Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1, 2 cấp THCS, THPT, ĐH

Cách tính điểm trung bình môn như thế nào không phải ai cũng biết bởi mỗi cấp học sẽ có cách tính riêng. Nắm rõ được công thức tính giúp các bạn dễ dàng kiểm soát được kết quả cuối học kì, cũng như vạch ra cho mình lộ trình học tập được cải thiện trong thời gian ngắn nhất.

Khái niệm về điểm trung bình môn

Điểm trung bình môn là căn cứ để đánh giá năng lực một môn học bất kì của một cá thể trong một học kỳ hay cả một năm học. Về bản chất, con điểm này là tổng hợp của tất cả các cột điểm số có trong cả kỳ học, do vậy nó thường được đánh giá rất chủ quan.

Ví dụ, bạn được 9 điểm ở kỳ thi giữa kỳ thì cũng chưa chắc chắn rằng bạn sẽ đạt được xếp loại giỏi ở môn học đó mà còn phụ thuộc vào điểm miệng, điểm bài tập và điểm cuối kỳ.

Điểm trung bình môn cho ta đánh giá khách quan về năng lực

Ý nghĩa của việc tính điểm trung bình môn

Dựa vào điểm trung bình môn, người nhìn có thể đánh giá được khách quan năng lực, học lực của một học sinh hay cả lớp, cả khóa đối với môn học đó. Do đó, việc tính điểm trung bình môn có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quãng đời học sinh:

Điểm trung bình môn có thể đem vào xét tuyển Đại học
Điểm trung bình môn có thể đem vào xét tuyển Đại học

Cách tính điểm trung bình môn

Cách tính điểm trung bình môn không quá phức tạp nhưng nó chia rõ giữa các cấp học do đó khiến người bạn cảm thấy bị nhầm lẫn và khó hiểu. Để làm rõ vấn đề này, dưới đây là thông tin chi tiết về cách tính điểm trung bình môn ở từng cấp mà học sinh có thể tham khảo:

Đối với THCS và THPT

THCS và THPT sử dụng chung một công thức, do đó cách tính điểm trung bình môn ở 2 cấp học này là giống nhau.

Tính điểm trung bình môn theo từng học kỳ

Công thức tính điểm trung bình môn được áp dụng theo từng học kỳ: (A+2B+3C)/D

Trong đó:

Tính điểm trung bình từng học kỳ

Ví dụ

Trong kỳ học kỳ I môn toán, bạn Thành nhận được điểm miệng là 8,9; điểm kiểm tra 15 phút là 7; điểm giữa kỳ là 10 và điểm cuối kỳ là 8. Thì cách tính điểm trung bình môn Toán của bạn Thành trong học kỳ I sẽ được tính như sau:

(8+9+7+2×10+3×8)/8=8,25

Theo quy định thì kết quả sẽ được làm trong lên số thập phân thứ nhất, kết quả sẽ là 8,3, do đó mà bạn Thành được xếp loại giỏi môn Toán trong kỳ I.

Tính điểm trung bình môn cả năm

Theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo, điểm trung bình môn cả năm học sẽ do điểm số học kỳ 2 nắm quyền chi phối với tỷ lệ nhân là 2:1. Tức là, sau khi có được kết quả tính của từng kỳ học, cách tính điểm trung bình môn của cả năm sẽ là: (X+2Y)/3.

Trong đó:

Tính điểm trung bình môn cả năm học
Tính điểm trung bình môn cả năm học

Ví dụ, nếu bạn Thành ở môn Toán kỳ I được 8,3 và kỳ II được 7,8, thì điểm trung bình cả năm của bạn Thành sẽ là: (8,3+7,9×2)/3=80,3. Như vậy cả năm học bạn Thành sẽ đạt được xếp loại giỏi ở môn Toán.

Vậy nếu điểm trung bình môn dưới 3,5 có phải thi lại không? Để biết chi tiết bạn có thể tham khảo tại đây

Đối với Đại học

Cách tính điểm trung bình môn ở Đại học có sự khác biệt rõ rệt so với THCS và THPT do đặc thù về môn học. Ở cấp bậc Đại học sẽ được phân ra mỗi môn học sẽ được học ở mỗi kì học nhất định, nếu qua thì được tiếp tục học các môn khác, còn không sẽ phải học lại tới lúc nào qua được môn mới được ra trường.

Tính điểm trung bình từng môn học

Công thức tính điểm trung bình của mỗi học phần là: ( 2M+3N+5Q )/10.

Trong đó:

Điểm số còn được đánh giá thông qua việc sinh viên có thái độ học tập tốt hay không, có thường xuyên tương tác với giảng viên, có hay đưa ra ý kiến đóng góp hay không,…

Ví dụ

Bạn Nhung có điểm chuyên cần là 6, điểm giữa kỳ là 8 và cuối kỳ là 8,5 thì trung bình điểm học phần đó của bạn Nhung là: (6×2+8×3+8,5×5)/10=7,85.

Cách tính điểm trung bình môn ở Đại học có chút không giống THCS và THPT

Tính điểm tích lũy theo hệ số 10

Ở Đại học sẽ không còn sự bằng nhau về hệ số giữa các môn học nữa, thay vào đó sẽ dựa vào số tín chỉ để đánh giá toàn kì học đó. Ví dụ môn Triết học Mác- Lênin có 3 tín chỉ thì kết quả tính trung bình sẽ nhân lên 3, môn Văn học Việt Nam có 2 tín chỉ thì sẽ nhân lên hệ số là 2.

Sau khi có được điểm trung bình từng môn học, công thức tính điểm tích lũy theo hệ số 10 là: (xD+yE+zF+aP+bQ+cR)/(x+y+z+a+b+c).

Trong đó:

Ví dụ cụ thể:

Như vậy, điểm tích lũy theo hệ số 10 của kỳ học này là: (2×7+2×9+4×8+3×8,5+2×7+3×9)/(2+2+4+3+2+3)= 8,16

Điểm tích lũy bị ảnh hưởng bởi số tín chỉ
Điểm tích lũy bị ảnh hưởng bởi số tín chỉ

Tính điểm tích lũy theo hệ số 4

Ngoài hệ số 10, ở cấp bậc Đại học sẽ dựa vào điểm hệ số 4 để xếp loại bằng tốt nghiệp của sinh viên. Bảng quy đổi điểm giữa các hệ số:

Điểm hệ số 10 Điểm hệ số 4 Điểm chữ Phân loại Đạt/không đạt Dưới 4 0 F Kém Đạt Từ 4,0 đến 5,4 1,0 D Yếu Đạt Từ 5,5 đến 6,9 2,0 C Trung bình Đạt Từ 7,0 đến 8,4 3,0 B Khá Đạt Từ 8,5 đến 10 4,0 A Giỏi Không đạt

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách tính điểm trung bình môn. Có thể thấy cách tính điểm trung bình môn đòi hỏi phải nắm rõ được công thức tính toán mới cho ra được kết quả chính xác nhất. Dựa vào con số này, chúng ta có thể điều chỉnh phương pháp học, song song đó cần theo dõi kết quả học tập trong cả quá trình để đạt được kết quả như mong đợi nhé.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/cach-tinh-diem-trung-binh-mon-hoc-ky-1-cap-2-a27013.html