bay sẽ có 2 nhà ga: domestic terminal (ga nội địa) và international terminal (ga quốc tế). Và ở cả hai nhà ga đều có khu vực arrivals (đón khách đến) và departures (đưa khách đi).
Đi máy bay khác với đi những phương tiện mặt đất khác ở chỗ để bảo đảm tính an toàn cho chuyến bay, airlines (các hãng hàng không) sẽ cần có nhiều công đoạn kiểm tra trước khi cho chúng ta board a plane (lên máy bay). Vì vậy, họ thường yêu cầu chúng ta phải đến sân bay trước ít nhất hai giờ đồng hồ. Cho nên đi máy bay chúng ta cần phải be on time (đến đúng giờ) không thôi sẽ gặp rất nhiều phiền phức đấy nhé.
Việc đầu tiên khi đến sân bay, chúng ta phải đến và làm thủ tục tại check-in counter (quầy kiểm tra vé và hành lý tại sân bay). Tại đây, nhân viên của hãng hàng không sẽ yêu cầu chúng ta xuất trình identity proof (giấy tờ để xác định danh tính như identity card - thẻ căn cước, driver’s license - bằng lái xe, passport - hộ chiếu) và thông tin đặt vé.
Sau đó họ sẽ cung cấp cho chúng ta boarding pass (vé để lên máy bay) trên đó có ghi thông tin về flight (chuyến bay), gate (cổng di chuyển ra máy bay), seat (số ghế) để chúng ta có thể dễ dàng tìm đúng được chuyến bay của mình. Chúng ta cũng cần lưu ý boarding time (thời gian lên máy bay) để không bị trễ chuyến bay của mình.
Hành lý chúng ta mang theo sẽ được phân thành hai loại: checked luggage (hành lý ký gửi tại quầy vé) và hand luggage/carry-on bag (hành lý xách tay). Xong công đoạn check in (lấy vé và gửi hành lý) chúng ta sẽ qua phần security check (kiểm tra an ninh). Chúng ta sẽ được kiểm tra xem có mang theo vật dụng ảnh hưởng tới tính an toàn của chuyến bay hay không. Sau đó chúng ta sẽ gặp customs officer (nhân viên hải quan) để đóng mộc xuất cảnh.
Đến đúng giờ chúng ta sẽ được lên máy bay. Thông thường ghế máy bay được chia thành nhiều loại: first class (ghế thượng hạng), business class (ghế hạng thương gia) và economy class (ghế phổ thông), trong đó ghế thượng hạng là đắt nhất.
Tùy vào mỗi loại ghế mà bạn sẽ có được những dịch vụ kèm theo riêng biệt. Sau khi đã tìm được chỗ ngồi, chúng ta phải để hành lý xách tay lên overhead bin/overhead compartment (hộc để hành lý phía trên đầu), sau đó ngồi đúng ghế và fasten your seat belts (thắt dây an toàn). Oxygen masks (mặt nạ oxy) và life vest (áo phao) được trang bị trong trường hợp khẩn cấp. Và chúng ta cần phải biết vị trí của emergency exits (các cửa thoát hiểm) trong trường hợp cấp bách.
Lavatory (phòng vệ sinh) thường được đặt phía sau máy bay phục vụ nhu cầu của passengers (hành khách). Nếu có yêu cầu riêng chúng ta có thể liên hệ flight attendants/cabin crew (tiếp viên hàng không/phi hành đoàn). Khi bay quốc tế, chúng ta sẽ được phát một phiếu customs declaration (form) (tờ khai hải quan) để điền thông tin trước khi máy bay hạ cánh.
Trong thời gian takeoff (máy bay cất cánh) và touchdown/landing (máy bay hạ cánh), chúng ta tuyệt đối không được di chuyển trên máy bay.
Nếu thời tiết không tốt chúng ta sẽ có a bumpy flight (chuyến bay gập ghềnh do gặp nhiều “ổ gà”).
Đối với a long-haul flight (chuyến bay xa) thông thường chúng ta phải transit (quá cảnh ở nước khác) và đôi khi sẽ phải have a 10-hour layover/stopover (chờ 10 tiếng trước khi được bay tiếp) ở nước quá cảnh.
Sau khi làm thủ tục nhập cảnh, chúng ta sẽ phải ra baggage claim (nơi nhận hành lý) để nhận lại đồ đạc của mình.
Kết thúc chặng đường bay chúng ta thường sẽ bị rơi vào tình trạng jet lag (mệt mỏi sau chuyến bay) cho nên chúng ta phải chuẩn bị sức khỏe kĩ càng trước khi leo lên máy bay nhé.
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/du-lich-nuoc-ngoai-tieng-anh-la-gi-a39379.html