Tác phẩm “Gặp lá cơm nếp” thuộc thể loại thơ năm chữ tương tự như các bài thơ: Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mây và sóng (R. Ta-go)...
Có 5 tiếng trong mỗi dòng thơ.
Bài thơ gieo vần chân
Tác giả sử dụng linh hoạt nhịp thơ: ⅔ và 3/2
Qua kí ức của người con, người mẹ hiện lên với hình ảnh tần tảo hàng ngày “nhặt lá đun bếp”. Dù bao thời gian đi qua hay dù ở đâu thì người con vẫn luôn nhớ đến mùi cơm mẹ nấu, đó là mùi hương “thơm suốt đường con” chở che cho sự trưởng thành của mỗi người.
Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương đất nước là tình cảm thương yêu, nhớ nhung, trân trọng từng “mùi vị quê hương”, họ sẽ không thể quên “con quên làm sao được” và sự nhớ thương đó chia đều cho đất nước, cho quê hương, cho người mẹ.
>> Xem thêm: Soạn văn 7 kết nối tri thức
Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có gì khác so với bài thơ Đồng dao mùa xuân?
Gặp lá cơm nếp:
Số tiếng: 5
Cách gieo vần: vần liền
Nhịp thơ: Khá linh hoạt, được biến tấu trên nhịp chính ⅔
Chia khổ: Bài thơ chia thành 4 khổ với 1 khổ đặc biệt.
Đồng dao mùa xuân:
Số tiếng: 4
Cách gieo vần: vần chân
Nhịp thơ: Khá linh hoạt, được biến tấu trên nhịp chính 2/2
Chia khổ: Bài thơ chia thành 9 khổ với 2 khổ đặc biệt.
Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.
Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?
Hoàn cảnh trong bài đã gợi nhắc con người về mẹ của mình chính là: Hoàn cảnh chiến tranh xảy ra với những người lính đang chiến đấu nơi chiến tranh. Trong qua hình ảnh ác liệt đó, người đọc nhận thấy được những thứ tình cảm thiêng liêng cao quý của con người. Đó là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, yêu gia đình người thân và kèm theo đó chính là trách nhiệm của mỗi người với tình yêu đó.
Trong ký ức của người con, mẹ luôn hiện lên với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam anh hùng tần tảo, đảm đang, chịu thương chịu khó, yêu thương con mình hết mực. Tình yêu đó được thể hiện qua từng bữa ăn, từng câu nói, từng hành động nhặt lá về đun bếp thổi xôi cho con ăn.
Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?
Trong khổ thơ thứ ba, người con đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc về nỗi nhớ quê hương đất nước, tình yêu đối với người mẹ với đấng sinh thành, với nơi mình sinh ra và lớn lên.
Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng lúc dâng lên trong tâm hồn người con khi thấy hình ảnh “lá cơm nếp” bởi đây chính là hình ảnh của ký ức. Mỗi khi nhìn thấy hay ngửi thấy mùi cơm nếp thì người con sẽ lập tức nhớ đến mẹ mình, mà hình ảnh mộc mạc giản dị nhưng mà no đủ tình yêu thương.
Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?
Qua bài thơ có thể thấy được người con hiện lên với hình ảnh luôn yêu thương mẹ, yêu quê hương đất nước và tình yêu đó luôn thường trực trong tim chỉ cần một hình ảnh quen thuộc hay một chất xúc tác nhỏ cũng có thể khiến nó bùng nổ.
Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?
Việc sử dụng thể thơ năm chữ có tác dụng thể hiện cảm xúc của nhà thơ một cách chân thực nhất. Mỗi câu thơ có năm tiếng kết hợp với những vần và nhịp quen thuộc tạo cảm giác gần gũi cho người đọc. Độc giả có thể cảm nhận được cảm xúc mà tác giả muốn truyền tải.
Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.
Dù bao nhiêu tuổi đi chăng nữa thì phải làm cha làm mẹ thì mới có thể hiểu được tấm lòng của họ dành cho con cái. Đó là lý do tại sao rất nhiều tác phẩm đã được tạo ra để tôn vinh tình cảm thiêng liêng này. Tác giả Thanh Thảo cũng viết về chủ đề này bằng một tác phẩm ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc qua bài thơ “Gặp lá cơm nếp”. Bài thơ ghi lại cảm xúc của một người con vô tình nghĩ đến mùi hương của cơm mẹ nấu và nhớ về mẹ mình. Tác giả đã xa nhà bao năm, nhớ bát xôi mẹ nấu, nhớ hương vị thân thương của mẹ, nhớ làng quê quen thuộc. Trong trái tim mỗi người con, mẹ luôn là hình ảnh vĩ đại và đẹp nhất. Một người mẹ đã chịu đựng gian khổ, hy sinh để mang đến cho con những điều đẹp đẽ nhất. Những câu thơ giản dị, ngắn gọn nhưng đầy hoài niệm. Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” viết về nỗi nhớ và tình yêu của nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.
Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Gặp lá cơm nếp Văn 7 tập 1 kết nối tri thức. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm:
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/soan-van-gap-la-com-nep-a39174.html