Cây rẻ quạt: Đặc điểm và những lợi ích đối với sức khỏe

Cây rẻ quạt (hay còn gọi là cây xạ can) là loài thực vật mọc hoang và thường được trồng làm cảnh. Ngoài ra, thảo dược này còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh do có dược tính và công năng đa dạng. Theo như tài liệu y học cổ truyền, cây rẻ quạt có khả năng hỗ trợ chữa các chứng bệnh liên quan đến viêm amidan, hen suyễn, viêm họng,…

Cây rẻ quạt là loài thực vật mọc hoang và thường được trồng làm cảnh

Tổng quan về cây rẻ quạt

Đặc điểm cây rẻ quạt

Cây rẻ quạt thuộc nhóm cây thân cỏ lâu năm, có kích thước nhỏ. Chiều cao trung bình trên dưới 1m. Thân rễ có màu vàng nâu, lá cây rẻ quạt mọc thẳng đứng, có bẹ mọc xen kẽ thành hai hàng úp vào nhau và tạo thành thân. Lá có hình mác dài, màu xanh lục, có nhiều gân song song và có mép nguyên. Chiều dài lá khoảng 20-40cm, rộng 15-20mm.

Hoa có cuống, mọc tập trung thành chùm, phần lớn là ở ngọn. Hoa có màu vàng đốm tím. Mỗi hoa thường sẽ có 3 nhị, 6 cánh, rất đẹp nên nhiều nơi dùng trang trí trong nhà, gọi là lan rẻ quạt. Quả nang dài 20-25mm, hình trứng. Hạt có hình cầu, màu xanh đen.

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây rẻ quạt được xuất hiện ở rất nhiều tỉnh thành trên khắp đất nước Việt Nam. Đây là loài thảo dược được phân bố ở một số quốc gia châu Á như: Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Lào, Philippin,….

Ở Việt Nam, loại thảo dược này phân bố ở nhiều tỉnh: TP HCM, Cần Thơ, Huế, Ninh Bình, Hà Nội, Lào Cai…

Cây rẻ quạt được trồng quanh năm, thời điểm tốt nhất là vào mùa xuân. Trồng từ mầm và được tách ra từ cây mẹ.

Mùa thu hoạch là vào mùa xuân và mùa thu.

Không nên chọn những loại giòn, đen, mốc, rỗ, xốp bởi đó là thuốc kém chất lượng.

Lấy củ, ngâm nước vo gạo qua đêm, sau đó vớt ra, nấu cùng với lá tre khoảng 3 giờ. Tiếp theo đem sấy khô để sử dụng sau.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Lưu ý bảo quản ở nơi khuất, thoáng mát, cao ráo, tránh ẩm mốc, nấm mốc.

Bộ phận dùng và thành phần dinh dưỡng trong cây rẻ quạt

Phân thân rễ của cây rẻ quạt được thu hái để sử dụng thuốc chữa bệnh do có chứa dược tính và công năng đa dạng.

Theo các nghiên cứu khoa học nhận thấy, cây rẻ quạt có chứa một số thành phần hoá học tương đối đa dạng, bao gồm: Belamcandin, Shekanin, Irisflorentin, Iridin, Tectoridin, Nor Irisflorentin,…

Cây rẻ quạt được xuất hiện ở rất nhiều tỉnh thành trên khắp đất nước Việt Nam

Cây rẻ quạt có tác dụng gì

Theo y học cổ truyền

Cây rẻ quạt có vị đắng, hơi cay và có tình hàn, quy vào kinh can, tỳ và phế. Thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, giải độc, chữa ho, viêm họng, ho gà, viêm amidan, khàn tiếng,…Hơn nữa, tác dụng của cây rẻ quạt còn có khả năng chữa sốt, bí đại tiểu tiện, thống kinh, sưng vú tắc tia sữa, mụn nhọt, đau nhức tai, sưng đau, rắn cắn…

Theo y học hiện đại

Cây rẻ quạt chữa bệnh gì? Theo y học hiện đại, rẻ quạt có một số công dụng như sau:

Nên sử dụng cây rẻ quạt tươi hay khô?

Rẻ quạt có chứa một hàm lượng độc nhỏ trong cây, nếu không sử dụng cẩn thận hoặc bệnh nhân có cơ thể yếu có nguy cơ bị nhiễm độc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi sử dụng rẻ quạt tươi thì gần như các chất nhựa, độc sẽ được đào thải trong quá trình sơ chế ban đầu. Do đó, khi sơ chế, cây rẻ quạt cần được ngâm qua nước vo gạo để có thể loại bỏ độc tố, đồng thời phơi khô sẽ giúp việc sử dụng đạt tối ưu nhất. Tuy nhiên nhìn chung, rẻ quạt nên dùng ở dạng khô sẽ tốt và an toàn hơn so với dạng tươi.

Dược liệu cây rẻ quạt có thể được dùng ở dạng thuốc sắc hoặc đắp, ngậm. Liều dùng trung bình khoảng 6 - 10g dược liệu khô mỗi ngày sắc cùng nước uống hoặc giã nhỏ 10 - 20g thân, rễ tươi.

Cây rẻ quạt nên dùng ở dạng khô sẽ tốt và an toàn hơn so với dạng tươi

Một số lưu ý khi sử dụng cây rẻ quạt

Mặc dù dược liệu này có nhiều tác dụng tốt và được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy vậy, để có thể đạt được hiệu quả và an toàn nhất khi sử dụng thì người bệnh cần lưu ý:

Kết luận: Bài viết trên đã tổng hợp các thông tin về cây rẻ quạt cũng như một số lưu ý trong quá trình áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ loại dược liệu này. Hầu hết các bài thuốc từ rẻ quạt được lưu truyền trong dân gian. Vì thế, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham vấn chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/hinh-anh-cay-re-quat-a28633.html