Nâng cao đề kháng cho trẻ bằng vắc xin và dinh dưỡng

Từ đầu năm đến nay, nhiều địa phương trên cả nước ghi nhận hàng trăm ca mắc và biến chứng do sởi, ho gà, bạch hầu…, thậm chí đã có ca tử vong. Các chuyên gia cảnh báo nếu không chủ động phòng ngừa sớm ngay lúc này, nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh trong cộng đồng là có thể xảy ra. Đặc biệt, trẻ em với hệ miễn dịch còn non kém, học tập và sinh hoạt trong môi trường đông đúc có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Trước năm học mới, cần trang bị cho trẻ một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trước hết cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và tiêm ngừa vắc xin đầy đủ để tạo hệ miễn dịch chủ động, bảo vệ trẻ khỏe mạnh, tự tin đến trường.

Các thông tin về việc tiêm phòng đầy đủ và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ, giúp Bố Mẹ trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe con yêu trước năm học mới được các chuyên gia tư vấn, chia sẻ trong chương trình: “Vắc xin và dinh dưỡng cho trẻ cho bé đến trường khỏe mạnh” diễn ra vào sáng 22/08/2024 vừa qua. Chương trình có sự tham gia của BS.CKI Đào Thị Yến Thủy - Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM và BS.CKI Lê Thị Trúc Phương - Chuyên viên Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Quý Khách có thể xem lại chương trình ngay tại đây.

nâng cao đề kháng bằng vắc xin và dinh dưỡng

Mở đầu chương trình, BS.CKI Lê Thị Trúc Phương - Chuyên viên Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết từ đầu năm đến nay tình hình bệnh sởi đang diễn biến rất phức tạp, ghi nhận ca mắc rải rác tại nhiều địa phương trên cả nước. Theo thống kê, ngay từ đầu năm 2024, nhiều địa phương trên cả nước liên tục ghi nhận số ca mắc sởi xuất hiện rải rác trong quý I/2024 và cho đến tháng 5 thì gia tăng đột biến. Riêng tại TP.HCM, ghi nhận hơn 350 ca mắc sởi, trong đó có 3 trường hợp tử vong, xác định đều mắc những bệnh lý mạn tính kèm sởi dẫn đến biến chứng nặng và đáng lưu ý là hầu hết các trường hợp đều chưa tiêm ngừa vắc xin hoặc tiêm vắc xin chưa đầy đủ.

Trong các bệnh nhiễm trùng thường gặp ở môi trường học đường, sởi có tốc độ lây lan nhanh và cao nhất, đặc biệt tốc độ lây lan mạnh hơn cả cúm và Covid-19. Nếu trong cộng đồng có trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng sởi thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Thống kê cho thấy 1 trẻ mắc sởi có thể lây cho 12 - 15 trẻ xung quanh, tỷ lệ tấn công lên đến 90% và lây lan mạnh nhất vào thời điểm khoảng 2 tuần từ khi người bệnh bắt đầu có triệu chứng khởi phát đầu tiên là ho.

Trong môi trường học đường, trẻ tiếp xúc với nhiều người, di chuyển nhiều nơi, tham gia các hoạt động vui chơi, sử dụng phương tiện giao thông công cộng với tần suất cao nên khả năng nhiễm bệnh càng cao hơn, ảnh hưởng đến quá trình học tập cũng như có nguy cơ lây bệnh cho các bạn cùng lớp, cùng trường.

Lý giải nguyên nhân khiến số ca mắc sởi năm nay tăng cao đột biến hơn những năm trước và có nguy cơ bùng phát thành dịch, bác sĩ Phương cho biết 2024 là năm nằm trong chu kỳ 2 - 4 năm tăng mạnh của nhiều dịch bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh sởi nên nguy cơ bùng phát dịch luôn hiện hữu.

Thứ hai, bệnh sởi có có khả năng lây truyền cực nhanh nên tỷ lệ tiêm chủng phải đạt từ 95% trở lên mới hình thành “miễn dịch cộng đồng”, ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt 95%, khiến các đối tượng yếu thế như trẻ em không đủ điều kiện sức khỏe để tiêm vắc xin hoặc hoãn tiêm chủng vì mắc các bệnh lý nền mạn tính sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh dẫn đến các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm tai giữa cấp, viêm não, tiêu chảy, khô loét giác mạc, suy dinh dưỡng…, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng học tập, cản trở sự phát triển và nền tảng tương lai.

Mặt khác, trẻ ở giai đoạn từ 4 tuổi trở đi phải đối diện với “khoảng trống miễn dịch” do lượng kháng thể nhận được từ các mũi vắc xin đầu đời đã giảm dần theo thời gian. Thậm chí thực tế có những trường hợp vì nhiều lý do khác nhau, bố mẹ bỏ lỡ mất lịch tiêm chủng của con khiến con mất đi cơ hội được bảo vệ tối ưu suốt đời bởi vắc xin.

Ngoài bệnh sởi, mùa hè vừa qua, nhiều địa phương trên cả nước cũng ghi nhận sự gia tăng của nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang vừa có đợt bạch hầu và công bố dịch tại Mường Lát; bệnh viêm màng não có ca mắc rải rác từ đầu năm đến nay; bệnh dại liên tục phát hiện ổ dịch tại nhiều địa phương và còn rất nhiều bệnh truyền nhiễm khác như ho gà, cúm, viêm phổi, viêm gan, ung thư cổ tử cung và các bệnh do HPV… đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp, nguy cơ lây lan mạnh mẽ và nhanh chóng trong cộng đồng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng học tập của trẻ em.

bác sĩ lê thị trúc phương trong chương trình
BS.CKI Lê Thị Trúc Phương, Chuyên viên Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết để bảo vệ cho trẻ và lấp đầy “khoảng trống miễn dịch”, trẻ từ 4 tuổi trở cần được tiêm vắc xin đầy đủ, kể cả các mũi nhắc.

Chính vì vậy, để bảo vệ cho trẻ và lấp đầy “khoảng trống miễn dịch”, BS Lê Thị Trúc Phương khuyến cáo, trẻ từ 4 tuổi trở cần được tiêm vắc xin đầy đủ, kể cả các mũi tiêm nhắc (còn được gọi là tiêm tăng cường). Điều này sẽ đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng sẽ giúp hình thành miễn dịch cộng đồng vững chắc, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc và lây nhiễm sởi cũng như các bệnh truyền nhiễm khác trong môi trường học đường lẫn cộng đồng.

Hiện các bệnh truyền nhiễm học đường đã có vắc xin phòng ngừa hiệu quả, trước khi tựu trường, các phụ huynh cần lưu ý cho trẻ tiêm đầy đủ các loại vắc xin sau:

DANH MỤC VẮC XIN CẦN TIÊM CHO TRẺ EM & HỌC SINH CÁC CẤP

PHÒNG BỆNH TÊN VẮC XIN Trẻ tiền học đường, mầm non

(dưới 6 tuổi)

Học sinh tiểu học

(từ 6-12 tuổi)

Học sinh THCS và THPT

(từ 12-18 tuổi)

Cúm Vaxigrip Tetra (Pháp) Influvac Tetra (Hà Lan) x x x GCFLU Quadrivalent (Hàn Quốc) x x x Phế cầu Synflorix (Bỉ) x Prevenar 13 (Bỉ) x x x Pneumovax 23 (Mỹ) x

(từ 2 tuổi)

x x Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu nhóm B Bexsero (Ý) x x x Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu nhóm B,C Mengoc-BC (Cuba) x x x Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do nhóm ACYW-135 Menactra (Mỹ) x x x Thủy đậu Varivax (Mỹ) Varilrix (Bỉ) x x x Varicella (Hàn Quốc) x x x Viêm não Nhật Bản Imojev (Thái Lan) Jeev (Ấn Độ) x x x Jevax (Việt Nam) x x x Ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, mụn cóc sinh dục do HPV Gardasil (Mỹ) x

(từ 9 tuổi)

x Gardasil 9 (Mỹ) x

(từ 9 tuổi)

x Viêm gan A Havax (Việt Nam) x x x

(Dưới 18 tuổi)

Avaxim 80U (Pháp) x x x

(Dưới 16 tuổi)

Viêm gan B Gene HBvax (Việt Nam) Engerix B (Bỉ) x x x Heberbiovac (Cuba) Euvax B (Hàn Quốc) Viêm gan A và Viêm gan B Twinrix (Bỉ) x x x Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván Adacel (Canada) Boostrix (Bỉ) x

(từ 4 tuổi)

x x Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt Tetraxim (Pháp) x x Bạch hầu - Uốn ván Td (Việt Nam) x

(từ 7 tuổi)

x Sốt xuất huyết Qdenga (Nhật Bản) x

(từ 4 tuổi)

x x Sởi - Quai bị - Rubella MMR II (Mỹ) Priorix (Bỉ) x x x MMR (Ấn Độ) x x

(đến dưới 10 tuổi)

Ngoài ra, để chuẩn bị sức khỏe cho trẻ đến trường khỏe mạnh, ngoài việc trao “tấm khiên” bằng cách tiêm chủng vắc xin thì duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng các nhóm chất theo lứa tuổi là vô cùng quan trọng để trẻ phát triển khỏe mạnh, đặc biệt là với những trẻ đang có vấn đề dinh dưỡng như suy dinh dưỡng thấp còi, thừa cân béo phì hoặc trẻ có sức đề kháng yếu.

BS.CKI Đào Thị Yến Thủy - Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết trẻ có sức đề kháng yếu thường xuyên gặp các bệnh về đường tiêu hóa, đường hô hấp, ốm vặt… Nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày mà không can thiệp sẽ dễ khiến trẻ xuất hiện dấu hiệu còi xương, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển chung.

Tùy theo từng độ tuổi, trẻ sẽ có chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp trẻ không những phát triển thể chất, chiều cao, cân nặng mà còn tăng cường hệ miễn dịch phòng ngừa các nguy cơ bệnh lý ở trẻ như béo phì, suy dinh dưỡng, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm… Trong đó, giai đoạn 1.000 ngày đầu đời, được coi là thời kỳ “vàng” của sự phát triển, đặc biệt là thể chất, não bộ và hệ thống miễn dịch. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, đây là giai đoạn trẻ có thể đạt tới 85% sự phát triển của não bộ. Điều này nghĩa là sự chăm sóc và dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, trí tuệ và khả năng học hỏi của trẻ trong suốt cuộc đời.

bác sĩ đào thị yến thủy trong chương trình
BS.CKI Đào Thị Yến Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết tùy theo từng độ tuổi, trẻ sẽ có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Bên cạnh đó, bác sĩ Thủy cũng nhấn mạnh về dinh dưỡng của mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Nếu mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, cân bằng các nhóm chất, trẻ sinh ra có thể đạt chiều cao trên 50cm và nặng trên 3kg. Khi trẻ được 1 tuổi chiều cao sẽ tăng nhanh chóng lên 75cm nếu được bổ sung đầy đủ chất. Trẻ 2 tuổi khi được chăm sóc tốt, chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể tăng thêm 10cm. Giai đoạn 3 đến 13 tuổi, trẻ có thể tăng thêm 10cm. Các năm sau đó cho đến khi được 13 tuổi, chiều cao của trẻ tăng từ 5 - 8cm/năm.

Giai đoạn dậy thì được coi là “thời điểm vàng” giúp chiều cao của trẻ phát triển nhảy vọt từ 8 - 12cm/ năm. Thông thường, chiều cao của trẻ sẽ tăng nhanh khi được 8 - 13 tuổi ở bé gái và 9 - 14 tuổi ở bé trai. Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi sẽ kéo theo tình trạng chậm phát triển chiều cao. Nếu không được can thiệp hiệu quả, trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi sẽ có chiều cao hạn chế trong tương lai, sức đề kháng kém dễ bị bệnh tật nên thiếu dinh dưỡng.

Để trẻ trong lứa tuổi học đường tăng sức đề kháng và phát triển chiều cao toàn diện, bác sĩ Yến Thủy khuyến cáo bên cạnh khẩu phần ăn đầy đủ các nhóm chất, bố mẹ nên cho trẻ bổ sung thêm sữa hàng ngày. Bởi sữa là nguồn cung cấp canxi quan trọng, đặc biệt cần thiết cho nhóm trẻ học đường. Canxi đóng vai trò then chốt trong việc phát triển xương và răng, giúp trẻ hình thành khung xương vững chắc để hỗ trợ sự phát triển toàn diện. Khi trẻ đến trường, nhu cầu bổ sung thêm canxi càng tăng vì đây là giai đoạn mà cấu trúc xương của trẻ đang phát triển mạnh mẽ.

bé đo chiều cao
Tăng cường dinh dưỡng trong các giai đoạn “vàng” phát triển chiều cao giúp trẻ có chiều cao vượt trội.

Tùy theo nhu cầu canxi ở mỗi lứa tuổi mà nhu cầu sữa cũng khác nhau. Sau 6 tháng tuổi, mỗi ngày trẻ cần ít nhất 600ml sữa. Từ 1 - 2 tuổi, trẻ cần được cung cấp ít nhất 600ml/ngày trong khẩu phần, vì nhu cầu của trẻ nhỏ cần khoảng 500 - 750 mg canxi/ngày, nếu trẻ uống khoảng 600ml sữa sẽ bổ sung được khoảng 600mg canxi cho cơ thể. Còn lại trẻ cần cung cấp thêm thực phẩm bên ngoài như cá nhỏ nguyên xương, tôm tép nguyên vỏ mới có nhiều canxi, nếu chỉ ăn thịt không, tôm bỏ vỏ thì sẽ không có đủ canxi để đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. “Nếu khẩu phần ăn thường xuyên không có thức ăn từ động vật có xương, có vỏ thì bố mẹ lưu ý cần cung cấp ít nhất 600ml sữa mỗi ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ”, bác sĩ Thủy chia sẻ thêm.

Ngoài ra, sữa còn chứa nhiều kháng thể quan trọng đối với trẻ như IgG, IgA, IgM, DHA giúp tăng cường sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch vững chắc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trong đó, IgA và IgG được xem là hai kháng thể chủ đạo phụ trách xử lý và loại bỏ các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể của trẻ.

IgA là kháng thể bề mặt, tập trung ngoài da và hệ niêm mạc biểu mô, chiếm khoảng 90% tổng lượng kháng thể của sữa mẹ, được xem như “lớp bảo vệ bên ngoài”. Nếu cơ thể thiếu IgA sẽ dễ mắc bệnh ở các cơ quan đường tiêu hóa, hô hấp và tiết niệu như viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, hen, nhiễm trùng mắt, nhiễm trùng tai, bệnh lây truyền qua da, tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa…

Đặc biệt khi mật độ tác nhân gây bệnh xuất hiện nhiều hơn theo mùa, theo tình hình dịch tễ thì khả năng mắc bệnh càng cao hơn. Nếu thiếu IgA vào mùa lạnh và mùa dịch cúm, niêm mạc đường hô thường xuyên tiếp xúc với các vi khuẩn, virus gây bệnh, dễ bị cảm cúm… còn mùa nóng thì hay mắc bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

bé uống sữa
Sữa là thực phẩm chứa nhiều kháng thể quan trọng đối với trẻ như IgG, IgA, IgM, DHA giúp tăng cường sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch vững chắc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

IgG là kháng thể chính trong máu, được ví như “lớp bảo vệ bên trong” chiếm khoảng 75% trong số các kháng thể, giúp cơ thể trẻ phòng chống các tác nhân gây bệnh đã xâm nhập vào máu và tấn công các hệ cơ quan. Bác sĩ Thủy nhấn mạnh, chỉ với 1 lớp đề kháng IgG là chưa đủ, cần bổ sung thêm kháng thể IgA để tạo thành bộ đôi kháng thể bảo vệ trẻ cả bên trong lẫn bên ngoài, hình thành đề kháng 2 lớp vững vàng.

Do đó, để trẻ đến trường khỏe mạnh, ngoài việc vắc xin đầy đủ cho trẻ, kể cả các mũi tiêm nhắc theo khuyến cáo của từng loại vắc xin, bố mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng các nhóm chất, sinh hoạt hợp lý để hoàn thiện 2 lớp bảo vệ trong ngoài toàn diện, giúp trẻ “chiến đấu” với các tác nhân gây bệnh đến từ bên ngoài, đặc biệt viêm nhiễm đường hô hấp và những bệnh lý đường tiêu hoá.

Ngoài ra, sau khi tiêm vắc xin, cơ thể cần từ 2 - 4 tuần để sản sinh miễn dịch phòng bệnh. Do đó, ngay sau khi tiêm vắc xin, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà cần cho trẻ thực hiện song song các biện pháp phòng bệnh khác như rửa tay đúng cách trước khi ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi chơi, tập thói quen đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc Nếu phát hiện cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường thì cần báo ngay cho bố mẹ hoặc nhà trường để được đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho trẻ em và người lớn VNVC hiện có hơn 50 loại vắc xin phòng gần 50 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Với gần 200 trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc, VNVC có đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ em và người lớn, kể cả các loại thường xuyên khan hiếm như 5 trong 1, 6 trong 1, dại… với chi phí bình ổn. Hỗ trợ tài chính cho các gia đình khó khăn, đông con, VNVC còn triển khai chương trình “Tiêm vắc xin trước, trả chi phí sau” với toàn bộ lãi suất được VNVC chi trả thay cho Khách hàng, kỳ hạn thanh toán linh hoạt, kéo dài đến 12 tháng; hỗ trợ chia nhỏ chi phí mua Gói vắc xin thành nhiều lần thanh toán để người dân yên tâm phòng bệnh.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/vui-song-moi-ngay-day-nau-an-a36389.html