Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không? Biến chứng nếu không trị kịp thời

Nhịp tim nhanh vừa là một phần phản ứng bình thường của cơ thể khi lo lắng, sốt, mất máu hay tập thể dục gắng sức; nhưng cũng có thể là triệu chứng khi nồng độ hormone tuyến giáp cao bất thường… Vậy nhịp tim nhanh có nguy hiểm không? Có xuất hiện biến chứng nào khi tim đập nhanh không?

nhịp tim nhanh có nguy hiểm không

Thế nào là nhịp tim nhanh?

Với người trưởng thành khỏe mạnh, nhịp tim bình thường dao động trong khoảng 60-100 nhịp/phút khi nghỉ ngơi. Khi tim đập hơn 100 nhịp mỗi phút (BPM) khi nghỉ được xem là tim đập nhanh. Khi một người tập thể dục, tâm trạng phấn khích hoặc căng thẳng, nhịp tim tăng lên một cách tự nhiên, không liên quan đến bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào. Đến một thời điểm nhất định, hoạt động nhanh của tim làm tăng cung lượng tim hoặc thể tích máu. (1)

Nhịp tim nhanh có thể chỉ xảy ra ở tâm nhĩ (hai ngăn trên của tim) hoặc chỉ ở tâm thất (hai ngăn dưới của tim). Nhịp nhanh nhĩ không đe dọa đến tính mạng nhưng để lại hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe và có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao.

Nếu trong cơn rung nhĩ, hoạt động của các tế bào cơ tim loạn nhịp và hỗn loạn; thì trong cơn nhịp nhanh thất (còn gọi là rung thất), các buồng tim không thể co bóp, mất khả năng bơm máu do hoạt động điện sinh lý rối loạn và bất thường trong các tế bào cơ. Rung thất gây ngừng tim trong vòng vài phút và là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đột tử do tim.

Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

Một số loại nhịp tim nhanh có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng và biến chứng đe dọa tính mạng. Ví dụ, nhịp tim nhanh không được kiểm soát khiến huyết áp của người bệnh xuống thấp đến mức cơ thể không nhận đủ oxy. (2)

Nhịp tim nhanh cũng có thể là biểu hiện của rối loạn nhịp tim nghiêm trọng như rung nhĩ, hoặc bệnh lý tim mạch cấp tính nguy hiểm như thuyên tắc phổi (có cục máu đông trong động mạch phổi), nhồi máu cơ tim, suy tim…

Trong những trường hợp khác, nhịp tim nhanh là tác dụng phụ của một số loại thức ăn và đồ uống như cà phê, trà, rượu, sôcôla; thuốc lá hoặc thuốc điều trị bệnh sẵn có.

>> Xem thêm: Tình trạng tim đập nhanh khó thở chóng mặt buồn nôn có nguy hiểm không và cách xử lý.

Triệu chứng nhịp tim nhanh thường gặp

ThS.BS.CKI Vũ Trần Đình Huy, Bác sĩ Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết, trong hầu hết các trường hợp, nhịp nhanh xoang không có triệu chứng (không cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào). Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau liên quan đến tình trạng này, như:

có nhiều nguyên nhân khiến tim đập nhanh
Có nhiều nguyên nhân khiến tim đập nhanh

Tùy vào nguyên nhân, nhịp tim nhanh có thể kéo dài bao lâu.

Tim đập nhanh khi nào cần khám bác sĩ?

Theo ThS.BS.CKI Vũ Trần Đình Huy, tình trạng nhịp tim nhanh thỉnh thoảng xuất hiện hoặc không liên tục thường không đáng lo. Tuy nhiên, khi hiện tượng này xảy ra thường xuyên, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được tìm nguyên nhân và điều trị, vì đây có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng trong cơ thể (như rối loạn nhịp tim,…). (3)

Khi gặp bác sĩ, người bệnh cố gắng tường thuật chi tiết cơn nhịp nhanh, mô tả cụ thể về các triệu chứng, thời gian và những gì đã xảy ra. Ngoài ra, người bệnh cũng mang theo đơn thuốc hoặc ghi lại các loại thuốc uống đang sử dụng.

người bệnh cần phải được cấp cứu ngay
Trong trường hợp khó thở, đau ngực trong vài phút hoặc ngất xỉu, người bệnh cần cấp cứu ngay.

Chẩn đoán tim đập nhanh như thế nào?

Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp tim, tim to, tiếng thổi trong tim (một dấu hiệu của vấn đề van tim), âm thanh bất thường ở phổi và các dấu hiệu bất thường tuyến giáp (tuyến giáp to, run tay, lồi mắt…).

Để đánh giá thêm nhịp tim nhanh, bác sĩ sẽ yêu cầu đo điện tâm đồ (ECG). Tuy nhiên, tại thời điểm đo có thể bình thường do một số dạng nhịp tim nhanh xuất hiện và biến mất sau đó. Vì vậy người bệnh có thể được chỉ định theo dõi điện tim liên tục bằng máy holter ECG. Đối với bài kiểm tra này, người bệnh đeo một máy ECG di động (màn hình Holter) trong khoảng thời gian 24 giờ. Nếu các triệu chứng xảy ra không thường xuyên, người bệnh phải đeo máy theo dõi lâu hơn (48-72h).

Tùy thuộc vào kết quả thăm khám, hỏi bệnh sử, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra cận lâm sàng như xét nghiệm máu để đo số lượng hồng cầu và mức độ hormone tuyến giáp; siêu âm tim để xem xét bất thường cấu trúc trong tim. Trong một số trường hợp cần thực hiện khảo sát điện sinh lý tim, tức là dùng các điện cực được luồn vào tim qua đường ống thông để đo lường trực tiếp hoạt động điện của tim.

3 biến chứng tim đập nhanh cực kỳ nguy hiểm

ThS.BS.CKI Vũ Trần Đình Huy cho biết, tình trạng tim đập nhanh bất thường nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể gây biến chứng đe dọa sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tính mạng, như:

1. Ngừng tim

Ngừng tim là sự ngừng hoạt động đột ngột của tim khiến người bệnh không còn phản ứng, không thở bình thường và không có dấu hiệu tuần hoàn. Nếu không có biện pháp khắc phục nhanh chóng, ngừng tim sẽ dẫn đến tử vong đột ngột.

Ngưng tim do loạn nhịp tim hầu như không có dấu hiệu báo trước và cần được cấp cứu kịp thời. Chỉ khoảng 10% những người bị ngừng tim có cơ hội sống sót khi xuất viện và hầu hết trong số họ bị suy yếu thần kinh.

2. Suy tim

Suy tim là hội chứng rối loạn chức năng của tâm thất, khiến tim không thể bơm đủ máu cho cơ thể. Các triệu chứng xuất phát từ cung lượng tim không đủ, không theo kịp nhu cầu trao đổi chất. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong do tim mạch trên thế giới.

Tỷ lệ suy tim ngày càng tăng trong dân số, ước tính có hơn 25 triệu người bị ảnh hưởng. Bên cạnh nhịp tim nhanh, một số tình trạng có thể gây suy tim như các bệnh tự miễn (bệnh hệ thống miễn dịch0, một số dị tật di truyền,…

3. Đột quỵ

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là một hiện tượng phổ biến, chiếm 85% các ca đột quỵ cấp tính; xảy ra khi có sự gián đoạn lưu lượng máu đến một khu vực nhất định của não. Theo phân loại TOAST, có 4 loại đột quỵ thiếu máu cục bộ chính, gồm: Xơ vữa mạch máu lớn, bệnh mạch máu nhỏ (nhồi máu lỗ khuyết ), đột quỵ do tắc mạch do tim và đột quỵ không rõ nguyên nhân.

Có 15% các ca đột quỵ cấp tính là đột quỵ xuất huyết do vỡ mạch máu (xuất huyết cấp tính). Bất kể loại đột quỵ nào, điều quan trọng là với mỗi phút đột quỵ thiếu máu cục bộ mạch máu lớn không được điều trị, gần hai triệu tế bào thần kinh sẽ chết.

Lưu ý khi tim đập nhanh

Chăm sóc người bệnh nhịp tim nhanh như thế nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh.

Biện pháp phòng ngừa tim đập nhanh

Việc phòng ngừa nhịp nhanh có thể phụ thuộc vào việc điều trị các nguyên nhân cơ bản. Ví dụ, nếu một người bị cường giáp và gây ra nhịp tim cao hơn bình thường, việc điều trị bệnh tuyến giáp cần ưu tiên.

rượu bia có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Uống nhiều bia rượu có thể khiến tim đập nhanh nguy hiểm

Bên cạnh đó, một số thay đổi tích cực trong lối sống cũng giúp phòng bệnh hiệu quả, như:

Nếu đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng tình trạng nhịp tim nhanh không cải thiện, người bệnh nên thăm khám chuyên khoa Tim mạch để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Để đặt lịch khám tại Trung tâm Tim mạch, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Hi vọng bài viết trên đã giải đáp phần nào câu hỏi Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không. Một số trường hợp nhịp tim nhanh là phản ứng bình thường của cơ thể và không phải là rối loạn nhịp tim. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhịp nhanh hơn là điều trị nhịp tim nhanh. Tuy nhiên, nếu nhịp tim nhanh là rối loạn nhịp tim hoặc nhịp tim bất thường, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị phù hợp bằng thuốc, cắt đốt ổ loạn nhịp hoặc phẫu thuật.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/tim-hay-dap-nhanh-a2781.html