50 tuổi có tiêm phòng HPV được không? [Giải đáp chính xác]

Nhiều chuyên gia cho biết, một số bệnh mạn tính thường được chẩn đoán khi bước vào tuổi 50. Trong đó, tỷ lệ mắc các bệnh ung thư do HPV, đặc biệt ung thư cổ tử cung có tỷ lệ cao nhất ở người 40 - 64 tuổi. Vậy 50 tuổi có tiêm phòng HPV được không? Độ tuổi lý tưởng để tiêm phòng và cách phòng ngừa HPV ngoài tiêm vắc xin cho người ở tuổi 50? Cùng chuyên gia VNVC tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

BS. Nguyễn Minh Luân - Chuyên viên Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Mũi tiêm tốt nhất là mũi tiêm sớm nhất, mọi đối tượng nên tiêm ngừa HPV từ sớm để nhận được hiệu quả bảo vệ tối ưu. Hiện tại, Bộ Y tế chỉ định khung tuổi tiêm vắc xin HPV là 9 - 45 tuổi và chưa có thông tin tiêm phòng HPV cho người trên 45 tuổi. Vì vậy, người 50 tuổi nên phòng tránh HPV qua việc quan hệ tình dục an toàn, xét nghiệm và tầm soát ung thư định kỳ, đồng thời duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh.”

50 tuổi có tiêm phòng hpv được không

50 tuổi có tiêm phòng HPV được không?

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có thông tin chỉ định tiêm phòng HPV cho người từ 50 tuổi trở lên tại Việt Nam. Tháng 5/2024, Bộ Y tế mở rộng độ tuổi tiêm phòng vắc xin HPV (Gardasil 9) cho người từ 27 - 45 tuổi, gia tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin HPV cho người lớn. Tuy nhiên, hiện nay chưa có dữ liệu nghiên cứu nào cho thấy việc tiêm vắc xin HPV cho đối tượng trên 45 tuổi sẽ mang lại hiệu quả phòng ngừa.

Theo các chuyên gia nhận định rằng, mũi tiêm HPV sớm luôn là mũi tiêm tốt nhất. Vì vậy, các đối tượng trong khung tuổi được chỉ định từ 9 - 45 tuổi nên tiêm phòng vắc xin sớm để có thể đạt được hiệu quả phòng ngừa tối ưu.

chưa có chỉ định tiêm hpv cho người 50 tuổi trở lên
Chưa có thông tin chỉ định tiêm phòng HPV cho người từ 50 tuổi trở lên

HPV là virus có khoảng 200 type và khả năng lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Trong đó 40 type lây nhiễm ở đường sinh dục và khoảng 15 type nguy cơ cao gây các bệnh ung thư nguy hiểm như: cổ tử cung, hậu môn, âm hộ, dương vật, hầu họng,… và bệnh đường sinh dục như mụn cóc sinh dục, sùi mào gà.

Thông thường, nhiễm chủng HPV lành tính sẽ có khả năng tự khỏi bệnh, tuy nhiên ở những người có miễn dịch yếu, chủng HPV nguy cơ cao khó đào thải, âm thầm tiến triển sẽ dẫn đến ung thư và gây tử vong. Hiện nay có hai loại vắc xin GardasilGardasil 9 có khả năng phòng ngừa các chủng HPV gây ung thư hiệu quả. Với khả năng bảo vệ hơn 90%, tiêm vắc xin phòng bệnh là biện pháp ngăn chặn HPV khỏi cơ thể tốt nhất.

Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC là đơn vị tiêm chủng An toàn - Uy tín - Chất lượng số 1 Việt Nam, đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại vắc xin chính hãng, thế hệ mới cho hàng chục triệu trẻ em và người lớn tại Việt Nam và luôn có sẵn hai loại vắc xin Gardasil và Gardasil 9 cho mọi đối tượng. Với hệ thống bảo quản kho lạnh và dây chuyền lạnh đạt chuẩn GSP chất lượng quốc tế, cùng đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên dày dặn kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, VNVC cam kết mang đến những liều vắc xin chất lượng và an toàn nhất đến khách hàng.

Độ tuổi lý tưởng tiêm ngừa HPV là bao nhiêu?

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị độ tuổi thích hợp để tiêm ngừa HPV (Gardasil 9) là 9 - 45 tuổi, trẻ có thể bắt đầu tiêm sớm từ 9 tuổi và lý tưởng nhất là giai đoạn 11 - 12 tuổi. Theo các chuyên gia nhận định, đây là độ tuổi thường chưa nảy sinh hoạt động tình dục và có khả năng đáp ứng miễn dịch tạo kháng thể tốt nhất.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, chưa từng quan hệ tình dục sẽ có tỷ lệ nhiễm rất ít chủng HPV, vì loại virus này chủ yếu lây qua tiếp xúc trực tiếp niêm mạc và gần như không thể sống trong môi trường bên ngoài.

Tuy nhiên, nhiễm ít chủng không có nghĩa là không lây nhiễm, HPV có thể lây truyền qua những con đường khác như tiếp xúc da kề da, từ mẹ sang con (hiếm gặp), tiếp xúc với dụng cụ phụ khoa, đồ lót dính mầm bệnh; da có vết loét, chảy máu tiếp xúc với mầm bệnh… Thực tế ghi nhận, có khoảng 46% phụ nữ phát hiện HPV trước khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo lần đầu.

Theo nghiên cứu nhóm bé gái tại Bắc Mỹ trong độ tuổi 15 - 16, có khoảng 45.5% trẻ tồn tại HPV trong âm đạo dù chưa có hoạt động tình dục. Đồng thời, có khoảng 20% phụ nữ sau khi quan hệ 4 tháng phát hiện mầm bệnh và 45% trường hợp nhiễm HPV sau 26 tháng từ khi bắt đầu quan hệ tình dục.

Tuy nhiên, việc nhiễm các bệnh sinh dục và tiền ung thư do HPV đã giảm đáng kể từ khi có vắc xin phòng ngừa. Theo kết quả năm 2006 tại Hoa kỳ, tỷ lệ ung thư do HPV gây ra đã giảm 88% ở các bé gái; 81% tỷ lệ phụ nữ trẻ tuổi nhiễm các bệnh về mụn cóc sinh dục và ung thư được ngăn ngừa; giảm 40% tỷ lệ tiền ung thư cổ tử cung ở nữ được tiêm chủng.

Bên cạnh đó, ACIP cũng khuyến nghị tiêm chủng cho các đối tượng từ 26 tuổi đến 45 tuổi, mặc dù hiệu quả miễn dịch sẽ không bằng “nhóm tuổi vàng là 9 - 26” nhưng khả năng ngăn ngừa các chủng HPV nguy cơ cao có thể đạt tới hơn 90%.

Cách nào để phòng ngừa HPV ở tuổi 50 ngoài tiêm vắc xin?

Nam và nữ ở tuổi 50 không nằm trong khung tuổi được chỉ định tiêm phòng HPV. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa HPV cho bản thân trong độ tuổi này chính là quan hệ tình dục an toàn. Việc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và không quan hệ bừa bãi sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm HPV hiệu quả. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục của mình để giảm thiểu nguy cơ tấn công của HPV.

Ngoài ra, nữ giới ở độ tuổi 50 nên làm xét nghiệm Pap, Thinprep/ HPV DNA định kỳ mỗi 3 năm một lần để phát hiện sớm mầm bệnh do HPV gây ra.

Bên cạnh đó, chế độ ăn khoa học cũng có khả năng phòng ngừa các bệnh do HPV và tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống ưu tiên các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như quả mọng, ca cao, thảo mộc,… có khả năng hỗ trợ chống lại ung thư nguy hiểm.

quan hệ tình dục an toàn
Quan hệ tình dục an toàn là một trong những phương pháp phòng ngừa HPV hiệu quả cho người 50 tuổi

Một số vắc xin quan trọng cho người tuổi 50

50 tuổi được cho là giai đoạn cần thận trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, vì đây là thời điểm hệ thống miễn dịch có xu hướng suy yếu dần theo thời gian. Tuổi càng cao, khả năng thích ứng với sự thay đổi môi trường càng kém, điều này làm gia tăng khả năng lây nhiễm mầm bệnh từ cộng đồng, đặc biệt là các bệnh lý về đường hô hấp.

Khi bước qua độ tuổi “nửa đời người”, trải qua bao nhiêu vất vả đã đến lúc phải sống cho chính mình. Cơ thể ở tuổi 50 sẽ dần “yếu thế” trước sự tấn công mạnh mẽ của mầm bệnh, thì việc tiêm phòng vắc xin đầy đủ sẽ là “tấm khiên” được trang bị giúp cơ thể chống lại những tác hại từ môi trường. Một số loại vắc xin quan trọng và cần thiết cho người trung niên ở tuổi 50 như sau:

1. Vắc xin phòng bệnh Cúm

Bệnh cúm ở người lớn, đặc biệt độ tuổi ngoài 50, thường sẽ diễn biến nặng và gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, suy tim,… dẫn đến khả năng nhập viện kéo dài, tốn kém chi phí điều trị và tỷ lệ tử vong khá cao.

Tiêm phòng vắc xin cúm cho người 50 tuổi là vô cùng cần thiết và cần lưu ý cần được tiêm nhắc hằng năm. Virus cúm có đặc trưng sẽ tự thay đổi theo các đợt “trôi dạt kháng nguyên”, nên mỗi năm vắc xin cúm sẽ được cải tổ và điều chỉnh cho phù hợp. Theo nghiên cứu cho kết quả, tiêm ngừa vắc xin cúm mùa có hiệu quả lên đến 90% và phòng nguy cơ tử vong đến 80%.

Tại Việt Nam, vắc xin cúm cho người lớn hiện tại có 4 loại như sau:

Lưu ý: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm, cách khoảng 12 tháng so với mũi trước hoặc có thể sớm hơn tùy vào đối tượng nguy cơ cao hoặc chỉ định của bác sĩ.

2. Vắc xin phòng viêm phổi do Phế cầu khuẩn

Phế cầu khuẩn có khả năng lây nhiễm cao, đây là tác nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết. Hơn hết, người lớn tuổi thường cơ quan hô hấp sẽ có sự suy giảm đáng kể, “sức khỏe” phổi tạo điều kiện cho việc lây lan viêm phổi. Vì vậy, việc phòng bệnh chủ động bằng vắc xin là vô cùng cần thiết. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vắc xin phòng phế cầu khuẩn có khả năng ngăn ngừa 7,5 triệu ca khỏi nhiễm phế cầu với hiệu quả bảo vệ lên đến 97%.

Hiện tại, vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn cho người lớn bao gồm:

3. Vắc xin phòng bệnh Bạch cầu - Ho gà - Uốn ván

Người 50 tuổi là đối tượng rất dễ nhiễm các bệnh lý về đường hô hấp như ho gà, bạch hầu vì hệ miễn dịch đang có xu hướng yếu đi. Vì vậy, người ở độ tuổi trung niên cần tiêm phòng vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và mọi người xung quanh.

Hiện tại, vắc xin phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván cho người 50 tuổi bao gồm: Vắc xin Boostrix (Bỉ)Vắc xin Adacel (Canada), với lịch tiêm:

Lưu ý: Có thể chuyển đổi giữa Adacel và Boostrix ở những liều tiêm nhắc.

vắc xin cần cho người 50 tuổi trở lên
Vắc xin phòng bệnh Bạch cầu, Ho gà, Uốn ván rất cần thiết cho người từ 50 tuổi

4. Vắc xin phòng bệnh Thủy đậu

Bệnh thủy đậu ở trường lớn thường sẽ phát triển nhanh và triệu chứng nặng hơn so với trẻ em. Đây là căn bệnh có tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong khoảng 31/100.000. Việc tiêm đầy đủ liều lượng vắc xin phòng ngừa thủy đậu có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh lên tới 98%. Người lớn chưa từng tiêm ngừa thủy đậu nên tiêm phòng vắc xin càng sớm càng tốt.

Vắc xin phòng bệnh thủy đậu hiện tại có 3 loại được khuyến cáo sử dụng cho người lớn bao gồm:

Đặc biệt, vắc xin thủy đậu có khả năng bảo vệ ngay cả khi bị phơi nhiễm nếu được tiêm phòng (chích ngừa) trong 72 giờ.

5. Vắc xin phòng bệnh viêm gan A

Viêm gan A là một loại bệnh có tỷ lệ nhiễm bệnh và lây lan khá cao trên thế giới. Đây là bệnh không gây tổn thương lâu dài và có thể hoàn phục sau 1 đến 2 tháng điều trị. Tuy nhiên, đối với những người lớn tuổi hoặc đang có bệnh nền mãn tính, bệnh viêm gan A sẽ trở nên nghiêm trọng và thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn. Vì vậy, đối với người 50 tuổi, nên tiêm phòng viêm gan A để nhận được sự bảo vệ tốt từ vắc xin này.

Hiện tại, vắc xin phòng viêm gan A cho người 50 tuổi (chưa có miễn dịch) tại VNVC là vắc xin Twinrix (Bỉ), khả năng phòng 2 bệnh viêm gan A và viêm gan B với lịch tiêm gồm 3 mũi:

6. Vắc xin phòng bệnh viêm gan B

Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 884.000 người tử vong vì viêm gan B trên toàn thế giới. Đặc biệt, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao nhất với khoảng 10 triệu trường hợp được ghi nhận. Người lớn từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc viêm gan B và nhiễm trùng gan nếu không được tiêm phòng đầy đủ.

Hiện nay có 5 loại vắc xin phòng viêm gan B cho đối tượng 50 tuổi, bao gồm:

7. Vắc xin phòng bệnh Sởi - Quai bị - Rubella

Sởi - Quai bị - Rubella là bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây qua đường hô hấp khá nhanh nếu không được tiêm phòng đầy đủ. Người lớn tuổi khi nhiễm sởi sẽ có những biến chứng nguy hiểm như viêm não, liệt, động kinh,… và thậm chí là tử vong. Bệnh quai bị có thể gây ra viêm buồng trứng ở nữ giới và viêm tinh hoàn ở nam giới, gây ra hậu quả vô sinh. Trong khi đó, rubella sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của thai nhi nếu mẹ bầu không may mắc phải.

Vắc xin phòng bệnh Sởi - Quai bị - Rubella cho người 50 tuổi bao gồm:

8. Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu

Viêm màng não do não mô cầu không chỉ xảy ra ở trẻ em như mọi người vẫn nghĩ mà người lớn vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Đây là bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, cứ 100 người mắc bệnh sẽ có khoảng 20 đến 25 người tử vong do không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Viêm màng não do não mô cầu không loại trừ bất cứ đối tượng nào, vì vậy người 50 tuổi cũng nên tiêm phòng vắc xin não mô cầu để được bảo vệ tốt nhất. Hiện tại, người 50 tuổi có thể tiêm ngừa 2 loại vắc xin viêm màng não do não mô cầu như sau:

tiêm phòng các loại vắc xin về hô hấp
Người 50 tuổi nên tiêm phòng các loại vắc xin về hô hấp để được phòng bệnh toàn diện

Trên đây là giải đáp về thắc mắc50 tuổi có tiêm phòng HPV được không? cho các đối tượng trung niên. Hiện tại chưa có chỉ định tiêm phòng HPV cho người trên 45 tuổi n. Do đó, đối tượng 50 tuổi cần lưu ý quan hệ tình dục an toàn, duy trì chế độ uống lành mạnh và lối sống khoa học để đẩy lùi nguy cơ lây nhiễm HPV. Đặc biệt, nên đi xét nghiệm và tầm soát ung thư theo định kỳ để có phát hiện mầm bệnh kịp thời.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vắc xin HPV tại VNVC, quý Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với VNVC thông qua hotline 028.7102.6595 hoặc inbox qua fanpage facebook VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em & Người lớn hoặc đến ngay các trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc để được nhân viên chăm sóc Khách hàng hướng dẫn chi tiết, được bác sĩ thăm khám sàng lọc, tư vấn sức khỏe và chỉ định tiêm ngừa phù hợp. Tra cứu trung tâm tiêm chủng VNVC gần nhất tại đây.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/tai-nhac-gia-nhu-anh-hieu-a31385.html