Oxi hoá là gì? Biện pháp phòng ngừa oxi hoá trong cơ thể

Oxi là chất cần thiết cho sự sống, nó có mặt ở khắp mọi nơi. Vì vậy quá trình oxi hóa được diễn ra mọi lúc mọi nơi xung quanh chúng ta. Ở trạng thái bình thường,quá trình oxi hoá không ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta. Nhưng khi chúng xảy ra hiện tượng mất cân bằng thì sẽ xảy ra nhiều tác hại tiêu cực đến chức năng và các bộ phận của cơ thể.

Oxi hoá là gì?

Oxi hóa (hay còn gọi là quá trình oxy hóa) là một phản ứng hóa học trong đó một phân tử hay ion mất đi các electron do một phân tử hay ion khác (Phản ứng oxi hoá khử). Quá trình này khiến cho các phân tử bị mất cân bằng oxi hoá và bị biến đổi hoặc hư hỏng. Quá trình oxi hóa xảy ra trong nhiều môi trường khác nhau, bao gồm tế bào sống, hóa học, và các ngành công nghiệp.

Những phân tử tế bào bình thường và khỏe mạnh khi bị oxi hóa, nghĩa là bị mất đi các electron dẫn đến tình trạng mất cân bằng, rối loạn.

Mất cân bằng oxi hoá

Khi bị rối loạn, các gốc tự do này trở nên “hung hăng”, biến thành chất oxi hóa và đi chiếm đoạt electron từ các tế bào khỏe mạnh khác, tạo ra hàng loạt các phản ứng oxi hoá dây chuyền gây thay đổi nội tiết, tổn thương tế bào, biến đổi cấu trúc protein hoặc ADN. Khi các gốc tự do trong cơ thể vượt quá khả năng kiểm soát sẽ gây ra mất cân bằng oxy hóa.

Ở ngoài môi trường, phản ứng oxi hoá sẽ gây ra hiện tượng hoen rỉ cho các vật liệu bằng kim loại.

Phản ứng giữa kim loại và oxy: Khi sắt tiếp xúc với không khí và nước, nó sẽ bị oxi hóa để tạo thành gỉ sét (sắt oxit).

Đối với cơ thể con người thì oxy hóa là quá trình bình thường và rất cần thiết để giúp chống lại các mầm bệnh nếu hoạt động đúng cách. Các chất chống oxi hoá và những gốc tự do gây hại (oxi hoá) được duy trì một cách cân bằng để đảm bảo sức khoẻ cho con người. Tuy nhiên, khi các gốc tự do nhiều lên sẽ xảy ra tình trạng mất cân bằng oxy hóa.

>> Xem thêm: Chất ăn mòn và các vấn đề liên quan

oxi hoá gây ra tình trạng lão hoá
Oxi hoá gây ra tình trạng lão hoá

Nguyên nhân xảy ra tình trạng mất cân bằng oxi hoá

Ngoài việc được hình thành từ quá trình tao đổi chất tự nhiên trong cơ thể. Oxi hoá còn được tạo ra và ảnh hưởng khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân từ bên ngoài môi trường như:

- Ô nhiễm môi trường sống

- Tiếp xúc với tia UV và các loại bức xạ

- Sử dụng bia rượu và chất kích thích

- Hấp thụ quá ít các chất chống oxi hoá

- Hấp thụ nhiều chất độc hại có trong thực phẩm

- Sử dụng nhiều đồ ngọt

- Lạm dụng chất béo không no quá nhiều

- Nhiễm trùng do vi nấm, vi khuẩn hoặc virus gây ra

- Khẩu phần ăn thiếu kẽm, đồng, magie, sắt

- Trong cơ thể có quá ít hoặc quá nhiều oxy

- Tập thể dục với cường độ cao trong thời gian dài gây tổn thương mô

Chất chống oxi hoá

Chất chống oxy hóa là các hợp chất có tác dụng bảo vệ và chống lại các gốc tự do trong cơ thể và những ảnh hưởng mà chúng gây ra.

Để đối phó với nhưng chất oxi hoá ảnh hưởng đến sức khoẻ, cơ thể có hệ thống phòng thủ chống oxy hóa riêng để kiểm soát các gốc tự do.

Mất cân bằng oxi hoá
Tình trạng stress oxi hoá là sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể

Biện pháp phòng ngừa và kiểm soát oxi hoá cho cơ thể

Oxi hoá không chỉ gây ra tình trạng lão quá cho da và các bộ phận mà còn làm tổn thương, hư hỏng nhiều chức năng của cơ thể. Chúng ta không thể loại bỏ các phản ứng oxi hoá nhưng có thể làm hạn chế và kiểm soát quá trình này.

Ngày nay, người ta thường dùng các chất chống oxi hóa tổng hợp như một loại thực phẩm chức năng giúp chống oxi hoá. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy rằng điều này không thực sự tốt. Vì vậy, tốt nhất nên tuân thủ một lối sống lành mạnh, chế độ ăn nhiều rau và trai cây để hấp thụ những chất oxi hoá có trong thực phẩm.

Thông thường, cơ thể có thể tự sản sinh chất chống oxi hóa để cân bằng môi trường bên trong. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại ngày càng nhiều tác nhân xấu, lối sống/môi trường sống không lành mạnh khiến việc sản xuất chất chống oxi hóa không đủ để cân bằng số lượng gốc tự do khổng lồ được tạo ra mỗi ngày. Vì vậy, bổ sung chất chống oxi hoá là việc hết sức cần thiết để giữ cơ thể luôn khoẻ mạnh.

1. Bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hoá

Các chất chống oxi hoá trong thực phẩm có thể kể đến bao gồm:

Vitamin A: Một số loại thực phẩm như các loại quả màu đỏ, trứng, sữa, quả màu đỏ, gan, cam,…

Vitamin E: Có nhiều trong khoai lang, đậu nành, hướng dương, dầu vừng, dầu lạc, bơ, dầu đậu nành,…

Vitamin C: Ổi, cam, chanh, rau củ, ớt chuông, bông cải, dâu tây,…

Axit béo omega - 3: Có trong dầu cá, quả óc chó, hạt chia, các loại cá

Selenium: khoáng chất có trong phô mai, hải sản, các loại đậu hoặc ngũ cốc,…

Zeaxanthin và Lutein: Có nhiều trong cải bó xôi, rau chân vịt hoặc súp lơ xanh,…

EGCG: Có nhiều trong trà xanh.

Curcumin trong nghệ.

Coenzyme Q10: như thịt lợn, thịt bò, thịt gà,…

2. Xây dựng lối sống, lành mạnh khoa học

Ngoài việc bổ sung chất oxi hoá từ các lại thực phẩm thì sống khoa học, lành mạnh cũng là một yếu tố quan trọng để đẩy lùi quá trình oxi hoá. Xây dựng được những thói quen dưới đây, quá trình oxi hoá trong cơ thể bạn sẽ chậm lại:

Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại, khiến các gốc tự do gây hại tăng sinh nhanh chóng.

Ngủ nghỉ đúng giờ: Bạn nên ngủ đủ 6 - 8 tiếng/ngày nhằm duy trì sự cân bằng hoạt động của cơ thể và kích thích cơ thể sản sinh các chất chống oxy hóa.

Luyện tập thể dục vừa phải: Tăng khả năng chống oxy hóa tự nhiên của cơ thể

Che chắn khi tiếp xúc với ánh nắng: Tránh các tác động có hại của tia UV, đồng thời chống oxy hoá hiệu quả.

Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích

Tránh ăn nhiều đồ ngọt và các món ăn nhiều dầu mỡ

3/ Uống nước ion giàu kiềm

Nước kiềm là loại nước được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Trong nước kiềm có một lượng lớn Hydro hoạt tính, giúp khử khuẩn và cân bằng oxy hoá. Nước kiểm giúp cải thiện tình trạng suy giảm miễn dịch, tăng cường sức khoẻ và chức năng nội tạng, ngoài ra còn chống oxi hoá và đẩy lùi lão hoá.

Antoanhoachat.vn chuyên tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xin các loại giấy phép và công tác an toàn đào tạo, huấn luyện trong lĩnh vực hoá chất, gas, xăng dầu. Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Anh/Chị vui lòng liên hệ: Điện thoại: 093 8387928 (Mr. Lộc)

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/qua-trinh-oxi-hoa-la-qua-trinh-a30193.html