Trà sữa ô long là món đồ uống “best seller” ở các tiệm trà sữa ngày nay. Cách pha trà sữa ô long tại nhà có khó không? Nguyên liệu pha chế trà sữa ô long là gì? Hãy tham khảo hướng dẫn cách làm trà sữa ngon tại bài viết này nhé.
Trà sữa ô long kết hợp với topping
Trà ô long hay còn gọi là trà oolong, là một trong những loại trà nổi tiếng trên thế giới. Trà oolong có mức oxy hóa dao động từ 8 - 80%. Trà ô long được chế biến từ cây trà (cây chè) với tên khoa học là Camellia Sinensis, thuộc họ chè (Theaceae). Lá trà ô long dạng cuộn tròn, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vào những năm 80 của thế kỷ 20, trà ô long du nhập vào Việt Nam và được trồng nhiều ở Lâm Đồng. Khu vực Cầu Đất có địa hình cao hơn so với mực nước biển là 1650m, là địa điểm lý tưởng để trồng trọt trà ô long thơm ngon.
Với hương vị phong phú, vị chát và ngọt hậu đặc trứng, trà ô long được ứng dụng trong nhiều món thức uống hiện đại. Màu sắc trà ô long ngã vàng nhạt rất dễ dàng kết hợp với nhiều nguyên liệu pha chế khác.
Trà ô long được chứng minh là một trong những thức uống ngon, bổ dưỡng cho sức khỏe và sắc đẹp. Theo Đông Y, trà ô long có vị ngọt đắng, tính mát, nhập 5 kinh: tâm, can, tỳ, phế, thận. Nhờ vậy, uống trà ô long có thể tả hạ, thanh nhiệt, giải độc… rất tốt.
Nhờ quy trình bán lên men, lượng men của trà ô long rất tốt cho những người bị mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, hay những ai có triệu chứng về gan, thận.
Trà ô long nguyên lá (Ảnh: Internet)
Hàm lượng Polyphenol cao có tác dụng tăng cường các enzyme ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do, hạn chế tế bào ung thư phát triển và ngăn chặn quá trình lão hóa sớm.
Đặc biệt, uống trà còn kiềm chế được sự thèm ăn khiến cơ thể không hấp thu nhiều chất béo, mà còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng và đốt cháy cao hơn.
Đây được xem là bước quan trọng để đánh thức hương vị của trà, đồng thời loại bỏ các bụi bẩn còn sót trên lá trà. Bạn dùng nước sôi ở 90 độ C và rót vào lá trà một ít. Sau đó lắc nhẹ để các tạp chất được loại bỏ và đổ phần nước rửa trà.
Rửa trà để đánh thức mùi hương và loại bỏ bụi bẩn
Sau khi trà đã được rửa sơ, bạn châm thêm 200ml nước sôi 90 độ C để bắt đầu ủ trà. Thời gian ủ trà lý tưởng từ 5 - 8 phút. Tiếp đến, bạn lọc trà qua rây để lấy phần nước cốt trà pha trà sữa ô long.
Cho 80ml nước cốt trà ô long, 80gr bột sữa, 30gr đường cát vào cốc thủy tinh và dùng muỗng khuấy đều. Nếu lần đầu pha trà sữa, thì bạn đổ từ từ bột sữa vào cốc, khuấy đều để bột sữa không bị vón cục nhé.
Thành phẩm trà sữa ô long
Khi hỗn hợp đã hòa tan hoàn toàn, bạn cho vào shaker, thêm đá viên và lắc đều để trà sữa có hương vị thơm ngon hơn.
Cuối cùng, bạn rót trà sữa ra cốc và thêm topping lên trên bề mặt. Giờ thì thưởng thức ly trà sữa ô long béo thơm nào!
Với hướng dẫn cách làm trà sữa ô long, bạn có thể thay thế các loại trà khác như trà đen, trà nhài… là có ngay hương vị trà sữa khác nhau nữa đấy. Trong quá trình pha chế trà sữa lần đầu, bạn sẽ khá lúng túng từ các khâu lựa chọn nguyên liệu, thời gian ủ trà… Tại sao bạn không tham khảo khóa học pha chế trà sữa tại Hướng Nghiệp Á Âu. Chỉ từ 1 buổi học, bạn sẽ nắm bắt được cách làm trà sữa tại nhà hoặc kinh doanh và thực hành ngay tại lớp học.
Hơn nữa, lớp học sẽ chia sẻ nhiều kinh nghiệm làm trà sữa ngon, cách chọn nguyên liệu pha chế, sơ chế các loại topping trà sữa hấp dẫn, tiết kiệm chi phí. Mọi thông tin chi tiết, mời bạn gọi đến hotline 1800 6148 hoặc 1800 2027 (miễn phí) để được hỗ trợ tư vấn nhé.
Tiếp theo, mời bạn tham khảo bài viết cách làm trà sữa than tre tại website của chúng tôi ngay nhé.
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/tra-sua-o-long-a2464.html