Nặn mụn đầu đen ở mũi thế nào cho đỡ hại da?

Mụn đầu đen là một dạng nhẹ của mụn trứng cá, hình thành do các nang lông trên da bị tắc nghẽn. Nặn mụn đầu đen là biện pháp giúp giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện đúng theo hướng dẫn để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn.

1. Xác định rõ mụn đầu đen

Những chấm đen nhỏ mà bạn nhìn thấy trên sống mũi hoặc 2 bên má có thể không phải là mụn đầu đen, nó có thể là sợi bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông. Nếu chỉ là những sợi bã nhờn thì bạn có thể khiến da bị tổn thương nếu cố gắng nặn mụn. Thậm chí, việc này còn có thể dẫn đến nhiễm trùng da. Đồng thời, những sợi bã nhờn đó không được loại bỏ hoàn toàn bởi khi dầu nhờn bị tích tụ trên da, chúng sẽ quay trở lại.

Mụn đầu đen hình thành do bụi bẩn và dầu nhờn bị tích tụ trong lỗ chân lông, gây tắc nghẽn. Nó thường có phần cồi mụn nhô lên trên da, đen và cứng. Càng để lâu thì mụn đầu đen càng khiến lỗ chân lông to ra, khiến da sần sùi và mất thẩm mỹ. Nếu bạn chắc chắn rằng vấn đề mà làn da mình đang gặp phải là mụn đầu đen, bạn có thể loại bỏ chúng bằng cách nặn mụn. Tuy nhiên, bạn cần biết cách nặn mụn không bị thâm và an toàn, không để lại sẹo sau khi mụn lành.

2. Cách nặn mụn đầu đen

Để nặn mụn đầu đen ở mũi hay bất cứ khu vực nào trên gương mặt, bạn hãy ngâm mình trong vòi hoa sen hoặc bồn tắm nước ấm. Việc xông hơi giúp thư giãn các lỗ chân lông và khiến chúng nở ra, dễ dàng cho quá trình nặn mụn sau đó. Khi đã chuẩn bị sẵn sàng, bạn thực hiện theo các bước sau:

Nặn mụn đầu đen ở mũi thế nào cho đỡ hại da?

Bạn cần chú ý nên tránh chạm tay vào vùng da mới nặn mụn đầu đen trước khi nó lành lại. Bụi bẩn hoặc bất kỳ chất kích ứng nào tác động lên da lúc này đều có thể làm hình thành các nốt mụn đầu đen khác. Ngoại trừ việc nặn mụn bằng tay, bạn có thể sử dụng dụng cụ nặn mụn để loại bỏ mụn đầu đen. Những dụng cụ này thường làm bằng thép không gỉ, một đầu thiết kế với một vòng tròn nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng không an toàn hơn so với việc tự nặn mụn bằng tay. Giải pháp an toàn nhất chính là nhờ tới các chuyên gia thẩm mỹ để nặn mụn đầu đen.

3. Cách điều trị mụn đầu đen

Bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm như miếng dán làm sạch lỗ chân lông, retinoids hay các loại sữa rửa mặt có chứa axit salicylic. Tuy nhiên, việc sử dụng miếng dán se khít lỗ chân lông có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, dẫn đến kích ứng và khô da.

Bạn cần nhớ rằng, hầu hết mụn đầu đen là do da sản xuất quá nhiều dầu thừa. Ngay cả khi bạn đã tìm thấy một sản phẩm giúp loại bỏ mụn đầu đen thì chúng vẫn sẽ tiếp tục quay trở lại, trừ khi bạn giải quyết được nguyên nhân gây mụn. Với những nốt mụn đầu đen cứng đầu, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ da liễu về việc điều trị.

4. Biện pháp ngăn ngừa mụn đầu đen

Chủ động trong việc ngăn ngừa mụn đầu đen và chăm sóc da đúng cách là yếu tố tiên quyết để bạn sở hữu một làn da đẹp, không có mụn. Một số biện pháp giúp ngăn ngừa mụn đầu đen gồm:

4.1 Với người có da nhạy cảm hoặc da khô dễ bong tróc

4.2 Với người có da dầu

Nặn mụn đầu đen ở mũi thế nào cho đỡ hại da?

Trong một số trường hợp, nặn mụn đầu đen sẽ an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, bạn không nên tạo thói quen tự nặn mụn. Nếu bị mụn đầu đen tái phát mạnh trên da, bạn nên gặp bác sĩ da liễu để giải quyết chúng với các phương pháp điều trị lâu dài hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/nan-mun-dau-den-a32376.html