Trẻ bị sởi có kiêng gió quạt không? Có lây lan trong gió không?

“Trẻ bị sởi cần kiêng gió” là quan niệm của các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, trẻ bị sởi có kiêng gió quạt không? Có thật sự cần thiết không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về những vấn đề cần kiêng khem khi chăm sóc trẻ bị sởi.

Trẻ bị sởi có kiêng gió quạt không

Bệnh sởi là gì?

Trước khi giải quyết vấn đề trẻ bị sởi có kiêng gió quạt không thì tìm hiểu tổng quan bệnh sởi là gì. Sởi là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp do virus sởi thuộc chủng Paramyxovirus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và có xu hướng nặng hơn ở trẻ sinh non, hệ miễn dịch suy giảm, chưa được tiêm vacxin ngừa sởi.

Triệu chứng khó chịu của sởi gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của trẻ. Sau khoảng 7 - 21 ngày nhiễm virus, bệnh bắt đầu gây triệu chứng điển hình như sốt, mệt mỏi, đau mỏi cơ, ho, đau mắt, chảy nước mắt, sổ mũi, có hạt Koplik trong má… Sau đó, bệnh toàn phát, trẻ sốt cao và phát ban từ trên mặt lan rộng xuống cổ, toàn thân và tay chân.

Trong điều kiện chăm sóc tốt và đúng cách, trẻ hạ sốt, ban bay đi, các triệu chứng khác cũng dần biết mất hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu ban bay đi nhưng trẻ vẫn sốt cao, nghĩa là trẻ có thể đang gặp phải biến chứng của sởi hoặc mắc phải một vấn đề sức khỏe nào đó, cần được đưa đến bệnh viện để bác sĩ hỗ trợ kịp thời.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vào năm 2022, ước tính trên thế giới có 136.000 người tử vong do bệnh sởi, chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi. Biến chứng bệnh sởi là nguyên nhân chính của hầu hết các ca tử vong ở trẻ bị sởi. Các biến chứng sởi ở trẻ thường gặp như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy… hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm loét giác mạc, viêm não. (1)

Tại khu vực miền Bắc Việt Nam, năm 2014 đã ghi nhận đợt dịch sởi lớn; trong khoảng 4 tháng đầu năm, đã có 100 trẻ tử vong do sởi và biến chứng sau sởi. Trước đó, vào năm 2006 và 2009, nước ta cũng có những đợt dịch sởi với tổng số ca mắc lần lượt khoảng 2.000 và 7.500 ca mắc.

Bác sĩ CKI Trần Thị Thu Thảo - khoa Nhi BVĐK Tâm Anh TP.HCM cảnh báo: “Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả người lớn và trẻ đã được tiêm phòng đầy đủ. Dịch sởi có tính chu kỳ, ước tính 3 - 5 năm sẽ có một đợt dịch sởi. Vì vậy, cần trang bị đủ kiến thức về bệnh sởi và nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh lý này.”

Trẻ bị sởi ở sốt cao và phát ban đỏ toàn thân khi bệnh
Trẻ bị sởi ở sốt cao và phát ban đỏ toàn thân khi bệnh bước vào giai đoạn toàn phát.

Trẻ bị sởi có kiêng gió quạt không?

Vậy trẻ bị sởi có kiêng gió quạt không? Trẻ bị sởi, bố mẹ nên kiêng gió quạt bởi gió sẽ khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh, bệnh trở nặng, kéo dài, gây biến chứng. Bệnh sởi hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị, vì vậy chăm sóc đúng cách đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh này.

Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, oi bức, bố mẹ không nên quá khắt khe trong chăm sóc trẻ, đặc biệt không cần thiết kiêng gió quạt cho trẻ. Bởi nắng nóng khiến cơ thể mệt mỏi hơn, tiết nhiều mồ hôi, tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi gây bội nhiễm, lở loét. Trẻ bị sởi nên được nghỉ ngơi trong không gian thoáng mát, vệ sinh cơ thể sạch sẽ; tránh để trẻ ra gió hoặc để gió (bao gồm gió quạt) hướng thẳng vào người trẻ.

Bệnh sởi ở trẻ có lây lan trong gió không?

Sau khi biết bệnh sởi ở trẻ có lây lan trong gió không thì tiếp theo là bệnh có lây trong gió không. Đáp án là . Dưới tác dụng của gió, virus sởi có thể phát tán nhanh và xa hơn; khiến dịch bệnh khó kiểm soát. Người khỏe mạnh có thể nhiễm virus sởi khi hít phải virus sởi trong không khí do người bệnh phát tán ra môi trường khi ho, hắt hơi hay nói chuyện. Ngoài ra, virus sởi có thể tồn tại khá lâu trên các bề mặt, khoảng 2 giờ; xâm nhập và gây bệnh cho trẻ khi vô tình chạm tay vào các bề mặt ngày rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.

Trẻ bị sởi cần kiêng những gì?

Sau khi vấn đề trẻ bị sởi có kiêng gió quạt không đã được giải quyết thì bệnh còn cần kiêng thêm gì không? Hiểu rõ và hiểu đúng về những vấn đề cần kiêng khem sẽ giúp trẻ bị sởi được chăm sóc tốt hơn, đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe. Vậy trẻ bị sởi cần kiêng những gì?

Tránh để trẻ bị sởi tiếp xúc với ánh sáng mạnh
Tránh để trẻ bị sởi tiếp xúc với ánh sáng mạnh.

>>Có thể bạn chưa biết: Trẻ bị sởi có tắm được không? Có cần kiêng nước không?

Cách chăm sóc trẻ bị sởi hiệu quả

Trẻ bị sởi nhẹ, không có biến chứng, thường được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc đúng cách tại nhà. Dưới đây là một số lưu ý trong chăm sóc trẻ, giúp bệnh nhanh khỏi bố mẹ nên biết:

1. Cách ly người bệnh

Sởi là bệnh lý có tính lây lan. Vì vậy, trẻ mắc bệnh sởi đang trong độ tuổi đi học nên tạm nghỉ ngơi tại nhà cho đến khi khỏi bệnh. Trẻ cần được cách ly với những trẻ khỏe mạnh khác, kể cả người thân trong gia đình; hạn chế ra ngoài cũng như đến những nơi đông người để giảm nguy cơ lây lan bệnh.

Bố mẹ, người chăm sóc trực tiếp cho trẻ nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây lan sởi, khử khuẩn, rửa sạch tay sau khi chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, không cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.

2. Chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe và phát triển của trẻ. Khi mắc bệnh sởi, trẻ nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất, năng lượng; ưu tiên thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp… Trong bữa ăn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo bổ sung đủ bốn nhóm dưỡng chất thiết yếu gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Bố mẹ nên tăng cường bổ sung vitamin A cho trẻ thông qua các thực phẩm như cà rốt, khoai lang, rau bina… nhằm giúp tăng sức khỏe cho mắt, tránh biến chứng viêm loét giác mạc.

Đặc biệt, phụ huynh cần đảm bảo trẻ uống đủ nước, nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Bố mẹ có thể cho trẻ uống thêm các loại nước ép trái cây như nước cam, nước ổi… nhằm tăng cường vitamin C cho trẻ, từ đó tăng cường miễn dịch, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.

3. Vệ sinh cho trẻ bị sởi

Nhiều người có quan niệm “kiêng tắm cho trẻ bị sởi”, tuy nhiên điều này hoàn toàn không đúng. Triệu chứng của sởi khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và tắm rửa hàng ngày đúng cách sẽ là giải pháp giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, vệ sinh da đúng cách sẽ giúp làm dịu cơn ngứa cho phát ban, ngăn ngừa nhiễm trùng, viêm loét da. Bố mẹ nên tắm cho trẻ hàng ngày với nước ấm, tắm nhanh và có thể dùng xà phòng dịu nhẹ để hỗ trợ làm sạch da cho trẻ.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo vệ sinh răng miệng, bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen đánh răng 2 lần/ngày, sáng và tối. Thường xuyên súc miệng với nước muối sinh lý với nước ấm để làm sạch miệng và giảm cảm giác khó chịu ở vùng miệng, họng.

4. Môi trường sống của trẻ

Môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, có ánh sáng vừa phải sẽ giúp trẻ bị sởi cảm thấy thoải mái hơn, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, bố mẹ nên thường xuyên dọn dẹp, khử khuẩn phòng ốc, khu vực vui chơi, đặc biệt là những không gian trẻ bị sởi đi qua nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh sởi cũng như các tác nhân gây bệnh khác.

5. Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Tùy vào từng bệnh cảnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc với liều lượng phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh sởi ở trẻ gồm thuốc giảm đau, hạ sốt và một số thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng.

Sởi là bệnh do virus gây ra nên thuốc kháng sinh thường không được sử dụng trong điều trị bệnh. Bố mẹ cần cho trẻ uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ngừng thuốc hoặc kết hợp thuốc cho trẻ. Khi cho trẻ dùng thuốc, nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bố mẹ thông báo ngay cho bác sĩ.

Ngoài ra, khi trẻ bị sởi, bố mẹ tuyệt đối không tự ý điều trị cho trẻ bằng các toa thuốc cũ, bài thuốc dân gian. Phương pháp tắm nước lá cho trẻ bị sởi hiện không được khuyến khích bởi nó có thể khiến trẻ tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ chuyên khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Trẻ bị sởi có kiêng gió quạt không? Chăm sóc và điều trị bệnh sởi đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh nhưng nếu kiêng khem quá mức sẽ gây phản tác dụng. Để hiểu rõ hơn về chăm sóc trẻ bị sởi, bố mẹ có thể liên hệ đến bác sĩ thăm khám cho trẻ để được tư vấn cụ thể hơn.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/cham-soc-e-gai-benh-a33653.html