Nha khoa UCARE

Mỗi khi nhắc về các vấn đề răng miệng, ắt hẳn ai cũng sẽ nghĩ đến sâu răng mà bỏ qua các bệnh về nướu răng. Trên thực tế, tỉ lệ người mắc bệnh về nướu cao hơn người bị sâu răng. Tuy nhiên các trường hợp nướu răng viêm nhẹ thường không đáng kể, người bệnh ít chú ý, nhiều trường hợp nướu khỏi viêm sau một thời gian. Nhưng đừng vì vậy mà bỏ qua các vấn đề về sức khỏe của nướu vì nó đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

Một khách hàng đến Ucare bị viêm nướu với phần nướu đỏ, đùn (gồ lên), gây đau đớn và chảy máu khi đánh răng.

1. Nướu lở loét

Thủ phạm phổ biến đứng sau các cơn đau nướu chính là lở loét vùng miệng. Những cơn đau này có thể phát triển ở bất kì đâu trong miệng, bao gồm cả nướu răng và vết loét này thường có phần giữa màu trắng và xung quanh có màu đỏ thẫm. Đôi khi chỉ có một vết loét nhưng cũng có khi là nhiều vết loét cùng lúc tồn tại gây đau đớn.

Mặc dù chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra các vết loét này nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng là do vi khuẩn hoặc vi rút. Những người có bệnh tự miễn dịch cũng thường xuyên gặp vấn đề này. Vết loét có thể lặp đi lặp lại nhưng đáng mừng là nó thường không lây nhiễm.

2. Nướu và hóa trị

Việc hóa trị có thể có một số cảm giác phụ, bao gồm đau, sưng, chảy máu nướu. Nhiều người điều trị ung thư sẽ có cảm giác vùng nướu đau do bị loét trong nướu răng hoặc cả vùng miệng.

3. Sử dụng thuốc lá

Thuốc lá sẽ gây hại cho nướu. Những người hút thuốc thường xuyên có tỉ lệ mắc các bệnh về nướu cao gấp nhiều lần.

4. Do Hóc-môn

Một vài phụ nữ mắc các vấn đề về nướu trong suốt quá trình dậy thì, kinh nguyệt, thai nghén và mãn kinh:

Trong nhiều trường hợp, nướu sưng và chảy máu chính là dấu hiệu của viêm nướu. Bên cạnh đó, có một số yếu tố khác cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề về nướu. Nhưng dù là nguyên nhân nào gây đau, sưng, chảy máu thì các bước sau đây cũng sẽ giúp cải thiện sức khỏe nướu đáng kể, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Làm cách nào để giữ răng sạch sẽ? Có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến việc đánh răng thật mạnh nhưng lại quên rằng nướu là mô mềm và việc đánh răng sai cách kéo dài có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng.

Dù bạn đánh răng bằng tay hay bằng bàn chải điện thì vẫn nên lựa chọn bàn chải có lông mềm vì bàn chải lông cứng dễ gây hỏng men răng, khiến nướu sưng tấy khi đánh răng quá mạnh.

Khi đánh răng, hãy chắc chắn rằng bạn chuyển động bàn chải nhẹ nhàng, xoay tròn và đánh đủ lâu để làm sạch răng và lợi. Với cách đặt bàn chải nằm ngang, trượt tới trượt lui sẽ dễ gây kích ứng nướu sưng tấy.

Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn sẽ giúp loại bỏ mảng bám nằm sâu bên trong mà bàn chải không thể loại bỏ. Chỉ nha khoa sử dụng đúng cách là khi được di chuyển nhẹ nhàng theo đường cong của răng mà không gây đau, sưng hay chảy máu.

Hơn 1/3 số người trưởng thành ở Mỹ trên 35 tuổi mắc bệnh viêm nướu. Trong khi phần lớn là viêm nướu dạng nhẹ thì trong số đó có 5-15% viêm ở thể nặng hơn và chuyển sang nha chu.

Một số dấu hiệu báo hiệu nướu không khỏe mạnh.

Khi chúng ta không vệ sinh răng miệng đúng cách, vi khuẩn trong miệng sẽ tạo thành mảng bám trên răng. Những vi khuẩn này có thể gây ra các triệu chứng viêm, sưng, tấy đỏ, chảy máu vùng nướu. Nhiều nhiều viêm nướu nhưng lại không có các biểu hiện gây đau nên dễ dàng bỏ qua không điều trị.

Đối với viêm nướu thông thường, khi nướu sưng tấy viêm đỏ hoàn toàn có thể điều trị lành lặn trở lại. Nhưng một khi đã chuyển sang viêm nha chu và gây tổn thương đến sức khỏe, mất răng thì quy trình này là không thể đảo ngược. Để chắc chắn rằng nướu răng hoàn toàn khỏe mạnh, bạn đừng bỏ qua các dấu hiệu sau (ngay cả khi không cảm thấy đau đớn):

Khi viêm nướu không được điều trị và tiến triển thành nha chu, có thể thấy nướu và xương hàm ngay tại vị trí viêm sẽ cực kì yếu. Kế đến vi khuẩn trên răng sẽ giải phóng các thành phần độc hại vào nướu gây nhiễm trùng. Việc sưng, viêm, nhiễm trùng là kết quả khi cơ thể cố gắng chống chọi với sự tấn công của vi khuẩn. Vùng nướu sưng, đau, chảy máu là dấu hiệu cho thấy sức đề kháng đang ngày càng suy giảm, vùng nướu, răng, hàm ngày càng yếu dần và mất răng là kết quả tất yếu.

Bác sĩ Ucare đang điều trị cho một khách hàng viêm nướu.

  1. Đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày. Chắc chắn và bạn đánh răng đúng cách. Nếu bạn vẫn chưa biết có thể tìm kiếm các video trên mạng hoặc trực tiếp đến hỏi nha sĩ tại phòng khám.
  2. Sử dụng chỉ nha khoa hằng ngày. Việc này chỉ mất ít phút nhưng sẽ giúp nướu răng của bạn luôn khỏe mạnh dài lâu.
  3. Súc miệng hằng ngày. Các chất sát trùng trong nước súc miệng sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nướu.
  4. Ăn uống hợp lí. Một chế độ ăn uống nhiều vitamin, canxi có thể bảo vệ nướu bạn và tăng sức đề kháng nói chung.
  5. Uống nhiều nước. Uống nước, đặc biệt là sau khi ăn sẽ rửa trôi thức ăn, giảm mảng bám.
  6. Nói không với thuốc lá.
  7. Hạn chế thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Khi đã mắc các bệnh về nướu, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến răng nướu cảm thấy khó chịu.
  8. Thư giãn. Thư giãn và Thư giãn. Khi căng thẳng quá mức cũng sẽ làm tăng khả năng viêm nhiễm, người mắc phải viêm nướu cũng cảm thấy khó chịu và đau đớn gấp nhiều lần.

8 cách giúp bạn ngăn ngừa các triệu chứng viêm nướu trên có vẻ khá quen thuộc đối với các “tín đồ” đã “thuộc lào” cách chăm sóc răng cơ bản. Tuy đây đều là các gợi ý quen thuộc và đơn giản nhưng cực kì hữu ích phòng chống các bệnh về nướu, đặc biệt là bệnh viêm nha chu có khả năng gây ảnh hưởng đến tim, gan, thận,…

Số Số

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/nu-rang-bi-do-a3590.html