Cúm A H5N1 ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm được gây ra bởi sự xâm nhập của virus. Bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch với tỷ lệ tử vong cao nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
Cúm A H5N1 ở trẻ em (Cúm A (H5), cúm gia cầm) là một bệnh lý có chuyển biến nhanh chóng do virus H5N1 gây ra. Bệnh có nguy cơ xuất hiện biến chứng cao và tỷ lệ tử vong lên đến 60%. Trẻ em, thanh niên, người già, người có hệ miễn dịch suy giảm là những đối tượng dễ mắc bệnh và tử vong do cúm A H5N1. Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, từ năm 2003 cho đến nay, nước ta đã ghi nhận 128 trường hợp cúm A H5N1 ở người, trong đó có 64 ca tử vong.
Bệnh phát triển theo 3 giai đoạn:
Hiện nay, bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng ngừa. Người bệnh cần phải thực hiện các biện pháp cách ly để giảm nguy cơ bệnh lây nhiễm nhanh chóng, tạo thành dịch cúm A H5N1. (1)
Virus H5N1 là một chủng virus thuộc nhóm virus cúm A, họ Orthomyxoviridae. Theo nghiên cứu, chủng virus này có thể sống khá lâu ở môi trường bên ngoài: trong nhiều năm khi môi trường đóng băng, ít nhất 35 ngày khi môi trường có nhiệt độ 4 độ và ít nhất 6 ngày khi môi trường có nhiệt độ 37 độ. Virus chỉ có thể bị tiêu diệt ở môi trường có nhiệt độ từ 70 độ C trở lên.
Hơn nữa, virus H5N1 có khả năng đột biến nhanh chóng, chứa gen của nhiều loài động vật khác nhanh nên chúng có thể tái tổ hợp từ nhiều gen virus và lây truyền trực tiếp từ người sang người. (2)
Tuy nhiên, phần lớn trẻ bị lây nhiễm virus H5N1 chủ yếu được lây nhiễm trực tiếp từ gia cầm sang người do:
Trẻ em có sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu, vì vậy, trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh khi bị các loại virus có tính độc cao tấn công, điển hình như virus H5N1. Hơn nữa, trẻ đang trong giai đoạn phát triển, tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh nên chúng thường rất hiếu động và tò mò nhưng trẻ vẫn chưa có ý thức phòng bệnh cao như người lớn. Thêm vào đó, đa số trẻ rát yêu thích động vật, nên chúng sẽ rất thích chơi cùng các vật nuôi trong nhà, trong đó có gà, vịt,….Chính vì điều này, trẻ rất dễ bị nhiễm virus gây bệnh cúm A H5N1 khi môi trường hoặc vật nuôi có chứa virus.
Ngoài ra, các loại thực phẩm, chế phẩm từ gia cầm, thủy cầm luôn là nguồn dưỡng chất bổ dưỡng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, bố mẹ thường cho trẻ ăn nhiều thức ăn được chế biến từ chúng nhưng trong một số trường hợp bố mẹ vô tình cho trẻ ăn phải sản phẩm có chứa virus, khiến trẻ mắc bệnh cúm A (H5).
Phần lớn các triệu chứng ban đầu của cúm A H5N1 khá giống với triệu chứng của cảm cúm thông thường, gồm:
Để chẩn đoán cúm A H5N1 ở trẻ em, đầu tiên bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ thực hiện một số xét nghiệm để tìm kiếm sự hiện diện của H5N1. Một số bệnh phẩm có thể được sử dụng để xét nghiệm gồm: máu tĩnh mạch, dịch họng/mũi, dịch hút phế quản, mẫu sinh thiết phổi, phế quản hoặc mô phổi sau tử vong.
Các kỹ thuật xét nghiệm thường được sử dụng trong chẩn đoán cúm A H5N1 gồm:
Đối với các trường hợp trẻ bị cúm A H5N1, bệnh nhi cầu được chăm sóc và điều trị càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 48h kể từ khi bệnh có biểu hiện ra ngoài. Thuốc kháng virus oseltamivir (Tamiflu) và zanamivir (Relenza) là hai loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để làm giảm mức độ nguy hiểm của bệnh, từ đó, giảm nguy cơ tử cho trẻ.
Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng thêm một số loại thuốc khác như thuốc hạ sốt (nếu trẻ sốt cao), thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm corticosteroid (nếu bệnh có dấu hiệu động nhiễm khuẩn),….Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu xuất hiện biến chứng, bác sĩ sẽ điều trị cúm A H5N1 kết hợp với điều trị biến chứng như hỗ trợ hô hấp, điều trị suy tạng,…
Để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm A H5N1, bố mẹ cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ, gồm:
Cúm A H5N1 có thể trở nên nghiêm trọng, khó điều trị và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của trẻ khi không được phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời. Những biến chứng thường gặp do cúm A H5N1 gây ra gồm:
Vì vậy, khi trẻ có các triệu chứng của cúm A H5N1 hoặc nghi ngờ đã nhiễm virus H5N1, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và có phương pháp can thiệp sớm. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp quá trình điều trị cúm A H5N1 có tiên lượng tốt hơn, giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng cho trẻ.
Bên cạnh việc tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ, việc chăm sóc trẻ bị cúm A H5N1 đúng cách sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng, rút ngắn thời gian nhiễm bệnh. Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ mắc bệnh gồm:
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
Cúm A H5N1 ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ gây biến chứng, đe dọa tính mạng của trẻ cao. Vì vậy, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và trang bị cho mình những thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc trẻ bị cúm A H5N1 là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/benh-h5n1-a2482.html