U dây thần kinh thính giác: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

U dây thần kinh thính giác thường là khối u lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiềm ẩn nguy cơ gây liệt các dây thần kinh lân cận, dẫn đến hôn mê, thậm chí đe dọa tính mạng.

u dây thần kinh thính giác

U dây thần kinh thính giác phát triển khá chậm và kéo dài trong nhiều năm. Mặc dù không lan sang các bộ phận khác của cơ thể nhưng khi kích thước khối u lớn dần sẽ làm gia tăng áp lực, chèn ép vào các dây thần kinh, mạch máu và cấu trúc não lân cận, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy u dây thần kinh thính giác là bệnh gì? Triệu chứng u dây thần kinh thính giác như thế nào?

U dây thần kinh thính giác là bệnh gì?

U dây thần kinh thính giác hay còn gọi là u dây thần kinh tiền đình hoặc u dây thần kinh số 8. Khối u phát triển trên nền tế bào Schwann - tế bào thần kinh đệm chính của hệ thần kinh ngoại biên - bao phủ dây thần kinh tiền đình. Thông thường, bệnh u dây thần kinh thính giác chỉ ảnh hưởng đến 1 bên tai nhưng vẫn có trường hợp được ghi nhận ở cả 2 bên tai.

U dây thần kinh thính giác hiện chiếm tỷ lệ khoảng 8% các khối u nội sọ và chiếm 80 - 90% các khối u ở góc cầu tiểu não. Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh nhưng u dây thần kinh thính giác có xu hướng ảnh hưởng đến người trưởng thành từ 30 - 60 tuổi. (1)

bệnh u dây thần kinh thính giác
U dây thần kinh thính giác thường ảnh hưởng đến những người trong độ tuổi từ 30 - 60 tuổi

Triệu chứng u dây thần kinh thính giác

Triệu chứng u dây thần kinh thính giác biển hiện tùy thuộc vào kích thước, vị trí xâm nhập và sự lan rộng của khối u. Ở giai đoạn đầu, u dây thần kinh thính giác có biểu hiện mờ nhạt, khiến người bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường, ví dụ như: nghe kém, ù tai, mất thăng bằng, hội chứng tiền đình… (2)

triệu chứng u dây thần kinh thính giác
Đau đầu, ù tai, mất hoặc giảm thính lực… là triệu chứng của bệnh u dây thần kinh thính giác giai đoạn đầu

Ở giai đoạn sau, triệu chứng u dây thần kinh thính giác bộc phát ngày càng rõ ràng hơn, đặc biệt là khi khối u đã lan vào hố não sau, chèn ép và gây liệt một số dây thần kinh sọ như:

Ngoài ra, khối u dây thần kinh thính giác có thể lan vào vùng góc cầu tiểu não - vùng giữa cầu não và tiểu não. Khi đó, triệu chứng u dây thần kinh thính giác còn bao gồm: tay, chân bị run, đi đứng loạng choạng, hay bị ngã, đau đầu dữ dội ở vùng đỉnh đầu và gáy, nôn mửa… Tình trạng bệnh diễn biến ngày càng nghiêm trọng, dẫn tới hôn mê, thậm chí tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng u dây thần kinh thính giác, người bệnh nên đến cơ sở y tế gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị. Hãy mô tả chi tiết cho bác sĩ biết về tình trạng bất thường ở thính giác hoặc những cơn đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng… mà bản thân đang gặp phải.

chẩn đoán u dây thần kinh thính giác
Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn phát hiện triệu chứng u dây thần kinh thính giác

Nguyên nhân u dây thần kinh thính giác

U dây thần kinh thính giác bắt nguồn từ việc có quá nhiều tế bào schwann xung quanh dây thần kinh thính giác. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về nguyên nhân sản sinh nhiều tế bào schwann. (3)

Những người mắc bệnh u sợi thần kinh loại 2 (NF2) - một chứng rối loạn di truyền - có nguy cơ mắc bệnh u dây thần kinh thính giác cao hơn so với người bình thường. Đồng thời, nhóm người này cũng có nguy cơ cao bị u dây thần kinh thính giác ảnh hưởng đến cả 2 bên tai. Nguyên nhân là do gen neurofibromin 2, thuộc nhiễm sắc thể 22 bị hỏng. Trong khi gen này có chức năng tạo ra 1 loại protein giúp kiểm soát sự tăng trưởng của các tế bào schwann. Do vậy, khi gen neurofibromin 2 bị biến đổi, các tế bào schwann phát triển mất kiểm soát và hình thành khối u dây thần kinh thính giác.

U dây thần kinh thính giác không truyền nhiễm, không lây từ người sang người. Vì vậy, chưa có biện pháp hữu hiệu nào giúp ngăn chặn bệnh u dây thần kinh thính giác.

Biến chứng u dây thần kinh thính giác

Khi u dây thần kinh thính giác phát triển lớn gây chèn ép, làm gia tăng áp lực lên các dây thần kinh và cấu trúc não lân cận có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, có những biến chứng vĩnh viễn như mất thính lực, ù tai, tê ở vùng mặt… Ngoài ra, khối u có kích thước càng lớn thì càng làm gia tăng nguy cơ ngăn chặn dòng chảy bình thường của dịch não tủy, gây tích tụ dịch não tủy (não úng thủy), đe dọa đến tính mạng người bệnh. (4)

chẩn đoán biến chứng u dây thần kinh thính giác
U dây thần kinh thính giác có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Cách chẩn đoán bệnh u dây thần kinh thính giác

Chẩn đoán bệnh u dây thần kinh thính giác sớm là việc làm rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh u dây thần kinh thính giác qua các phương pháp sau: (5)

Cách điều trị bệnh u dây thần kinh thính giác

Mỗi phương pháp điều trị bệnh u dây thần kinh thính giác đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào diễn tiến, kích thước của khối u và thể trạng của người bệnh, bác sĩ có thể chọn phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Có 3 phương pháp điều trị phổ biến, bao gồm: (6)

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM hiện đang sử dụng Robot Modus V Synaptive thế hệ mới, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phẫu thuật u não nói chung và u dây thần kinh thính giác. Robot có khả năng hòa hình MRI, DTI, CT, CTA, DSA… Nhờ vậy, các bác sĩ dễ dàng quan sát được khối u một cách toàn diện, gắn với không gian, tổ chức não trên cùng một hình ảnh 3D cả trước, trong và sau mổ. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá toàn diện và chọn đường tiếp cận khối u hiệu quả và an toàn nhất. Robot cho phép bác sĩ tiến hành mổ mô phỏng, chọn vị trí mở hộp sọ tối ưu, lựa chọn đường phẫu thuật tiếp cận khối u hiệu quả mà không phạm phải hay làm tổn thương các bó sợi thần kinh và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến mô não lành, giúp bảo tồn chức năng cho người bệnh.

điều trị u dây thần kinh thính giác
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đang ứng Robot Modus V Synaptive ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Cách phòng ngừa u dây thần kinh thính giác

Nguyên nhân gây bệnh u dây thần kinh thính giác chưa được xác định chính xác nên việc phòng ngừa căn bệnh này giới hạn ở việc giảm các yếu tố nguy cơ. Để hạn chế diễn tiến của khối u dây thần kinh thính giác, bạn có thể áp dụng các biện pháp như: thường xuyên kiểm tra sức khỏe, tái khám đúng lịch hẹn, tuân theo chỉ định của bác sĩ… Ngoài ra, khi bạn duy trì vận động vừa sức, giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống, tạo dựng nếp sống khoa học cũng góp phần phòng ngừa nhiều loại bệnh, trong đó có u dây thần kinh thính giác.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

U dây thần kinh thính giác là loại u lành tính, do vậy, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì tỷ lệ khỏi bệnh là rất cao. Đồng thời còn giúp bảo tồn chức năng thính giác và giảm nguy cơ để lại các biến chứng nguy hiểm sau điều trị. Để đảm bảo an toàn, ngay khi nghi ngờ xuất hiện các triệu chứng u dây thần kinh thính giác, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín tầm soát, điều trị.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/chi-phi-phau-thuat-u-day-than-kinh-so-8-a32491.html