Phỏng vấn sâu là gì? Lưu ý để phỏng vấn sâu đạt hiệu quả cao

Chắc có lẽ ai trong chúng ta cũng đã quá quen với khái niệm phỏng vấn nhưng còn phỏng vấn sâu thì sao? Phỏng vấn sâu là gì, có khác gì so với phỏng vấn và cần lưu ý để quá trình này đạt hiệu quả cao? Cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Phỏng vấn sâu là gì?

“Phỏng vấn sâu là một loại phỏng vấn với một cá nhân cho phép bạn thu thập nhiều thông tin bằng cách đào sâu về mọi câu hỏi”

Đặc điểm của phỏng vấn sâu

Cấu trúc linh hoạt

Phỏng vấn sâu có cấu trúc linh hoạt cho phép người phỏng vấn đề cập đến tất cả các câu hỏi phụ liên quan đến chủ đề.

Có tính tương tác

Phỏng vấn sâu có cân bằng trong cuộc trò chuyện mà cả người phỏng vấn và người được phỏng vấn đều tham gia.

Sâu sắc

Người phỏng vấn có thể có được góc nhìn sâu sắc hơn trong việc hiểu người được phỏng vấn và những gì họ nói. Các kỹ thuật khác nhau được sử dụng trong các cuộc phỏng vấn sâu cho phép người phỏng vấn khám phá chủ đề và hiểu nó một cách cụ thể.

Mục đích của các cuộc phỏng vấn sâu

Mục đích chính của phỏng vấn sâu là gì? Đó là thu thập thông tin cụ thể từ một nhóm cụ thể, nhưng bản chất của phỏng vấn sâu có thể khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau.

Ví dụ trong tuyển dụng, phỏng vấn sâu giúp nhà tuyển dụng thu thập thông tin về thái độ, tính cách, hành vi, khả năng, kỹ năng nhiều thông tin khác về người họ đang phỏng vấn để có đánh giá chính xác và ra quyết định tuyển dụng hiệu quả.

Trong Marketing, phỏng vấn sâu giúp các marketer nghiên cứu một đối tượng cụ thể, sở thích, nhu cầu và nhân khẩu học của họ và tạo ra sản phẩm hoặc ý tưởng mong muốn dựa trên thông tin thu thập được. Ví dụ họ có thể biết người dùng cảm nhận thế nào về sản phẩm. Người dùng thích gì, không thích gì, bỏ lỡ điều gì? Người dùng có những nỗi sợ hãi nào, đánh giá cao những tính năng nào, có nhu cầu gì và cần hỗ trợ gì?…

Ưu điểm của phỏng vấn sâu

- Phỏng vấn sâu cho phép bạn trò chuyện trực tiếp với người được phỏng vấn một cách thoải mái để nhận được phản hồi sâu sắc hơn về các chủ đề nhạy cảm.

- Bạn có thể đặt các câu hỏi tiếp theo, thu thập thêm thông tin và quay lại các câu hỏi chính để hiểu rõ hơn về thái độ của người tham gia.

- Bạn có thể theo dõi những thay đổi trong giọng điệu và lựa chọn từ ngữ của người tham gia để hiểu rõ hơn về ý kiến.

Hạn chế của phỏng vấn sâu

- Các cuộc phỏng vấn có thể tốn nhiều thời gian vì phải sắp xếp và phân tích chi tiết.

- Người phỏng vấn phải được đào tạo phù hợp về kỹ thuật phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn phải được cấu trúc và do đó cần có kỹ năng phù hợp.

- Những người tham gia phải được lựa chọn cẩn thận để tránh sự thiên vị, nếu không nó có thể kéo dài quá trình.

Các bước tiến hành phỏng vấn sâu

Lời khuyên khi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu

Hãy cùng tìm hiểu những điều quan trọng mà người phỏng vấn cần đảm bảo khi thực hiện phỏng vấn sâu là gì nhé.

Cởi mở

Sự phán xét hoặc chỉ trích có thể đóng vai trò là rào cản trong giao tiếp, vì vậy điều quan trọng là phải duy trì sự cởi mở trong quá trình phỏng vấn. Nếu người được phỏng vấn nhận thấy rằng họ đang bị phán xét hoặc đánh giá thì họ sẽ ít chia sẻ ý kiến ​​của mình một cách thoải mái. Những đánh giá hoặc kết luận nên được viết vào sổ khi cuộc phỏng vấn kết thúc.

Linh hoạt và hướng tới mục tiêu

Sự tương tác giữa con người với nhau rất phức tạp và hiếm khi có thể đoán trước được câu trả lời của mọi người đối với các câu hỏi, vì vậy, bạn cần tự mình suy nghĩ, ứng phó với những thách thức và đảm bảo không chệch khỏi mục tiêu chính.

Tránh các câu hỏi có thể trả lời bằng “Có” hoặc “Không”

Các câu hỏi phỏng vấn sâu ngay từ đầu không nên là các câu hỏi đóng mà người được phỏng vấn chỉ có thể trả lời “Có” hoặc “Không”.

Vì là phỏng vấn sâu nên điều cần chuẩn bị không phải là bộ câu hỏi hỏi cụ thể mà là chủ đề chính. Thế nên trước cuộc phỏng vấn, chỉ nên lập một danh sách sơ bộ các câu hỏi mà người bạn sẽ cần điều chỉnh cho phù hợp với từng tình huống cụ thể để thu được càng nhiều dữ liệu càng tốt.

Kiên nhẫn lắng nghe

Cho phép người trả lời nói chuyện thoải mái và cởi mở với tốc độ mà họ cảm thấy thoải mái. Đừng hối thúc hoặc cắt ngang lời nói vì điều đó khiến họ ngừng chia sẻ. Hãy tập trung hoàn toàn vào người nói cho đến khi nhận được thông điệp hoặc người nói đã nói xong.

Chú ý quan sát

Những người phỏng vấn giỏi là người có khả năng quan sát, nắm bắt những tín hiệu tinh tế như nét mặt, ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu. Dựa vào đây bạn có thể đặt ra các câu hỏi phụ để hiểu tường tận vấn đề.

Lặp lại những gì đã được nghe

Diễn giải những gì người nói đang nói để xác nhận với người nói rằng bạn đang thực sự lắng nghe và thông điệp được truyền tải chính là thông điệp đã nhận được. Việc diễn giải cũng có thêm lợi ích là buộc người nói phải tập trung hoàn toàn vào cuộc trò chuyện, do đó hạn chế sự phân tâm.

Qua những thông tin trên, có lẽ bạn đã hiểu phỏng vấn sâu là gì rồi phải không? Nếu sắp tới bạn cần đến phỏng vấn sâu, hãy áp dụng các gợi ý này để cho quá trình được diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả như mong đợi nhé.

Huỳnh Trâm

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/mau-cau-hoi-phong-van-sau-a38392.html