Dựa vào bảng 10.1, hãy phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành

Với giải Câu hỏi trang 39 Địa Lí lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 10: Thuỷ quyển. Nước trên lục địa giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 10: Thuỷ quyển. Nước trên lục địa

Câu hỏi trang 39 Địa Lí 10: Dựa vào bảng 10.1, hãy phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.

Địa Lí 10 Bài 10: Thuỷ quyển. Nước trên lục địa | Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục “Hồ và phân loại hồ theo nguồn gốc hình thành” và quan sát hình 10.1.

Trả lời:

Phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành:

* Hồ tự nhiên (4 loại):

- Hồ móng ngựa: Do quá trình uốn khúc và đổi dòng của các sông ở vùng đồng bằng (VD: Hồ Tây, Hà Nội).

- Hồ kiến tạo: Hình thành ở những vùng trũng trên các đứt gãy kiến tạo (VD: Các hồ ở khu vực Đông Phi).

- Hồ băng hà: Do quá trình xâm thực của bằng hà lục địa, phổ biến ở các nước vùng vĩ độ cao (VD: Vùng Hồ Lớn ở lục địa Bắc Mỹ).

- Hồ miệng núi lửa: Hình thành từ các miệng núi lửa đã ngừng hoạt động (VD: Hồ To-ba trên đảo Su-ma-tra, In-đô-nê-xi-a).

* Hồ nhân tạo: Do con người tạo ra (VD: Hồ thủy điện Hòa Bình trên sông Đà).

Lý thuyết Hồ và phân loại hồ theo nguồn gốc hình thành

- Khái niệm: Là bồn nước ở các vùng trũng thấp trên lục địa.

- Phân loại: Có nhiều cách phân loại hồ khác nhau. Theo nguồn gốc hình thành, có các loại hồ chủ yếu sau đây:

a. Hồ móng ngựa

- Nguồn gốc hình thành: Do quá trình uốn khúc và đổi dòng của sông ở các vùng đồng bằng.

- Ví dụ: Hồ Tây ở Hà Nội.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa - Cánh diều (ảnh 1)

Quang cảnh Hồ Tây (Hà Nội) khi nhìn từ trên cao xuống

b. Hồ kiến tạo

- Nguồn gốc hình thành: Hình thành ở những vùng trũng trên các đứt gãy kiến tạo.

- Ví dụ: Các hồ ở khu vực Đông Phi.

c. Hồ băng hà

- Nguồn gốc hình thành: Do quá trình xâm thực của bằng hà lục địa, phổ biến ở các nước vùng vĩ độ cao như Phần Lan, Ca-na-đa, Liên bang Nga,...

- Ví dụ: Vùng Hồ Lớn (Ngũ Hồ) ở lục địa Bắc Mỹ.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa - Cánh diều (ảnh 1)

Ngũ hồ ở lục địa Bắc Mĩ

d. Hồ miệng núi lửa

- Nguồn gốc hình thành: Hình thành từ các miệng núi lửa đã ngừng hoạt động.

- Ví dụ: Hồ To-ba trên đảo Su-ma-tra của In-đô-nê-xi-a.

e. Hồ nhân tạo

- Nguồn gốc hình thành: Do con người tạo ra.

- Ví dụ: Hồ thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa - Cánh diều (ảnh 1)

Hồ thủy điện Hòa Bình

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/phan-loai-ho-theo-nguon-goc-hinh-thanh-co-cac-loai-a37180.html