Ở tuần thứ 6 của thai kỳ, bé đang dần phát triển và hoàn thiện các bộ phận của cơ thể, tuy nhiên con còn rất nhỏ. Mẹ có thể nhìn thấy con thông qua hình ảnh siêu âm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu hình ảnh túi thai 6 tuần tuổi giúp mẹ biết những gì về con nhé.
Với sự phát triển của công nghệ hiện nay đã cho ra đời nhiều phương pháp siêu âm hiện đại. Các phương pháp này thông qua việc áp dụng sóng âm tần số cao thu thập những hình ảnh đầu tiên của thai nhi khi mẹ bước qua tuần thứ 6 của thai kỳ.
Thông thường khi bào thai được 6 tuần tuổi đã nằm ổn định trong tử cung của người mẹ nên bất kỳ mẹ bầu nào cũng có thể xem hình ảnh túi thai 6 tuần tuổi. Lúc bấy giờ, kích thước thai còn rất nhỏ, dài khoảng 0,6cm. Hình ảnh túi thai 6 tuần tuổi giúp mẹ có thể thấy con trông giống một con nòng nọc với phần đầu lớn hơn phần cơ thể, dáng của thai nhi cong tròn và vẫn còn đuôi. Trên đầu của thai nhi có hai núm nhỏ, hai núm này sẽ phát triển thành tai của con. Các phần khác trên đầu sẽ dần dần hình thành mắt, mũi và các đặc điểm khác trên gương mặt. Trong siêu âm, tim thai của con chỉ có thể nhìn thấy hai ống dẫn máu chưa rõ ràng. Hoặc có thể do tuổi thai chưa chính xác hoặc thai nhi phát triển chậm hơn nên chưa thể nhìn thấy tim thai.
Thai nhi ở tuần thứ 6 là thời điểm đánh dấu bước khởi đầu cho việc theo dõi sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Chính vì vậy, siêu âm thai ở mốc thời gian này là vô cùng quan trọng, hỗ trợ phát hiện những bất thường ở thai nhi nhằm giúp mẹ có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Thông qua hình ảnh túi thai 6 tuần tuổi, mẹ bầu đã có thể nhìn thấy những thay đổi của con trong giai đoạn này. Vậy mẹ bầu ở tuần thứ 6 có những thay đổi như thế nào? Trong giai đoạn đầu của kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, cảm xúc và thể trạng của mẹ bầu có những thay đổi rõ rệt, cụ thể:
Ở tuần thứ 6, các triệu chứng ốm nghén bắt đầu thể hiện mạnh, mẹ bầu thường xuyên phải đối mặt với những cơn buồn nôn, chán ăn và khó chịu. Những cơn nghén xuất hiện dày đặc hơn do tử cung của mẹ đã tăng gấp đôi so với 5 tuần trước đó, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Các triệu chứng ốm nghén sẽ xuất hiện trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ, giảm dần và hết ở tuần thứ 14.
Trong tuần thứ 6 của thai kỳ, tần suất mẹ bầu đi tiểu cũng tăng lên nhiều hơn do khối lượng máu và lượng chất lỏng thận cần xử lý tăng lên nhiều hơn trước. Lượng máu của mẹ bầu ở thời điểm này đã tăng khoảng 10% so với giai đoạn trước thai kỳ, một phần là do kích thước tử cung phát triển, gây áp lực lên bàng quang khiến mẹ bầu muốn đi tiểu thường xuyên hơn.
Lượng hormone trong cơ thể mẹ bầu thay đổi ở tuần thứ 6 khiến tâm trạng mẹ hay thất thường ở giai đoạn này. Đôi lúc mẹ sẽ buồn rầu chốc lát rồi lại vui vẻ, điều này là hết sức bình thường khi mẹ mang thai.
Tình trạng ợ chua và đầy bụng thường xuyên xảy ra trong giai đoạn này. Để cảm thấy dễ chịu hơn, mẹ bầu nên chú ý không ăn những thực phẩm chua, cay và nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, mẹ nên ăn chậm, nhai kỹ, mặc đồ rộng rãi thoáng mát, ăn tối trước khi đi ngủ khoảng 4 tiếng đồng hồ và kê gối cao đầu khi ngủ.
Ngoài những thay đổi nêu trên, ở tuần thứ 6 của thai kỳ, mẹ bầu còn có những thay đổi khác như: Bị đau tức ngực, thường xuyên đau đầu, chướng bụng, tóc trở nên dày và bóng hơn, da mặt bị sạm đen, dịch âm đạo ra nhiều hơn và có màu trắng sữa, tâm trạng lâng lâng.
Khi mẹ mang thai ở tuần thứ 6, mẹ nên lên kế hoạch xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho cả mẹ lẫn thai nhi. Ở giai đoạn này, ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cho cả hai mẹ con. Theo khuyến nghị, lượng calo mỗi ngày cần cung cấp cho mẹ bầu có cân nặng trung bình và sức khỏe tốt là 2000 calo. Bên cạnh đó, thực đơn của mẹ nên đa dạng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như cá, trứng, thịt nạc, rau xanh, các loại củ, quả,... Mẹ bầu cũng nên chú ý bổ sung axit folic, sắt, vitamin D, canxi,... từ các loại rau xanh, sữa chua, hạt, thịt bò, sữa và các sản phẩm làm từ sữa.
Trong sinh hoạt hằng ngày, mẹ bầu cần chú ý những điều sau:
Hơn hết, để cả mẹ bầu lẫn thai nhi đều khỏe mạnh thì các bậc cha mẹ cần hiểu rõ dấu hiệu sớm khi mang thai, ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ. Các mẹ cần khám thai lần đầu kịp thời, khám đúng và đủ, không khám quá sớm hoặc quá muộn. Ngoài ra, mẹ nên thực hiện sàng lọc dị tật thai nhi tuần thứ 12 nhằm phát hiện những dị tật nguy hiểm có thể can thiệp sớm. Các mẹ cần phân biệt được chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo do bệnh lý để can thiệp dữ thai kịp thời. Thực hiện sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ để tránh những rủi ro nguy hiểm trước và sau khi sinh con.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về hình ảnh túi thai 6 tuần tuổi giúp mẹ biết những gì. Thông qua hình ảnh túi thai 6 tuần tuổi, mẹ có thể hiểu hơn về sự phát triển của con tại giai đoạn này. Các mẹ nên chú ý về chế độ dinh dưỡng cũng như những sinh hoạt thường ngày để cả mẹ lẫn thai nhi đều khỏe mạnh và thường xuyên khám thai định kỳ để kiểm tra trạng thái sức khỏe của con nhé.
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/thai-6-tuan-a2624.html