Sức khỏe nam giới tuổi trung niên – Thực trạng và giải pháp

Sức khỏe nam giới tuổi trung niên là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quý ông khi bước vào độ tuổi này. Theo các chuyên gia y tế, tuổi trung niên được coi là “giai đoạn khủng hoảng” trong cuộc đời của mỗi đấng mày râu với nhiều vấn đề sức khỏe bắt đầu nảy sinh.

1. Định nghĩa tuổi trung niên ở nam giới

Tuổi trung niên là khái niệm chỉ giai đoạn nằm giữa tuổi thanh niên và tuổi già. Cụ thể, giai đoạn trung niên được xác định từ sau tuổi thanh niên đến trước khi bước vào giai đoạn tuổi già.

Đối với nam giới, tuổi trung niên là độ tuổi từ 35 đến 60. Tuy nhiên, độ tuổi này có thể dao động tùy vào quan điểm cá nhân, văn hóa và các yếu tố khác. Các đặc điểm chung nổi trội của nam giới trong giai đoạn này là:

Như vậy, có thể nói tuổi trung niên là giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời nam giới; khi quý ông phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Với nhiều người, đây được coi là giai đoạn “khủng hoảng” cả về thể chất lẫn tinh thần.

2. Thực trạng suy giảm sức khỏe nam giới tuổi trung niên

Tuổi trung niên là độ tuổi khoảng từ 45-50. Trên thực tế, ở độ tuổi này, nam giới phải đối mặt với nhiều rắc rối về cả tâm lý và sinh lý. Đa phần quý ông đều cảm nhận rõ nét sự đi xuống của sức khỏe. Những bệnh lý nội - ngoại khoa có xu hướng gia tăng. Cùng với đó là sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực về tâm lý. Cụ thể là:

sức khỏe nam giới tuổi trung niên

2.1 Gia tăng các bệnh lý tim mạch, huyết áp

Sự suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể khiến nam giới tuổi trung niên có nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, không ít các trường hợp nam giới mắc bệnh đái tháo đường, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch vành…

Các bệnh lý này nếu không có biện pháp cải thiện, kiểm soát tốt sẽ khiến cho sức khỏe “xuống dốc không phanh”. Thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ ở nam giới.

2.2 Làn da, tóc, móng lộ rõ biểu hiện lão hóa

Da của đàn ông trung niên kém đàn hồi, xuất hiện nhiều nếp nhăn. Hắc sắc tố melanin tích tụ nhiều hơn khiến da đen và sạm đi. Biểu hiện dễ nhận thấy hơn là tóc bạc, móng chân, móng tay khô, không còn độ bóng như trước và dễ nhiễm nấm khuẩn. Nhiều người còn bị rụng tóc dẫn đến hói đầu.

2.3 Suy yếu chức năng hệ tiêu hóa

Qua tuổi 45, hệ tiêu hóa của phái mạnh bắt đầu gặp nhiều vấn đề rắc rối. Điển hình là các hiện tượng như:

2.4 Dễ mắc các bệnh về đường hô hấp

Theo thời gian, hệ thống miễn dịch dần suy giảm. Chính vì thế, nam giới dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như:

Đáng lưu ý, những người thường xuyên hút thuốc lá, làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại thì nguy cơ mắc các bệnh hô hấp càng cao. Hơn nữa, bệnh cũng nặng hơn với mức độ tiến triển nhanh.

2.5 Hệ bài tiết suy giảm, thận hư, thận yếu

Biểu hiện dễ nhận biết của sự suy giảm chức năng hệ bài tiết là tình trạng tiểu nhiều , tiểu đêm, tiểu rắt. Ngoài ra, nam giới tuổi này cũng dễ mắc sỏi thận, sỏi bàng quang hơn do mức độ đào thải của thận yếu.

Bên cạnh đó, “hàng rào bảo vệ” của cơ thể không con vững chắc như khi còn trẻ. Điều đó khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công, gây viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt. Đặc biệt, tuổi trung niên cũng là giai đoạn nam giới có nguy cơ cao mắc ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt.

>>> Dưới đây là chia sẻ của Th.S, BS Nguyễn Khánh Lương - Phó giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày, được phát sóng trên VTV2 - Đài truyền hình Việt Nam. Mời quý vị cùng theo dõi:

2

2.6 Suy giảm chức năng sinh lý - Nỗi lo của nam giới 45-50 tuổi

Do yếu tố tuổi tác, nam giới trung niên không tránh khỏi sự sa sút phong độ chốn phòng the, yếu sinh lý. Các biểu hiện dễ gặp nhất là:

Ngoài ra, khả năng sinh sản cũng kém đi đáng kể, do số lượng và chất lượng tinh trùng suy giảm. Cùng với đó, thận hư, thận yếu cũng là nguyên nhân dẫn đến yếu sinh lý, đẩy nhanh quá trình mãn dục ở nam giới.

Tiểu đêm nhiều lần ở nam giới - Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp

2.7 Đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp

Càng ở tuổi xế chiều, xương khớp càng có hiện tượng thoái hóa, mật độ xương giảm dẫn đến loãng xương. Hiện tượng này gây đau lưng mỏi gối, làm ảnh hưởng đến việc đi lại và đời sống sinh hoạt của nam giới. Đặc biệt, xương khớp đau nhức còn khiến gia tăng nguy cơ té ngã, chấn thương ở người trung niên.

2.8 Sức khỏe nam giới tuổi trung niên: Mất kiểm soát cân nặng

Thừa cân, béo phì ở nam giới từ 45-50 tuổi không phải là hiện tượng hiếm gặp. Nó không chỉ khiến cơ thể mất thẩm mỹ, trở nên nặng nề mà còn còn là nguyên nhân gián tiếp gây các bệnh lý nguy hiểm. Điển hình là tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, các bệnh tim mạch, đái tháo đường…

2.9 Sự thay đổi về tâm lý, tính cách

Đa phần nam giới trung niên đều có xu hướng điềm tĩnh, ít nói hơn. Tuy nhiên, do sự suy giảm chức năng não bộ, phái mạnh có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tâm thần như Alzheimer, chứng thần kinh phân liệt… Ngoài ra, quý ông ngoài 45 tuổi cũng dễ mắc bệnh trầm cảm, rối loạn khí sắc, cảm xúc, tính khí thất thường, chứng hay quên…

3. Nguyên nhân suy giảm sức khỏe nam giới tuổi trung niên

Nam giới tuổi trung niên bước vào thời kỳ sa sút mạnh mẽ về sức khỏe nói chung và khả năng sinh lý nói riêng. Dưới đây là những nguyên nhân lý giải hiện tượng này:

>>> Xem ngay chia sẻ của Thạc sĩ, Bác sĩ Kê Sĩ Trung - Nguyên Trưởng khoa Tiết niệu - Bệnh viện Việt Pháp về các nguyên nhân và biện pháp duy trì, cải thiện cho nam giới tuổi trung niên:

4. Biện pháp phòng ngừa, cải thiện sức khỏe đàn ông tuổi trung niên

Càng nhiều tuổi, sức khỏe càng suy yếu. Đó là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, nếu quý ông có các biện pháp giữ gìn và bồi bổ thì quá trình lão hóa sẽ chậm lại, sức khỏe được duy trì. Nam giới cần thực hiện tốt những điều sau:

cải thiện sức khỏe nam giới tuổi trung niên

4.1 Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, những loại thực phẩm tốt cho người trung niên bao gồm: thịt, cá, rau xanh, các loại đâu, củ quả tươi, sữa… Nên hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều muối…

Bên cạnh đó, nam giới ngoài 45 tuổi cũng cần kiểm soát tốt lượng Calories đưa vào cơ thể; hạn chế thừa cân, béo phì.

4.2 Duy trì thể dục, thể thao đều đặn

Thể dục thể thao giúp tăng cường tuần hoàn, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Theo lời khuyên của chuyên gia, nên vận động ít nhất 30 phút/ ngày, mỗi tuần ít nhất 3 lần. Không luyện tập quá sức.

4.3 Tăng cường Testosterone để nâng cao sức khỏe, khả năng sinh lý

Testosterone là hormone sinh dục nam đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, đến gia đoạn trung niên, nồng độ testosterone suy giảm khiến nam giới cảm nhận rõ nhiều biểu hiện suy giảm khả năng sinh lý cũng như sức khỏe tổng thể.

Theo các chuyên gia y tế, tăng testosterone nôi sinh là biện pháp tăng cường sức khỏe, sinh lý hiệu quả, bền vững nhất. Nam giới nên sử dụng các thực phẩm thúc đẩy cơ thể sản xuất testosterone như hàu biển, rau hẹ, hành tây…; các dược liệu như Bá bệnh, Bạch tật lê…

3.4 Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá

Thuốc lá, rượu bia là những tác nhân nguy hiểm dẫn đến các bệnh về gan thận, thần kinh, phổi… Sử dụng chất kích thích cũng khiến gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông, bạo lực gia đình…

4.5 Lưu tâm khám sức khỏe định kỳ

Nam giới cần khám sức khỏe mỗi năm 2 lần. Đây là việc làm quan trọng, giúp quý ông phát hiện ra những bệnh lý mắc phải sớm nhất; từ đó tăng cơ hội điều trị để kéo dài tuổi thọ.

4.6 Bồi bổ và tăng cường các chất vi lượng

Nên bổ sung các chất vi lượng như Canxi, Kẽm và các loại vitamin tổng hợp khác, nhằm cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, có thể dùng nhân sâm, nhung hươu và các dược liệu bổ dưỡng khác để bồi bổ, tăng cường thể lực, đặc biệt sau khi ốm dậy.

Trên đây là những thông tin liên quan đến sức khỏe nam giới tuổi trung niên và một số lưu ý cần thiết cho cánh mày râu. Hi vọng phái mạnh đã có những kiến thức hữu ích để duy trì và bảo vệ sức khỏe của bản thân.

XEM THÊM:

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/suc-khoe-nam-gioi-tuoi-trung-nien-a26604.html