Cây Si: Vị thuốc dân gian chứa nhiều công dụng tuyệt vời

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Cây Si

Tên gọi khác: Cây Gừa; cây Cừa

Tên khoa học: Ficus microcarpa L

Đặc điểm tự nhiên

Đây là một loại cây xanh, có chứa nhựa mủ, cao đến 30 m, có dạng tán tròn hoặc dẹt.

Rễ

Nhiều loại rễ trên không mảnh, rủ xuống từ cành. Những rễ này cuối cùng phát triển thành rễ trụ, mập.

Lá mọc đối, nhiều lông, màu xanh bóng đậm, có lông tơ hẹp ở gốc, với các đầu hơi nhọn. Lá có cuống ngắn, dài 5 - 10cm, rộng 2 - 6cm.

Lá si

Lá si

Vỏ

Có màu xám đen hoặc nâu, sần sùi, lớp vỏ mỏng và dính chặt vào mô bên trong. Vỏ bên trong màu sáng, kết cấu dạng sợi.

Hoa

Hoa rất nhỏ, đơn tính, nhiều và ẩn trong quả si. Cả hoa đực và hoa cái đều không có cuống.

Quả

Quả si mọc thành cặp ở nách lá, không cuống, hình cầu lõm, khi chín có màu hơi vàng hoặc đỏ sẫm.

Quả si chín được ăn bởi các loài động vật ăn quả như chim, dơi, động vật gặm nhấm, sóc và khỉ đuôi dài.

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố

Phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Ấn Độ. Thường thấy ở ven đường, trong công viên, sân vườn, các khu rừng ở độ cao thấp và trung bình lên đến 1.500 mét ở Ấn Độ (Quần đảo Andaman và Nicobar, Arunachal Pradesh, Assam, Manipur, Meghalaya, Mizoram, vùng bán đảo, Punjab, Rajasthan, Sikkim), Úc, Bhutan, Trung Quốc, Đông Dương, Nhật Bản, Malesia, Nepal, Sri Lanka và Đài Loan.

Thu hái - sơ chế

Rễ và nhựa cây si có thể được thu hái vào quanh năm.

Rễ cây si

Rễ Cây si

Đối với rễ phụ, sau khi hái về, cần rửa sạch rồi đem sao cho vàng, thơm. Tuy vào nhu cầu sử dụng, có thể đem ngâm với rượu hoặc sắc nước uống.

Thu hái nhựa bằng cách chích vào toàn thân cây và được sử dụng trực tiếp bằng cách hòa vào rượu.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng của nó là nhựa cây chích ở toàn thân, lá hoặc phần rễ phụ của cây được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/cay-si-a39367.html